Nga và Ukraine chạy đua tập hợp binh lực, xung đột sẽ leo thang trong năm 2024?

VOV.VN - Việc cả Nga và Ukraine đều tăng cường đầu tư vào các nguồn lực để chuẩn bị cho những cuộc chiến ác liệt hơn trong tương lai, cho thấy hai bên khó có khả năng tiến hành bất cứ cuộc đàm phán nào để chấm dứt xung đột hoặc đồng ý ngừng bắn.

Nhân tố tác động đến cuộc xung đột năm 2024

Ở giai đoạn đầu năm 2023, các nước phương Tây và giới chức Ukraine từng hy vọng cuộc phản công của Kiev sẽ làm thay đổi cục diện cuộc xung đột và từng bước mang lại lợi thế cho họ trên chiến trường. Nhưng đến nay, nhiều nhà phân tích cho rằng, điều đó đã không xảy ra và triển vọng Ukraine có thể tạo ra bước đột phá lớn vào năm 2024 cũng rất khó khăn.

Theo dự đoán, giao tranh ác liệt có thể tiếp tục diễn ra trong năm 2024, nhưng quân đội Ukraine khó có thể tiến hành thêm bất cứ cuộc phản công nào. Trong khi đó, Nga được cho là sẽ tập trung vào việc củng cố quyền kiểm soát các vùng lãnh thổ mà nước này đã nắm giữ, đặc biệt là ở miền Đông Ukraine.

Trên chiến trường, các chuyên gia quân sự cho rằng, quỹ đạo cuộc xung đột trong năm 2024 sẽ chủ yếu được quyết định bởi Mỹ - quốc gia nằm cách xa hàng ngàn dặm, nhưng là nước viện trợ quân sự lớn nhất của Ukraine. Vẫn chưa rõ liệu các khoản tài trợ của Mỹ dành cho Ukraine có sụt giảm trong thời gian tới, khi cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ đến gần hay không.

“Xung đột luôn tiềm ẩn những điều không chắc chắn. Nga hoặc Ukraine có thể giành chiến thắng. Nhưng hiện tại, cả hai bên đều đạt được rất ít lợi ích trong năm 2023”, ông Stephen Twitty, cựu Phó Chỉ huy Bộ Tư lệnh châu Âu của Mỹ, hiện là thành viên cấp cao tại Trung tâm Phân tích chính sách châu Âu (CEPA) nhận định.

“Nếu không bên nào giành được chiến thắng rõ ràng thì sẽ có sự bế tắc và tiếp theo là một cuộc xung đột đóng băng trong tương lai. Theo quan điểm của tôi, điều có thể làm thay đổi cục diện xung đột là viện trợ của phương Tây. Nếu Ukraine không được tiếp tế, không được tái cấp vốn và không nhận được vũ khí, thiết bị bổ sung thì lợi thế có thể nghiêng hoàn toàn về phía Nga”, ông Twitty lưu ý.

Cách đây một năm, sự hỗ trợ của phương Tây dành cho Ukraine rất vững chắc, với việc NATO cam kết viện trợ cho Kiev “chừng nào còn cần thiết” để giúp nước này đối phó với các cuộc tấn công của Nga. Nhưng sang đến mùa Hè, Ukraine đã phải đối mặt với thách thức lớn khi cố gắng vượt qua các tuyến phòng thủ kiên cố của Nga dọc theo khu vực tiền tuyến trải dài gần 1.000 km về phía Nam và phía Đông đất nước.

Sau khi giành quyền kiểm soát một số ngôi làng, cả Nga và Ukraine bị cuốn vào các trận chiến tiêu hao mà không bên nào đạt được lợi ích đáng kể. Giới chức Ukraine phải thừa nhận không thể tạo ra bước đột phá lớn trong cuộc phản công. Tuy nhiên Kiev cho rằng họ đã đạt được những bước tiến quan trọng ở các khu vực khác như Biển Đen, với các cuộc tấn công táo bạo vào căn cứ và tài sản của Nga ở Crimea, khiến hải quân Nga phải rút một số lượng lớn tàu chiến ra khỏi Sevastopol.

