Nhân tố then chốt quyết định lập trường cứng rắn của ECOWAS đối với Niger

VOV.VN - Sau khi đảo chính xảy ra tại Niger, ECOWAS đã vạch ra ranh giới đỏ, thể thiện lập trường cứng rắn hơn so với các cuộc đảo chính Mali, Burkina Faso và Guinea. Nigeria được cho là nhân tố then chốt trong vấn đề này.

Lập trường cứng rắn của ECOWAS

Cuộc đảo chính tại Niger đã khiến một trong những quốc gia nghèo nhất trên thế giới trở thành tâm điểm chú ý của dư luận quốc tế. Vào ngày 26/7, Tướng Abdourahamane Tchiani - chỉ huy Lực lượng Bảo vệ Tổng thống Niger đã lật đổ Tổng thống đương nhiệm Mohamed Bazoum với lý do "tình hình an ninh ngày càng xấu đi". Chính quyền quân sự nhanh chóng lên nắm quyền, bắt giữ tổng thống và đóng cửa biên giới.

Trước khi đảo chính xảy ra, Niger đã đối mặt với nhiều vấn đề như tình trạng nghèo đói và các cuộc tấn công khủng bố. Khi lên nắm quyền vào năm 2021, Tổng thống Bazoum đã kế thừa một tình thế mà ông khó có có thể cải thiện được trong thời gian ngắn.

Để chống lại các phần tử thánh chiến, Bazoum đã đưa ra một loạt sáng kiến bao gồm thúc đẩy các thỏa thuận hòa bình địa phương giữa các cộng đồng, các dự án phát triển cho những khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi bạo lực, tái hòa nhập cộng đồng cho những đối tượng khủng bố, kêu gọi các nhà hoạt động vì hòa bình thuyết phục cộng đồng hợp tác với chính quyền và quay lưng lại với các nhóm vũ trang, Nhưng chiến lược này đã bị chỉ trích ở Niger, đặc biệt là trong lực lượng quốc phòng và an ninh.

Một trong những lập luận được chính quyền quân sự đưa ra là chính phủ đã thất bại trong việc đối phó chủ nghĩa khủng bố và cần phải có cách tiếp cận khác để ngăn chặn bạo lực thánh chiến.

Gần một tháng sau cuộc đảo chính, các nỗ lực nhằm tìm kiếm giải pháp ngoại giao đạt được rất ít tiến triển. Tổng thống Mohamed Bazoum vẫn bị giam giữ và nguy cơ can thiệp quân sự từ Cộng đồng kinh tế Tây Phi (ECOWAS) ngày càng lớn hơn. Cuộc đảo chính đe dọa không chỉ nền dân chủ ở Niger mà còn ảnh hưởng tới uy tín của ECOWAS – một khối gồm 15 thành viên, cam kết đóng vai trò trung tâm trong các nỗ lực giải quyết tình trạng bế tắc và khôi phục trật tự hiến pháp Nigeria. Dù tiếp tục theo đuổi con đường ngoại giao nhưng ECOWAS cho biết đã ấn định ngày “D-Day” – tức ngày can thiệp quân sự vào Niger.

Nhóm này đã vạch ra một ranh giới đỏ ở Niger, thể thiện rõ lập trường cương quyết hơn so với các cuộc đảo chính Mali, Burkina Faso và Guinea.

Nigeria – nhân tố then chốt

Khi được bầu làm Chủ tịch ECOWAS vào tháng 7, Tổng thống Nigeria Bola Ahmed Tinubu cam kết sẽ “không cho phép xảy ra hết cuộc đảo chính này đến cuộc đảo chính khác”. Ebenezer Obadare, thành viên cao cấp về nghiên cứu châu Phi tại Hội đồng quan hệ đối ngoại cho rằng, lập trường cứng rắn của ông Tinubu bắt nguồn từ nhiều yếu tố, trong đó yếu tố quan trọng nhất là tránh tình huống tương tự sẽ diễn ra ở Nigeria – quốc gia đông dân nhất châu Phi.

Các nhà phân tích cho rằng, thời điểm này đánh dấu một cột mốc quan trọng đối với địa chính trị nội bộ châu Phi. Tatiana Smirnova, nhà nghiên cứu tại Trung tâm FrancoPaix về giải quyết xung đột và sứ mệnh hòa bình nhận định: “Đối với Nigeria, rủi ro là rất lớn. Ở một mức độ nào đó, tình hình tại Niger sẽ tác động đến tương lai nước này”.

