Tổng thống Indonesia thăm Đông Bắc Á, tăng cường hình ảnh - vị thế trong khu vực

VOV.VN - Dư luận đang đặc biệt chú ý đến chuyến thăm của Tổng thống Indonesia tới các nước Đông Bắc Á và các tác động lên Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc.

Cơ hội vàng cho Indonesia

Chuyến thăm được xem là cơ hội vàng cho Indonesia, xét trên khía cạnh hợp tác kinh tế thương mại và đầu tư song phương. Là các nước đang phát triển lớn và đại diện cho các nền kinh tế mới nổi, Trung Quốc và Indonesia có nhiều lợi ích và không gian hợp tác chung. Điều đó thể hiện qua các số liệu hợp tác kinh tế thương mại song phương vẫn tăng mạnh bất chấp tình hình phức tạp trong nước và quốc tế. Theo đó, giá trị thương mại song phương đạt tổng cộng 110 tỷ USD vào năm 2021, khẳng định vị thế của Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Indonesia.

Trung Quốc cũng củng cố vị trí của mình trong ba nhà đầu tư nước ngoài hàng đầu ở Indonesia với tổng vốn đầu tư là 3,2 tỷ USD. Trong 6 tháng đầu năm nay, Trung Quốc chiếm 1,7 tỷ USD trong tổng số 15,65 tỷ USD vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Indonesia.

Phần lớn khoản đầu tư chảy vào các lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế Indonesia, bao gồm khai thác mỏ và công nghiệp kim loại, giao thông vận tải, viễn thông và tiện ích… Chính vì vậy, Bộ trưởng Ngoại giao Indonesia Retno Masurdi cũng khẳng định trọng tâm trong chuyến thăm là tìm kiếm cơ hội mở rộng thương mại và đầu tư với thị trường 1,4 tỷ dân này. Việc Bộ trưởng điều phối các vấn đề hàng hải và đầu tư Indonesia Luhut Binsar Pandjaitan cùng với Ngoại trưởng Retno Marsudi đến Bắc Kinh trước để chuẩn bị cho chuyến thăm khiến dư luận cho rằng có khả năng hai bên sẽ ký gia hạn Biên bản ghi nhớ năm 2017, củng cố sự tham gia của Indonesia - một đối tác quan trọng của Trung Quốc trong sáng kiến Vành đai Con đường.

Kỳ vọng của Bắc Kinh

Với Trung Quốc, chuyến thăm của Tổng thống Joko Widodo không chỉ có ý nghĩa song phương, mà còn mang tầm quan hệ đa phương, bởi Indonesia hiện đang là Chủ tịch của G20. Do vậy, với chuyến công du này, ông không chỉ là nguyên thủ nước ngoài đầu tiên đến thăm Trung Quốc sau Thế vận hội mùa Đông Bắc Kinh, mà còn là nguyên thủ nước ngoài đầu tiên đến Bắc Kinh sau hơn 2 năm đại dịch, bên ngoài sự kiện Olympic mùa Đông. Đây có thể là chỉ dấu quan trọng mở ra nhiều chuyến thăm cấp cao khác của các nhà lãnh đạo trên thế giới đến Trung Quốc.

Trên bình diện song phương, trước thềm chuyến thăm, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc từng khẳng định, Bắc Kinh mong muốn làm sâu sắc hơn sự tin cậy chiến lược và hợp tác thiết thực giữa hai bên thông qua chuyến thăm của Tổng thống Joko Widodo, nhằm tạo lập một điển hình cùng có lợi cùng thắng, một hình mẫu vì sự phát triển chung và đội tiên phong của hợp tác Nam-Nam giữa các nước lớn đang phát triển trong kỷ nguyên mới.

Cụ thể hơn, theo các chuyên gia Trung Quốc, hai bên có thể sẽ trao đổi việc tăng cường “xây dựng cộng đồng chung vận mệnh” – khái niệm vốn do Chủ tịch Tập Cận Bình đề xướng nhưng được hai nước nhắc đến khá nhiều thời gian gần đây, nhằm đạt được sự đồng thuận về hướng phát triển của quan hệ song phương, trên cơ sở đó tiến tới triển khai các hợp tác cụ thể, đặc biệt trong khuôn khổ Sáng kiến “Vành đai và Con đường”.