Điều kiện thời tiết đang ngày càng trở nên khắc nghiệt hơn tại Ukraine. Bùn lầy, mưa lạnh, băng và tuyết khiến hoạt động tấn công, trinh sát trở nên khó khăn hơn. Tuy vậy, các trận đánh ác liệt vẫn diễn ra, đặc biệt là ở khu vực xung quanh thành phố Bakhmut và Avdiivka, miền Đông Ukraine – nơi Nga đẩy mạnh hoạt động tấn công và đã đạt được một số tiến bộ.

Các nhà phân tích tại Viện Nghiên cứu Chiến tranh (ISW) có trụ sở tại Washington lưu ý Nga nhiều khả năng sẽ phát động những cuộc tấn công lớn ở các khu vực khác trên mặt trận, trong giai đoạn thời tiết khó khăn nhất trong mùa đông, nhằm giành thế chủ động trước cuộc bầu cử tổng thống Nga dự kiến diễn ra vào tháng 3/2024. Còn Ukraine sẽ thiết lập và củng cố các vị trí phòng thủ để bảo toàn nguồn lực cho các nỗ lực tấn công trong tương lai.

Sau cuộc phản công thất bại, Ukraine đã chuyển hướng sang chiến lược phòng thủ. Một tướng cấp cao của quân đội Ukraine cảnh báo rằng, Kiev đang phải đối mặt với tình trạng thiếu pháo binh và buộc phải cắt giảm hoạt động quân sự vì thiếu sự hỗ trợ từ nước ngoài.

Viện trợ và chính trị

Cuộc xung đột kéo dài suốt 1 năm qua đang bào mòn các nguồn lực quân sự của phương Tây, đồng thời làm suy giảm ý chí chính trị của Mỹ và châu Âu trong việc duy trì viện trợ quân sự cho Ukraine. Nguồn tài trợ liên tục cho Ukraine có thể không còn được đảm bảo vào năm 2024 khi cuộc bầu cử Mỹ diễn ra, dự kiến sẽ kéo theo nhiều thay đổi lớn. Hiện giờ, mọi sự chú ý đang đổ dồn vào cựu Tổng thống Donald Trump - ứng viên của đảng Cộng hòa – người đã hối thúc cắt giảm viện trợ cho Ukraine. Theo giới phân tích, phần lớn triển vọng của Ukraine phụ thuộc vào kết quả cuộc bỏ phiếu tại Mỹ.

Samuel Cranny-Evans, nhà phân tích quân sự tại Royal United Services Institute, tổ chức tư vấn có trụ sở tại London cho rằng: “Một trong những yếu tố quan trọng là mức độ phụ thuộc của Ukraine vào Mỹ. Nếu cuộc bầu cử ở Mỹ không diễn ra theo hướng có lợi cho Ukraine và EU không tiếp tục thể hiện quyết tâm tăng cường viện trợ thì rất khó có một kịch bản lạc quan cho Ukraine trong năm 2024”.

Nhiều thành viên đảng Cộng hòa đã lên tiếng phản đối nỗ lực của chính phủ Mỹ nhằm tiếp tục viện trợ cho Ukraine suốt nhiều tháng qua. Những lời chỉ trích cũng xuất hiện tại một số quốc gia khác ở Đông Âu. Tuy vậy, vẫn có ý kiến bày tỏ sự lạc quan. Cựu Đại sứ Mỹ tại NATO Kurt Volker cho rằng các gói viện trợ của Mỹ và EU dành cho Ukraine sẽ được phê duyệt vào tháng 1/2024, và khoản tài trợ này sẽ giúp Ukraine vượt qua thách thức về mặt quân sự thêm một năm nữa. Ông Volker lưu ý, gói viện trợ phải bao gồm các loại vũ khí tiên tiến hơn cho Ukraine, như máy bay chiến đấu F-16.

Kịch bản trong năm 2024

Nga đang thể hiện quyết tâm trụ vững trong một cuộc xung đột tiêu hao kéo dài tại Ukraine, và có khả năng điều động thêm hàng trăm nghìn binh sỹ tham chiến. Trong cuộc họp báo cuối năm, Tổng thống Putin cho biết, Nga hiện có 617.000 binh sỹ đang chiến đấu ở Ukraine. Trước đó vào đầu tháng 12, ông Putin đã ký sắc lệnh tăng thêm 170.000 binh sỹ trong lực lượng vũ trang Nga, nâng tổng quân số lên đến 1,32 triệu người. Ngoài ra, Moscow cũng tăng cường chi tiêu quân sự trong năm 2024, đồng thời yêu cầu tổ hợp công nghiệp-quốc phòng đẩy mạnh sản xuất vũ khí, từ máy bay không người lái đến máy bay chiến đấu.

