Những mảng khuyết trong kiến trúc an ninh khu vực tại Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương

VOV.VN - Cả hai liên minh AUKUS và QUAD khuyết 3 thành phần quan trọng so với những nỗ lực ban đầu ở châu Âu thời Chiến tranh Lạnh.

Một số chuyên gia lập luận rằng chúng ta đang "chứng kiến việc hình thành" một Kiến ​​trúc An ninh Khu vực mới tại Ấn Độ-Thái Bình Dương, gọi theo tên cuốn hồi ký của Dean Acheson, một trong những kiến ​​trúc sư chiến lược ngăn chặn của Mỹ vào những năm 1940. Có thể đúng như vậy, nhưng cả bộ ba AUKUS (Australia, Anh, Mỹ) và bộ tứ QUAD (Australia, Nhật Bản, Ấn Độ và Mỹ) đều không giúp họ tiến xa trên theo hướng đó.

Mặc dù cả AUKUS và QUAD đều cho thấy sự phản kháng ngày càng tăng đối với lập trường và cách hành xử ngày càng quyết đoán của Bắc Kinh, nhưng vẫn còn những khoảng trống đáng kể trong nỗ lực chống lại tham vọng của Trung Quốc. 

Ở Ấn Độ-Thái Bình Dương, cho đến hiện nay, những điều còn thiếu trong Kiến trúc An ninh Khu vực mới là: các cam kết vững chắc; một khuôn khổ đa phương chuẩn mực; và sự hỗ trợ mạnh mẽ (tại các quốc gia thành viên) đối với một trật tự khu vực mới, thích ứng một cách hoàn hảo trước sự trỗi dậy của Trung Quốc.

Đầu tiên, về các cam kết: trong Chiến tranh Lạnh ở châu Âu, chiến lược của Mỹ được xây dựng dựa trên một hiệp ước nêu rõ các cam kết và nghĩa vụ đối với tất cả các quốc gia thành viên. Trên nền tảng hiệp ước đó, NATO đã xây dựng một cấu trúc quân sự tích hợp với một bộ chỉ huy duy nhất cùng việc triển khai quân đội, để củng cố lòng tin. Trong khi đó, AUKUS và QUAD cho đến nay, chỉ là những tuyên bố về ý định.

Một vấn đề quan trọng liên quan đến AUKUS là việc Australia mua 8 tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân của Mỹ-Anh, vẫn chưa được đàm phán chi tiết; cả chi phí và khung thời gian vẫn còn nhiều bất định. Việc Washington rút quân khỏi Afghanistan cũng như cách Pháp bị AUKUS gạt ra lề đều không phải là những cam kết kiên định, đáng tin cậy đối với các đồng minh của Mỹ.

Thứ hai, Ấn Độ-Thái Bình Dương đang thiếu định dạng phù hợp cho hợp tác đa phương. Ở châu Âu trong thời kỳ đầu Chiến tranh Lạnh, NATO nhanh chóng trở thành khuôn khổ lựa chọn cho tất cả những nước muốn chống lại Liên Xô. Nếu so sánh, AUKUS là một cấu trúc khá đặc biệt, không bao gồm nhiều đối tác quan trọng. AUKUS bao gồm cả Anh, nhưng sự hiện diện của Anh phản ánh những ý tưởng lý thuyết hơn là nỗ lực nghiêm túc.

Sự tham gia của London cho thấy, Anh có thể đóng góp các nguồn lực đáng kể cho an ninh và ổn định của Ấn Độ-Thái Bình Dương. Thiện ý của quốc đảo sương mù được thể hiện qua chuyến thăm gần đây tới vùng biển Ấn Độ-Thái Bình Dương và tham gia các cuộc tập trận đa phương của tàu sân bay Queen Elizabeth Hải quân Hoàng gia Anh.

Tuy nhiên, thực tế là Anh không đủ khả năng để xuất khẩu an ninh sang các khu vực khác trên thế giới do ngân sách quốc phòng eo hẹp, nguồn lực quân sự bị dàn trải quá mức, và an ninh châu Âu ngày càng yếu kém so với việc Nga xây dựng quân đội hùng mạnh. Brexit không đóng góp được gì để tách Anh khỏi an ninh châu Âu, vì London dường như muốn phớt lờ vấn đề đó.