Dù cuộc khủng hoảng ở Niger là vấn đề nội bộ của châu Phi, nhưng đã được xem xét như một phần của cuộc cạnh tranh lớn hơn giữa các nước phương Tây và Nga. Nếu như Niger hợp tác chặt chẽ với phương Tây, cho phép các binh sỹ Pháp và Mỹ đồn trú như một phần của nỗ lực chống khủng bố, thì một số quốc gia châu Phi khác lại chào đón Nga. Theo bà Tatiana Smirnova, những lợi ích và rủi ro chồng chéo của các nước đã khiến châu Phi bị phân cực, làm phức tạp thêm các nỗ lực hòa giải.

Khi được thành lập vào năm 1975, ECOWAS được thiết kế để thúc đẩy mối quan hệ kinh tế và tiền tệ trong khu vực. Nhưng phạm vi của khối đã mở rộng đáng kể trong những thập kỷ gần đây, bắt đầu bằng sự can thiệp vũ trang vào cuộc nội chiến ở Sierra Leone và Liberia những năm 1990, trong đó có các hoạt động an ninh và quân sự.

Hiện đang có sự chia rẽ trong nội bộ ECOWAS về kế hoạch can thiệp quân sự vào Niger. Các nhà lãnh đạo Nigeria, Benin, Senegal và Bờ Biển Ngà đã bày tỏ sự ủng hộ với lý do cuộc đảo chính ở Niger đang đặt ra mối đe dọa nghiêm trọng mà họ muốn ngăn chặn. Trái lại, Quốc đảo Cape Verde phản đối sự can thiệp, còn tổng thống Cộng hòa Togo tập trung thúc đẩy đối thoại.

Ông Rahmane Idrissa, một nhà nghiên cứu cấp cao tại Trung tâm Nghiên cứu châu Phi tại Đại học Leiden ở Hà Lan cho rằng, can thiệp quân sự có lẽ là điều không thể tránh khỏi và lời cảnh báo của ECOWAS sẽ giúp họ gia tăng đòn bẩy trong các cuộc đàm phán. Trái lại J. Peter Pham - thành viên của Hội đồng Đại Tây Dương, lập luận rằng ECOWAS đã “chơi quá tay” khi đe dọa làm điều mà họ chưa lên kế hoạch hoặc chưa tính toán đầy đủ.

Theo nhà phân tích này, để đạt được mục đích, lực lượng can thiệp sẽ phải có quân số đông gấp ba lần quân đội Niger. “Không ai đưa ra con số cụ thể”, chuyên gia J. Peter Pham nhấn mạnh, đồng thời gọi cho rằng ECOWAS đang sa chân vào một cái bẫy do chính họ đặt ra.  “Quy tắc ngoại giao cơ bản là không bao giờ đưa ra lời hứa hay lời đe dọa mà bạn không có đủ khả năng thực hiện và chưa sẵn sàng thực hiện”.

Nếu Nigeria dẫn đầu hành động can thiệp quân sự của ECOWAS vào Niger thì điều này có nguy cơ khiến xung đột leo thang vượt ngoài tầm kiểm soát và thậm chí có thể khiến các nhóm vũ trang lợi dụng tình hình để xâm nhập vào quốc gia này từ phía Niger.

Một nhà phân tích Nigeria cho biết, quân đội Nigeria đang trong tình thế “căng như dây đàn” khi thiếu vũ khí và phải chiến đấu với các nhóm vũ trang đang gây ra những cuộc tấn công trên khắp khu vực miền Bắc và miền Trung trong một năm qua. Họ phải chống lại các phần tử thành chiến, chống lại các tay súng Boko Haram, nhưng họ vẫn chưa giải quyết được các vấn đề đó”. Trong trường hợp, ECOWAS can thiệp quân sự vào Niger, thì mối đe dọa từ các nhóm khủng bố và các nhóm thánh chiến có thể tăng lên gấp bội.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Mỹ có nguy cơ mất quyền kiểm soát căn cứ quân sự chủ chốt tại Niger
Mỹ có nguy cơ mất quyền kiểm soát căn cứ quân sự chủ chốt tại Niger

VOV.VN - Mỹ có nguy cơ mất quyền kiểm soát căn cứ máy bay không người lái lớn ở khu vực Agadez thuộc Niger sau cuộc đảo chính tại quốc gia này vào cuối tháng 7 vừa qua, Intellinews đưa tin.