Trong khi đó, Ukraine cũng đang chạy nước rút. Bộ Quốc phòng Ukraine tuần trước cho biết mục tiêu chính của nước này vào năm 2024 là thúc đẩy ngành công nghiệp quốc phòng trong nước trong bối cảnh nguồn viện trợ của phương Tây sụt giảm. Ukraine cũng thay đổi luật tòng quân, tăng cường trang bị và huấn huyện cho các binh sỹ. Tổng thống Ukraine Zelenskyy tuần trước cho biết quân đội nước này đã yêu cầu bổ sung tới 500.000 lính nghĩa vụ.

Việc cả Nga và Ukraine đều tăng cường đầu tư vào các nguồn lực để chuẩn bị cho những cuộc chiến ác liệt hơn trong tương lai, cho thấy hai bên khó có khả năng tiến hành bất cứ cuộc đàm phán nào để chấm dứt xung đột hoặc đồng ý ngừng bắn. Theo giới phân tích, không bên nào muốn tham gia đàm phán nếu họ không giành được ưu thế trên chiến trường.

Ông Mario Bikarski, nhà phân tích tại tổ chức Economist Intelligence Unit nhận định: “Trong trường hợp đảng Cộng hòa giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2024, thì nguồn tài trợ cho Ukraine chắc chắn sẽ bị cắt giảm đáng kể và khi đó áp lực đàm phán đối với Ukraine sẽ gia tăng”.

“Ukraine không muốn đàm phán, nhưng trong hoàn cảnh đó họ sẽ không có lựa chọn nào khác trước sức ép của phương Tây. Câu hỏi tiếp theo là liệu Nga có sẵn sàng đàm phán hay không, bởi một khi phương Tây ngừng hỗ trợ Ukraine, Nga có thể coi đó là cơ hội để đạt được nhiều lợi ích hơn”.

Theo các chuyên gia quốc phòng, một trong những kịch bản nhiều khả năng xảy ra nhất trong năm 2024 là các bên sẽ tiếp tục cường độ giao tranh như ở thời điểm hiện tại và đôi khi cuộc chiến sẽ rơi vào bế tắc vì không bên nào đạt được bước tiến lớn trên thực địa hoặc giành những vùng lãnh thổ rộng lớn.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Hé lộ "pháo đài bọc thép" di động Nga sử dụng trong xung đột với Ukraine
Hé lộ "pháo đài bọc thép" di động Nga sử dụng trong xung đột với Ukraine

VOV.VN - Quân đội Nga được cho là sẽ sớm triển khai các đoàn tàu bọc thép ra tiền tuyến trong thời gian tới. Một số hình ảnh được chia sẻ trên các trang truyền thông đã tiết lộ hoạt động huấn luyện của các trung đoàn trên các phương tiện đường sắt quân sự này.

Hé lộ "pháo đài bọc thép" di động Nga sử dụng trong xung đột với Ukraine

Hé lộ "pháo đài bọc thép" di động Nga sử dụng trong xung đột với Ukraine

VOV.VN - Quân đội Nga được cho là sẽ sớm triển khai các đoàn tàu bọc thép ra tiền tuyến trong thời gian tới. Một số hình ảnh được chia sẻ trên các trang truyền thông đã tiết lộ hoạt động huấn luyện của các trung đoàn trên các phương tiện đường sắt quân sự này.

Nga bắn rơi 4 chiến đấu cơ Ukraine, Kiev tập kích kho đạn dược của Nga
Nga bắn rơi 4 chiến đấu cơ Ukraine, Kiev tập kích kho đạn dược của Nga

VOV.VN - Nga ngày 24/12 tuyên bố đã bắn hạ 4 máy bay chiến đấu và nhiều máy bay không người lái của Ukraine, đồng thời phá hủy vũ khí của đối phương, trong khi phía Ukraine tuyên bố đã phá hủy kho đạn dược và tấn công các điểm tập trung của quân đội Nga.