Sau AUKUS, Anh thúc đẩy nhiều liên minh an ninh tương tự?

VOV.VN - Trong bối cảnh liên minh mới giữa Mỹ, Anh, Australia (hay còn gọi là liên minh AUKUS) vẫn là chủ đề gây nhiều tranh luận, tân ngoại trưởng Anh vừa tuyên bố sẽ ký kết các liên minh thương mại và quốc phòng mới, dựa trên hình mẫu của AUKUS.

Do vậy, Vương quốc Anh không thể xuất khẩu an ninh sang Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương dưới bất kỳ hình thức nào ngoài các động thái tượng trưng. Do đó, sự tham gia của quốc đảo này vào AUKUS phản ánh chủ nghĩa thoát ly của Thủ tướng Boris Johnson hơn là thực tế chính sách an ninh ở châu Âu và ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. Mặt khác, một số quốc gia quan trọng không có tên trong AUKUS và QUAD.

Ngay cả giả sử hai nhóm có thể được ghép lại hoặc xây dựng lại theo một kiểu nào đó, các quốc gia vắng mặt gồm hai thành viên khác của Ngũ nhãn (Five Eyes) là Canada và New Zealand; các nước Đông Nam Á; và Pháp, một cường quốc quan trọng có tài sản hải ngoại và sự hiện diện quân sự ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. Tất cả những quốc gia đó đã là đồng minh hoặc đối tác của Mỹ thông qua các hiệp ước chính thức.

Chính sách ngoại giao sắc sảo của Mỹ (đáng buồn là gần đây bị nhiều khiếm khuyết) buộc phải nỗ lực để hoàn thiện. Mặt khác, Ấn Độ đang xích lại gần Mỹ, có thể sớm tham gia vào các liên minh chính thức. Đáng lưu ý là cả QUAD và AUKUS đều đưa ra​​ hình thức hợp tác về an ninh quân sự, an ninh mạng và trí tuệ nhân tạo (AI). Tuy nhiên, cả QUAD và AUKUS đều không phải là định dạng phù hợp khi các lĩnh vực hợp tác hầu như trùng lặp nhau, giống như chương trình được dự kiến của Hội đồng Công nghệ và Thương mại Âu-Mỹ.

Do đó, có nguy cơ một số nguồn lực quý giá nhất của các chính phủ, thời gian và sự quan tâm của cấp lãnh đạo sẽ bị tiêu tan và bị lãng phí trong các khuôn khổ đa phương chồng chéo và thậm chí có thể cạnh tranh. Do đó, cả AUKUS và QUAD, thậm chí nếu ghép lại, đều không phải là khuôn khổ phù hợp để xây dựng một kiến ​​trúc an ninh Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương vững chắc có thể kiềm tỏa Trung Quốc. Cơ sở an ninh Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương cần cả chiều sâu và chiều rộng.

Khoảng trống thứ ba và một khác biệt lớn nữa đối với châu Âu thời Chiến tranh Lạnh liên quan đến chính sách đối ngoại và an ninh trong nước. Trong cộng đồng Đại Tây Dương, cam kết với NATO dựa trên sự đồng thuận lưỡng đảng vững chắc ở Mỹ, cũng như dựa trên nền tảng chính trị nội bộ mạnh ở hầu hết, nếu không phải tất cả các nước thành viên. Ngày nay, các chính sách đối ngoại và an ninh nhiều quốc gia đang bị coi là con tin của những mối bận tâm trong nước, sự phân cực chính trị và chủ nghĩa dân tộc.

Quan trọng nhất, sự phân cực chính trị ở Washington có nguy cơ làm suy yếu chính sách cân bằng và hợp lý với Trung Quốc mà Mỹ và thế giới cần có./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Indonesia - Malaysia lo ngại AUKUS phá vỡ sự ổn định của Đông Nam Á
Indonesia - Malaysia lo ngại AUKUS phá vỡ sự ổn định của Đông Nam Á

VOV.VN - Indonesia và Malaysia mới đây đã bày tỏ lo ngại về khả năng xuất hiện năng lượng hạt nhân trong khu vực thông qua liên minh AUKUS giữa Australia, Mỹ và Anh.

