Thế giới 7 ngày: Khẩu chiến Nga-Mỹ và lệnh ngừng bắn Syria
VOV.VN - Lệnh ngừng bắn ở Syria đổ vỡ, cả Nga-Mỹ đều lên tiếng đổ lỗi cho bên kia, trong khi đó người dân Syria phải chịu cảnh đổ máu vì tiếng súng chưa ngừng.
1. Tổ chức Giám sát Nhân quyền Syria (SOHR) cho biết, trong ngày 23/9, đã có 27 dân thường, trong đó có 3 trẻ em thiệt mạng và hàng chục người bị thương trong cuộc không kích tại những khu vực do phiến quân kiểm soát ở thành phố Aleppo, miền Bắc Syria.
Chiến sự Aleppo khiến tình hình nhân đạo ở Syria thêm trầm trọng. (Ảnh: AFP). |
Trong khi đó, phe nổi dậy đang hoạt động trong thành phố Aleppo cho biết, ít nhất 70 người chết và 40 tòa nhà đã bị phá hủy. Vụ việc xảy ra một ngày sau khi quân đội Syria thông báo đã phát động cuộc tấn công quân sự mới nhằm giành lại kiểm soát các khu vực do lực lượng đối lập chiếm giữ tại thành phố Aleppo, đồng thời khuyến cáo người dân tránh xa những vị trí các tay súng nổi dậy chiếm đóng.
Quân đội cũng yêu cầu chính quyền ở Aleppo có mọi biện pháp để tạo điều kiện về chỗ ở cho những dân thường đang rời khỏi các khu vực do những tay súng nổi dậy và các phần tử khủng bố chiếm giữ. TTK Ban Ki-moon: Khủng hoảng Syria là nỗi hổ thẹn của HĐBA
Ngừng bắn thất bại, chiến sự ở Syria thêm phần ác liệt
Các cuộc không kích và giao tranh dữ dội vẫn tiếp tục xảy ra tại Aleppo, Syria. Trước đó, ngày 19/9, ít nhất 18 xe tải trong đoàn xe 31 ô tô chở hàng cứu trợ ở Syria đã bị trúng bom khiến 1 nhân viên của Tổ chức Chữ Thập Đỏ quốc tế và nhiều dân thường thiệt mạng. Như vậy, với việc các cuộc không kích và giao tranh diễn ra thì lệnh ngừng bắn do Nga và Mỹ thống nhất giờ đây coi như thất bại.
Tối 22/9 (theo giờ địa phương), cuộc họp của Nhóm Quốc tế ủng hộ Syria (gồm 23 nước và tổ chức quốc tế) bên lề phiên họp cấp cao thường niên của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc tại New York đã không đạt được kết quả. Những cuộc khẩu chiến của Nga và Mỹ liên tục nổ ra trong suốt tuần qua nhằm đổ lỗi cho nhau về việc lệnh ngừng bắn ở Syria thất bại. Nga-Mỹ có thực lòng muốn “buông” lệnh ngừng bắn tại Syria?
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry thông báo, cuộc họp đã không thể tái lập ngừng bắn theo thỏa thuận do Mỹ và Nga bảo trợ bởi Nga chưa đưa ra biện pháp cụ thể để ngừng các cuộc không kích tại Syria. Còn theo Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov, phe đối lập tại Syria cần phải có thêm những bước tiến để nhất trí ngừng bắn. Ông Lavrov nói: “Phe chính phủ Syria đã có những bước đi nhằm thực hiện lệnh ngừng bắn, nhưng phe đối lập cũng nên có những bước đi tương tự”.
Trước những bất đồng của Nga và Mỹ, hai nước đồng bảo trợ lệnh ngừng bắn tại Syria, Đặc phái viên của Liên Hợp Quốc về Syria Staffan de Mistura đánh giá đây là cuộc họp “dài, đau xót và thất vọng”. Theo các nhà phân tích chính trị, xung đột tiếp diễn tại Syria cho thấy, cơ hội để Nga và Mỹ tìm được không gian mới cho sự thỏa hiệp không nhiều. Thổ Nhĩ Kỳ tố Mỹ giao vũ khí cho “khủng bố” ở Syria
2. Nước Mỹ đang chìm trong bất ổn khi liên tục hứng chịu các vụ nổ, biểu tình, bạo loạn, xả súng trong suốt tuần qua.
Cảnh sát Mỹ đang điều tra 3 vụ tấn công liên tiếp gồm 2 vụ nổ ở New York và New Jersey và một vụ tấn công bằng dao ở Minnesota trong cùng một ngày 17/9 vừa qua. Đặc biệt, vụ nổ vào tối 17/9 đã làm xáo động khu phố Chelsea, Manhattan, Mỹ và khiến ít nhất 29 người bị thương. Vụ nổ xảy ra vào thời điểm cuối tuần, lúc 20h30 tối 17/9, khi khu phố đang đông đúc nhiều người qua lại.