Mỹ có nguy cơ mất quyền kiểm soát căn cứ quân sự chủ chốt tại Niger

Mỹ có nguy cơ mất quyền kiểm soát căn cứ quân sự chủ chốt tại Niger

VOV.VN - Mỹ có nguy cơ mất quyền kiểm soát căn cứ máy bay không người lái lớn ở khu vực Agadez thuộc Niger sau cuộc đảo chính tại quốc gia này vào cuối tháng 7 vừa qua, Intellinews đưa tin.

Khủng hoảng Niger diễn biến thế nào kể từ sau đảo chính?
Khủng hoảng Niger diễn biến thế nào kể từ sau đảo chính?

VOV.VN - Sau cuộc đảo chính lật đổ Tổng thống Mohamed Bazoum đêm 26/7, Niger đã trải qua nhiều bước ngoặt quan trọng. Hiện nay, những nỗ lực đàm phán giữa ECOWAS và chính quyền quân sự nước này tiếp tục rơi vào bế tắc, đẩy cao nguy cơ xung đột vũ trang.

Khủng hoảng Niger diễn biến thế nào kể từ sau đảo chính?

Khủng hoảng Niger diễn biến thế nào kể từ sau đảo chính?

VOV.VN - Sau cuộc đảo chính lật đổ Tổng thống Mohamed Bazoum đêm 26/7, Niger đã trải qua nhiều bước ngoặt quan trọng. Hiện nay, những nỗ lực đàm phán giữa ECOWAS và chính quyền quân sự nước này tiếp tục rơi vào bế tắc, đẩy cao nguy cơ xung đột vũ trang.

Đàm phán thất bại phủ bóng đen lên tình hình Niger
Đàm phán thất bại phủ bóng đen lên tình hình Niger

VOV.VN - Cuộc đàm phán mới nhất và cũng là lần đầu tiên giữa phái đoàn của Cộng đồng kinh tế các nước Tây Phi (ECOWAS) với phe đảo chính quân sự Niger hôm 19/8 đã kết thúc mà không đạt được bất kỳ kết quả khả quan nào.

Đàm phán thất bại phủ bóng đen lên tình hình Niger

Đàm phán thất bại phủ bóng đen lên tình hình Niger

VOV.VN - Cuộc đàm phán mới nhất và cũng là lần đầu tiên giữa phái đoàn của Cộng đồng kinh tế các nước Tây Phi (ECOWAS) với phe đảo chính quân sự Niger hôm 19/8 đã kết thúc mà không đạt được bất kỳ kết quả khả quan nào.

ECOWAS nhất quyết khôi phục Hiến pháp tại Niger
ECOWAS nhất quyết khôi phục Hiến pháp tại Niger

VOV.VN - Quan chức của ECOWAS khẳng định khối này sẽ khôi phục Hiến pháp tại Niger và đem lại tự do cho Tổng thống Niger bị phế truất là Mohamed Bazoum.

ECOWAS nhất quyết khôi phục Hiến pháp tại Niger

ECOWAS nhất quyết khôi phục Hiến pháp tại Niger

VOV.VN - Quan chức của ECOWAS khẳng định khối này sẽ khôi phục Hiến pháp tại Niger và đem lại tự do cho Tổng thống Niger bị phế truất là Mohamed Bazoum.

Đảo chính tại Niger: Cục diện đã an bài?
Đảo chính tại Niger: Cục diện đã an bài?

VOV.VN - Đàm phán rơi vào bế tắc và phái đoàn ECOWAS đã rời Niamey ngay đêm 20/8, để lại nhiều đồn đoán về các bước đi tiếp theo mà ECOWAS có thể tiến hành với cuộc khủng hoảng này: tiếp tục nỗ lực ngoại giao hay tiến hành can thiệp quân sự?

Đảo chính tại Niger: Cục diện đã an bài?

Đảo chính tại Niger: Cục diện đã an bài?

VOV.VN - Đàm phán rơi vào bế tắc và phái đoàn ECOWAS đã rời Niamey ngay đêm 20/8, để lại nhiều đồn đoán về các bước đi tiếp theo mà ECOWAS có thể tiến hành với cuộc khủng hoảng này: tiếp tục nỗ lực ngoại giao hay tiến hành can thiệp quân sự?