Indonesia - Malaysia lo ngại AUKUS phá vỡ sự ổn định của Đông Nam Á

Indonesia - Malaysia lo ngại AUKUS phá vỡ sự ổn định của Đông Nam Á

VOV.VN - Indonesia và Malaysia mới đây đã bày tỏ lo ngại về khả năng xuất hiện năng lượng hạt nhân trong khu vực thông qua liên minh AUKUS giữa Australia, Mỹ và Anh.

Australia: AUKUS sẽ là sự bổ sung và thúc đẩy quan hệ với ASEAN
Australia: AUKUS sẽ là sự bổ sung và thúc đẩy quan hệ với ASEAN

VOV.VN - Bộ trưởng Ngoại giao Australia Marise Payne khẳng định, AUKUS là sự bổ sung cho các cơ chế hợp tác sẵn có như ASEAN và sẽ thúc đẩy đẩy hợp tác với ASEAN và các đối tác nhằm mang về lợi ích cho tất cả các quốc gia trong khu vực.

Australia: AUKUS sẽ là sự bổ sung và thúc đẩy quan hệ với ASEAN

Australia: AUKUS sẽ là sự bổ sung và thúc đẩy quan hệ với ASEAN

VOV.VN - Bộ trưởng Ngoại giao Australia Marise Payne khẳng định, AUKUS là sự bổ sung cho các cơ chế hợp tác sẵn có như ASEAN và sẽ thúc đẩy đẩy hợp tác với ASEAN và các đối tác nhằm mang về lợi ích cho tất cả các quốc gia trong khu vực.

Chân dung tình báo viên đào tẩu khỏi Liên Xô và châm ngòi Chiến tranh Lạnh
Chân dung tình báo viên đào tẩu khỏi Liên Xô và châm ngòi Chiến tranh Lạnh

VOV.VN - Vụ tình báo viên Liên Xô Gouzenko đào tẩu và cung cấp thông tin mật cho phương Tây đã dẫn tới hàng loạt vụ bắt giữ điệp viên trên khắp thế giới, đồng thời kích hoạt một làn sóng “Sợ hãi Đỏ” ở Mỹ, Anh, và Canada, mở đầu Chiến tranh Lạnh giữa 2 phe XHCN và TBCN.

Chân dung tình báo viên đào tẩu khỏi Liên Xô và châm ngòi Chiến tranh Lạnh

Chân dung tình báo viên đào tẩu khỏi Liên Xô và châm ngòi Chiến tranh Lạnh

VOV.VN - Vụ tình báo viên Liên Xô Gouzenko đào tẩu và cung cấp thông tin mật cho phương Tây đã dẫn tới hàng loạt vụ bắt giữ điệp viên trên khắp thế giới, đồng thời kích hoạt một làn sóng “Sợ hãi Đỏ” ở Mỹ, Anh, và Canada, mở đầu Chiến tranh Lạnh giữa 2 phe XHCN và TBCN.

“Tính tự nhiên” vốn có của liên minh Australia-New Zealand bị thách thức vì AUKUS
“Tính tự nhiên” vốn có của liên minh Australia-New Zealand bị thách thức vì AUKUS

VOV.VN - Australia coi New Zealand là “đồng minh tự nhiên”, nhưng nhận định của Thủ tướng Australia Scott Morrison rằng AUKUS là “mối quan hệ đối tác mãi mãi cho một thời kỳ mới giữa những người bạn lâu đời nhất và đáng tin cậy nhất” đặt ra câu hỏi về liên minh tự nhiên với Wellington.

“Tính tự nhiên” vốn có của liên minh Australia-New Zealand bị thách thức vì AUKUS

“Tính tự nhiên” vốn có của liên minh Australia-New Zealand bị thách thức vì AUKUS

VOV.VN - Australia coi New Zealand là “đồng minh tự nhiên”, nhưng nhận định của Thủ tướng Australia Scott Morrison rằng AUKUS là “mối quan hệ đối tác mãi mãi cho một thời kỳ mới giữa những người bạn lâu đời nhất và đáng tin cậy nhất” đặt ra câu hỏi về liên minh tự nhiên với Wellington.