Hiện trường vụ đánh bom kinh hoàng tại New York. Ảnh: AP. |
Tiếp đó, sáng 19/9, chưa đầy một ngày sau vụ nổ rung chuyển New York, cảnh sát Mỹ đã tìm thấy 5 thiết bị nổ trong một chiếc ba lô đáng ngờ ở New Jersey. 1 trong 5 thiết bị nói trên đã phát nổ khi robot của cảnh sát đang tiến hành vô hiệu hóa các thiết bị này. Hình ảnh: Nước Mỹ căng thẳng sau vụ nổ bom rung chuyển New York
Video: Hiện trường vụ nổ làm rung chuyển New York, Mỹ
Khoảng 19h ngày 23/9 (theo giờ địa phương) tại trung tâm thương mại Cascade, thành phố Burlington, bang Washington, một vụ xả súng đã nổ ra làm 4 người thiệt mạng. Kẻ tấn công đã trốn khỏi hiện trường khi cảnh sát có mặt.
“Chưa rõ có bao nhiêu kẻ tấn công, có thể chỉ một tên”, Mark Francis, người phát ngôn cảnh sát Washington, thông báo trên Twitter cá nhân. Theo lời các nhân chứng có mặt tại hiện trường, đối tượng gây án là một người đàn ông có thể là người gốc Tây Ban Nha hoặc Bồ Đào Nha. Tên này đã di chuyển về phía khu vực Interstate 5 sau khi gây án. Bà Hillary và ông Trump nói gì về vụ nổ bom rung chuyển New York
Các vụ tấn công đã làm dấy lên lo ngại về khủng bố trong bối cảnh vừa diễn ra lễ tưởng niệm 15 năm các vụ tấn công khủng bố ngày 11/9, phiên họp lần thứ 71 Đại hội đồng Liên Hợp Quốc đang diễn ra tại New York (với sự tham gia của nguyên thủ từ nhiều nước trên thế giới), và nước Mỹ đang trong giai đoạn gấp rút chuẩn bị cho ngày bầu cử vào tháng 11 tới.
Bên cạnh đó, những cuộc biểu tình mang tính đối đầu bạo lực lại bùng phát tại bang North Carolina của Mỹ nhiều ngày liên tiếp sau vụ việc cảnh sát bắn chết một người da màu. Vụ việc một lần nữa làm chao đảo nước Mỹ. Biểu tình bạo lực bùng phát cho thấy vẫn đang tồn tại những mâu thuẫn dai dẳng và âm ỉ về phân biệt sắc tộc tại Mỹ. Người dân Charlotte, Mỹ giận dữ xuống đường biểu tình, đập phá
Biểu tình kéo dài sang đêm thứ 4 tại thành phố Charlotte, Mỹ
3. Một nhóm người Mỹ gốc Philippines đang sinh sống tại New York đang âm mưu tiến hành đảo chính lật đổ ông Duterte vào tháng 1 tới. Thông tin trên được Bộ trưởng Truyền thông Philippines Martin Andanar công bố.
Ông Andanar cho biết: “Tôi đã nhận được thông tin này từ nhiều nguồn thông tin đáng tin cậy tại Mỹ. Đúng là chúng tôi đã có tên tuổi của những kẻ tham gia vào âm mưu này nhưng chúng tôi chưa muốn tiết lộ vào lúc này. Chúng tôi sẽ xem xét và điều tra nghiêm túc vụ việc này”.
Ông Duterte đang phải đối mặt với âm mưu đảo chính từ một nhóm người Mỹ gốc Philippines. Ảnh: AP. |
“Bất kỳ kẻ nào lên kế hoạch lật đổ Tổng thống Duterte cần phải rất thận trọng với những gì chúng định tiến hành. Chúng cần phải suy nghĩ thật kỹ bởi đó là một hành động đi ngược với Hiến pháp”, ông Andanar cảnh báo.
Dù ông Andanar không tiết lộ danh tính của các quan chức nói trên, không khó để nhận ra họ chính là Ngoại trưởng Philippines Perfecto Yasay và người phát ngôn Tổng thống nước này Ernesto Abello bởi họ là hai người duy nhất hiện có mặt tại Mỹ.
Trong vài tháng qua, ông Duterte đã phải hứng chịu rất nhiều những lời chỉ trích gay gắt nhằm vào chiến dịch trấn áp những kẻ buôn bán ma túy trái phép tại Philippines- quốc gia đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi vấn nạn này. Tổng thống Philippines sẽ kéo dài chiến dịch tiêu diệt tội phạm ma túy
Tổng thống Philippines dùng “ngón tay thối” khi nói đến EU
Các đối thủ chính trị của ông Duterte đã kêu gọi thực hiện một kế hoạch B nhằm thay thế Tổng thống Duterte bằng Phó Tổng thống Leni Robredo thông qua một cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm. Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia, kế hoạch này khó có khả năng thành công bởi ông Duterte hiện vẫn được tới 91% người dân Philippines tín nhiệm.