Nga bắn rơi 4 chiến đấu cơ Ukraine, Kiev tập kích kho đạn dược của Nga

Nga bắn rơi 4 chiến đấu cơ Ukraine, Kiev tập kích kho đạn dược của Nga

VOV.VN - Nga ngày 24/12 tuyên bố đã bắn hạ 4 máy bay chiến đấu và nhiều máy bay không người lái của Ukraine, đồng thời phá hủy vũ khí của đối phương, trong khi phía Ukraine tuyên bố đã phá hủy kho đạn dược và tấn công các điểm tập trung của quân đội Nga.

Hạm đội Biển Đen Nga diễn tập đánh chặn UAV tấn công Sevastopol
Hạm đội Biển Đen Nga diễn tập đánh chặn UAV tấn công Sevastopol

VOV.VN - Hạm đội Biển Đen của Nga ngày 24/12 công bố video ghi lại cảnh các thủy thủ đoàn của nước này tiến hành diễn tập bắn hạ máy bay không người lái (UAV) đang cố gắng tấn công các cơ sở quân sự và dân sự ở Sevastopol, thuộc bán đảo Crimea.

Hạm đội Biển Đen Nga diễn tập đánh chặn UAV tấn công Sevastopol

Hạm đội Biển Đen Nga diễn tập đánh chặn UAV tấn công Sevastopol

VOV.VN - Hạm đội Biển Đen của Nga ngày 24/12 công bố video ghi lại cảnh các thủy thủ đoàn của nước này tiến hành diễn tập bắn hạ máy bay không người lái (UAV) đang cố gắng tấn công các cơ sở quân sự và dân sự ở Sevastopol, thuộc bán đảo Crimea.

Khoảnh khắc UAV tự sát Nga bắn cháy tàu chiến Gyurza-M của Ukraine
Khoảnh khắc UAV tự sát Nga bắn cháy tàu chiến Gyurza-M của Ukraine

VOV.VN - Bộ Quốc phòng Nga ngày 24/12 công bố video cho thấy các lực lượng nước này sử dụng UAV phá hủy một tàu chiến bọc thép cỡ nhỏ lớp Gyurza-M của Hải quân Ukraine.

Khoảnh khắc UAV tự sát Nga bắn cháy tàu chiến Gyurza-M của Ukraine

Khoảnh khắc UAV tự sát Nga bắn cháy tàu chiến Gyurza-M của Ukraine

VOV.VN - Bộ Quốc phòng Nga ngày 24/12 công bố video cho thấy các lực lượng nước này sử dụng UAV phá hủy một tàu chiến bọc thép cỡ nhỏ lớp Gyurza-M của Hải quân Ukraine.

Súng cối 2B11 của Nga khai hỏa bắn nổ xe bọc thép Ukraine
Súng cối 2B11 của Nga khai hỏa bắn nổ xe bọc thép Ukraine

VOV.VN - Bộ Quốc phòng Nga mới đây đã công bố video cho thấy biệt đội súng cối của đơn vị trinh sát thuộc nhóm chiến đấu Zapad phá hủy 2 xe bọc thép của Ukraine tại khu vực Kupiansk.

Súng cối 2B11 của Nga khai hỏa bắn nổ xe bọc thép Ukraine

Súng cối 2B11 của Nga khai hỏa bắn nổ xe bọc thép Ukraine

VOV.VN - Bộ Quốc phòng Nga mới đây đã công bố video cho thấy biệt đội súng cối của đơn vị trinh sát thuộc nhóm chiến đấu Zapad phá hủy 2 xe bọc thép của Ukraine tại khu vực Kupiansk.

Nga dồn lực vây ép Ukraine trên mọi mặt trận, quyết giành thế áp đảo
Nga dồn lực vây ép Ukraine trên mọi mặt trận, quyết giành thế áp đảo

VOV.VN - Nga đang đạt được những tiến bộ quan trọng vào thời điểm chính phủ Ukraine phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức nhất. Hiện Moscow đang nỗ lực vây ép Ukraine trên mọi mặt trận để giành thế áp đảo.

Nga dồn lực vây ép Ukraine trên mọi mặt trận, quyết giành thế áp đảo

Nga dồn lực vây ép Ukraine trên mọi mặt trận, quyết giành thế áp đảo

VOV.VN - Nga đang đạt được những tiến bộ quan trọng vào thời điểm chính phủ Ukraine phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức nhất. Hiện Moscow đang nỗ lực vây ép Ukraine trên mọi mặt trận để giành thế áp đảo.