Hai gọng kìm Quad và AUKUS có thực sự lợi hại trong kiềm chế Trung Quốc trên biển?
Hai gọng kìm Quad và AUKUS có thực sự lợi hại trong kiềm chế Trung Quốc trên biển?

VOV.VN - Dù không chính thức công khai mục tiêu chính, cả AUKUS và Quad đều liên hệ gắn bó với nhau và cùng nhắm tới kiềm chế sự trỗi dậy và các tham vọng của Trung Quốc trên biển. Hai khối này như 2 gọng kìm kết hợp sức mạnh quân sự và sức mạnh kinh tế ở khu vực Ấn Độ Dương, Thái Bình Dương.

Hai gọng kìm Quad và AUKUS có thực sự lợi hại trong kiềm chế Trung Quốc trên biển?

Hai gọng kìm Quad và AUKUS có thực sự lợi hại trong kiềm chế Trung Quốc trên biển?

VOV.VN - Dù không chính thức công khai mục tiêu chính, cả AUKUS và Quad đều liên hệ gắn bó với nhau và cùng nhắm tới kiềm chế sự trỗi dậy và các tham vọng của Trung Quốc trên biển. Hai khối này như 2 gọng kìm kết hợp sức mạnh quân sự và sức mạnh kinh tế ở khu vực Ấn Độ Dương, Thái Bình Dương.

Mỹ cần lấy lòng Pháp để tránh tác hại tiêu cực từ cơn thịnh nộ của Pháp đối với AUKUS
Mỹ cần lấy lòng Pháp để tránh tác hại tiêu cực từ cơn thịnh nộ của Pháp đối với AUKUS

VOV.VN - Liên minh AUKUS củng cố thế trận của Mỹ trong ứng phó với Trung Quốc. Nhưng sự giận dữ của Pháp có thể gây bất lợi không nhỏ cho Mỹ, đòi hỏi Mỹ phải khéo léo ngoại giao để xoa dịu Pháp.

Mỹ cần lấy lòng Pháp để tránh tác hại tiêu cực từ cơn thịnh nộ của Pháp đối với AUKUS

Mỹ cần lấy lòng Pháp để tránh tác hại tiêu cực từ cơn thịnh nộ của Pháp đối với AUKUS

VOV.VN - Liên minh AUKUS củng cố thế trận của Mỹ trong ứng phó với Trung Quốc. Nhưng sự giận dữ của Pháp có thể gây bất lợi không nhỏ cho Mỹ, đòi hỏi Mỹ phải khéo léo ngoại giao để xoa dịu Pháp.

Ấn Độ có thể đóng góp cho liên minh AUKUS của Mỹ trong ứng phó Trung Quốc như thế nào?
Ấn Độ có thể đóng góp cho liên minh AUKUS của Mỹ trong ứng phó Trung Quốc như thế nào?

VOV.VN - AUKUS được ngầm hiểu là liên minh an ninh giữa Mỹ, Anh, và Australia trong ứng phó với Trung Quốc. Các công nghệ chiến lược đóng vai trò quan trọng trong hợp tác của liên minh này. Với trình độ công nghệ của mình và những điểm tương đồng về lợi ích, Ấn Độ có thể hỗ trợ rất nhiều cho AUKUS.

Ấn Độ có thể đóng góp cho liên minh AUKUS của Mỹ trong ứng phó Trung Quốc như thế nào?

Ấn Độ có thể đóng góp cho liên minh AUKUS của Mỹ trong ứng phó Trung Quốc như thế nào?

VOV.VN - AUKUS được ngầm hiểu là liên minh an ninh giữa Mỹ, Anh, và Australia trong ứng phó với Trung Quốc. Các công nghệ chiến lược đóng vai trò quan trọng trong hợp tác của liên minh này. Với trình độ công nghệ của mình và những điểm tương đồng về lợi ích, Ấn Độ có thể hỗ trợ rất nhiều cho AUKUS.