Ông Duterte cũng đã từng cáo buộc các thành viên của đảng Tự do- đảng cầm quyền tại Philippines cho đến trước khi ông Duterte lên làm Tổng thống- đã lên kế hoạch này, tuy nhiên, Phó Tổng thống và là Chủ tịch đảng Tự do Leni Robredo đã bác bỏ cáo buộc nói trên. Tổng thống Philippines sắp thăm chính thức Việt Nam
Trung Quốc mong muốn Tổng thống Philippines sớm đến thăm
4. Chưa đầy 24 giờ sau khi kết quả bầu cử Duma Quốc gia (Hạ viện) Nga được công bố với chiến thắng thuộc về đảng Nước Nga Thống nhất cầm quyền, tờKommersant ngày 19/9 đăng tải thông tin cho rằng, Nga đang xúc tiến kế hoạch cải tổ các cơ quan an ninh và lực lượng thực thi pháp luật nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan này.
Tổng thống Nga Putin đang muốn "hồi sinh" KGB?. Ảnh: Sputnik. |
Trong kế hoạch cải tổ này, Nga dự kiến sẽ thành lập Bộ An ninh quốc gia (MGB)trên cơ sở Cơ quan An ninh liên bang. Động thái này được cho là sẽ dẫn đến việc mở rộng quyền hạn của Cơ quan An ninh Liên bang (FSB) và đóng cửa Bộ Tình trạng khẩn cấp.
Mark Galeotti, chuyên viên tại Viện nghiên cứu Quan hệ quốc tế ở Prague, đồng thời là một chuyên gia về các dịch vụ an ninh Nga cho biết: “Về cơ bản, đây là một cách để đưa KGB trở lại. MGB sẽ tái hiện đầy đủ hình ảnh KGB trên tất cả các khía cạnh”. Putin - Merkel: Người ở đỉnh cao, người về vực sâu?
MBG sẽ được trao những quyền hạn mới sâu rộng, không chỉ để cung cấp các tài liệu điều tra đối với những trường hợp mà cơ quan thực thi pháp luật “đặt hàng” mà còn làm nhiệm vụ giám sát những trường hợp đặc biệt.
Theo chuyên gia Galeotti, Tổng thống Putin đã nhận ra sự kém hiệu quả trong hoạt động của các cơ quan an ninh và thực thi pháp luật bởi cơ cấu tổ chức cũng như chức năng nhiệm vụ “chồng chéo”. Chuyên gia CIA nói về khả năng Tổng thống Putin tái tranh cử
Putin đề cử Chủ tịch Hạ viện Nga làm Giám đốc tình báo đối ngoại
5. Ngày 23/9, trong bài phát biểu mới nhất tại phiên họp của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc, Bộ trưởng Ngoại giao Triều Tiên Ri Yong-ho tái khẳng định rằng, lập trường của Triều Tiên đối với nỗ lực phát triển hạt nhân là không thay đổi, đồng thời đổ lỗi cho thái độ thù địch của Mỹ gây ra tình trạng bế tắc hiện nay trên bán đảo Triều Tiên.
Bộ trưởng Ngoại giao Triều Tiên Ri Yong-ho. (Ảnh: Reuters). |
Ông Ri Yong-ho tuyên bố, Triều Tiên sẽ tăng cường lực lượng vũ trang hạt nhân của nước này để đối phó với “các mối đe dọa chiến tranh từ Mỹ đang ngày một gia tăng” và vụ thử hạt nhân lần thứ 5 vừa qua là một phần trong nỗ lực đó.
Bộ trưởng Ngoại giao Triều Tiên cho biết thêm: “CHDCND Triều Tiên sẽ tiếp tục có các biện pháp để tăng cường lực lượng vũ trang hạt nhân quốc gia của mình cả về số lượng và chất lượng để bảo vệ phẩm giá, bảo vệ quyền tồn tại và hòa bình đích thực trong bối cảnh mối đe dọa chiến tranh từ Mỹ ngày càng tăng”.
“Chỉ vài ngày trước, Mỹ một lần nữa đe dọa Triều Tiên bằng cách cho máy bay ném bom chiến lược B-1B Lancer bay qua giới tuyến quân sự trên bán đảo Triều Tiên và hạ cánh tại Hàn Quốc. Mỹ sẽ phải đối mặt với những hậu quả to lớn ngoài sức tưởng tượng”, ông Ri cảnh báo. Bán đảo Triều Tiên tiếp tục dậy sóng sau vụ thử tên lửa của Triều Tiên
Nga – Hàn sẽ họp bàn về vấn đề hạt nhân Triều Tiên
Hàn Quốc tập trận áp sát Triều Tiên: Nguy cơ xung đột cận kề
6. Cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ đang đến giai đoạn nước rút. Theo kết quả thăm dò mới đây của NBC News, bà Hillary Clinton đang dẫn trước ứng cử viên đảng Cộng hòa Donald Trump với khoảng cách khá an toàn.
Kết quả thăm dò cho thấy, tỷ lệ ủng hộ của các cử tri Mỹ được hỏi đối với bà Hillary Clinton hiện là 43%, so với con số 37% của ứng cử viên đảng Cộng hòa Donald Trump. Đây là tỷ lệ ủng hộ cao nhất dành cho bà Hillary Clinton kể từ sau khi bà công khai các vấn đề về sức khỏe.
Cuộc chiến giữa ông Trump và bà Clinton đang "nóng" dần lên. (Ảnh Reuters). |
Bất chấp việc vừa trải qua những tuần lễ tệ nhất kể từ đầu chiến dịch, các kết quả điều tra cho thấy bà Hillary Clinton vẫn là người đang chiếm thế thượng phong.
Trước đó vào đúng vào dịp kỷ niệm sự kiện 11/9, bà Hillary Clinton đã gặp vấn đề về sức khỏe, khiến bà phải hủy bỏ một số hoạt động và nghỉ ngơi vài ngày. Bất chấp nhiều nguồn tin khác nhau, văn phòng tranh cử của bà Hillary Clinton khẳng định bà chỉ bị viêm phổi nhẹ. Bà Clinton chi hơn 36.000 USD thuê chuyên cơ của Tổng thống Mỹ
Tổng thống Bush cha “sẽ bỏ phiếu cho Hillary Clinton“
Trong một diễn biến bất ngờ, Hai tháng sau khi tuyên bố không ủng hộ ứng cử viên Cộng hòa Donald Trump tại Đại hội toàn quốc của đảng này, ngày 23/9, Thượng nghị sỹ Ted Cruz đã quyết định bỏ phiếu cho tỷ phú bất động sản này, người từng là đối thủ của ông trong cuộc đua giành chiếc vé duy nhất đại diện cho đảng Cộng hòa tham gia tranh cử tổng thống.
Trong tuyên bố đăng trên trang Facebook của mình, Thượng nghị sỹ bang Texas khẳng định: “Sau nhiều tháng cân nhắc kỹ, tôi đã quyết định bỏ phiếu cho ứng cử viên đảng Cộng hòa, ông Donald Trump". Thượng nghị sỹ Cruz còn lên tiếng kêu gọi các cử tri Mỹ bỏ phiếu ủng hộ trùm bất động sản này. Có hay không “Tình bạn” giữa ông Trump và Tổng thống Nga Putin?
Donald Trump: Mỹ sẽ tiếp tục bị đánh bom vì lãnh đạo quá “ngu dốt”
7. Một chiếc tàu chở gần 600 người di cư đã bị lật úp ngoài khơi bờ biển Ai Cập hôm 21/9, khiến ít nhất 43 người thiệt mạng. Đây là vụ việc đau lòng mới nhất liên quan tới làn sóng người di cư đến châu Âu.
Chiếc thuyền bị chìm tại vùng biển Địa Trung Hải, ngoài khơi Burg Rashid – một ngôi làng ở phía Bắc tỉnh Beheira của Ai Cập.
Thân nhân những người có mặt trên chiếc thuyền bị lật tụ tập ở cảng Rosetta chờ đợi tin tức của người thân. Ảnh: EPA. |
Các quan chức cho biết, lực lượng cứu hộ đã vớt được 31 thi thể. Trong đó có 20 người đàn ông, 10 phụ nữ và một trẻ em. Theo phóng viên Reuters có mặt tại hiện trường, sau đó, một chiếc thuyền đánh cá đã chở thêm 12 thi thể vào bờ, nâng tổng số người thiệt mạng trong vụ việc lên con số 43.
Cho đến nay, lực lượng cứu hộ mới cứu được 154 người, điều này cũng đồng nghĩa với việc vẫn còn 400 người mất tích.
Một quan chức an ninh địa phương nói với Reuters: “Thông tin ban đầu cho thấy,chiếc thuyền bị chìm vì chở quá tải. Thuyền đã bị lật nghiêng khiến những người trên thuyền rơi xuống biển”.
Theo cơ quan chức năng sở tại, những người trên thuyền chủ yếu mang quốc tịch Ai Cập, Sudan, Eritrea, và Somali./. Hình ảnh vụ lật tàu chở 600 người di cư ở biển Địa Trung Hải
Ai Cập: Tìm thấy thêm nhiều thi thể nạn nhân vụ chìm tàu