Trên bình diện đa phương, trong bối cảnh thế giới đang bất ổn, đặc biệt là cuộc đua địa chính trị ngày càng trở nên khốc liệt, cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine vẫn chưa tìm ra lối thoát, dẫn đến cuộc khủng hoảng lương thực và năng lượng, tác động đến hàng loạt các nền kinh tế mới nổi và các nước đang phát triển, Indonesia cần sự ủng hộ của Trung Quốc trước thềm Hội nghị thượng đỉnh G20. Bắc Kinh cũng cần Indonesia – quốc gia đang phát triển lớn thứ 3 thế giới, khi quan hệ giữa Trung Quốc với Mỹ và các nước phương Tây không mấy êm đẹp. Bắc Kinh đang muốn gửi đi thông điệp về sự đoàn kết và phối hợp chặt chẽ với các “đồng minh tự nhiên”, cách gọi các quốc gia đang phát triển của Trung Quốc, trước sự bao vây cô lập từ bên ngoài.

Lợi ích nào cho Nhật Bản và Hàn Quốc

Cũng như phân tích ở trên vừa nêu, việc Tổng thống Indonesia thăm Nhật Bản và Hàn Quốc chứng tỏ một điều là chính sách ngoại giao của Indonesia bắt đầu thay đổi và mang tính chủ động hơn, nhất là đối với các nước lớn và có tầm ảnh hưởng.

Đối với Nhật Bản, quan hệ giữa hai nước trên thực tế là tốt đẹp. Nhật Bản chú trọng tăng cường với Indonesia bởi đây vốn được coi là “thủ phủ” của Đông Nam á, và là nơi có thể mở rộng hoạt động hợp tác trên nhiều lĩnh vực. Trong khi đó, Indonesia mong muốn Nhật Bản tăng cường hợp tác kinh tế nhằm nâng cao giá trị phổ quát.

Cuối năm nay, G20 tổ chức Hội nghị và Indonesia là nước chủ tịch. Nhật Bản muốn chuyến thăm của Tổng thống Widodo sẽ thống nhất được sự hợp tác giữa hai nước nhằm thực hiện chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và rộng mở với sự ủng hộ của Đông Nam á. 

Đối với Hàn Quốc, tuy hợp tác chưa được phát triển và tốt đẹp như với Nhật Bản, nhưng Indonesia đã “nắm” được nhiều hợp tác cụ thể ở dự án kinh tế với Hàn Quốc. Hai nước đã cam kết tăng cường quan hệ đối tác trong lĩnh vực biển và nghề cá, đặc biệt trong việc đảm bảo chất lượng sản phẩm. Ngoài ra, hợp tác trong lĩnh vực xe điện và trạm sạc xe điện, hợp tác song phương tại các khu kinh tế tự do…cũng đang được Hàn Quốc và Indonesia triển khai tích cực.

Hàn Quốc đang phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt nguồn cung ure - một chất quan trọng cần thiết cho ô tô chạy dầu diesel nhằm hạn chế khí thải, sau khi Trung Quốc áp đặt hạn chế xuất khẩu đối với ure vào tháng 10/2021 để giảm bớt tình trạng thiếu nguồn cung trong nước. Và Indonesia đã nhất trí cung cấp dung dịch xử lý ure cho Hàn Quốc khiến quan hệ hai nước càng ngày càng khăng khít.

Ngoài ra Hàn Quốc và Indonesia còn nỗ lực thực hiện Thỏa thuận Xanh tập trung tìm kiếm sự phát triển bền vững hơn và giảm phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính.

Từ đó, hy vọng Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện (CEPA) sẽ được ký kết và  Hiệp định thương mại tự do (FTA) đã được ký kết vào tháng 12 năm ngoái sẽ thúc đẩy quan hệ kinh tế hai nước phát triển.

Nói chung, Indonesia đã bắt đầu có những bước đi mạnh dạn để chuẩn bị cho giai đoạn phát triển mới, nhất là sau đại dịch Covid-19 và bối cảnh thế giới biến đổi sâu sắc.

Triển vọng thúc đẩy vai trò Indonesia và kêu gọi ủng hộ chương trình nghị sự G20

Không chỉ là những đối tác quan trọng của Indonesia trong lĩnh vực kinh tế thương mại và đầu tư, Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản đều là 3 thành viên quan trọng của G20. Do đó, Tổng thống Widodo chắc chắn sẽ mong đợi sự ủng hộ của 3 nước này đối với nhiệm kỳ Chủ tịch G20, với chương trình nghị sự về khả năng phục hồi kinh tế toàn cầu hậu đại dịch. Một sáng kiến ​​cụ thể mà ông Widodo có thể đang tìm kiếm sự ủng hộ chính thức từ Trung Quốc là thành lập một quỹ trung gian tài chính để giúp đỡ các nước đối phó với những đại dịch trong tương lai.

Theo giới quan sát, mục tiêu này có thể đạt được cũng như khả năng Indonesia sẽ nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ từ Trung Quốc trong việc giữ chương trình nghị sự G20 tập trung vào nội dung hợp tác kinh tế thay vì cuộc xung đột ở Ukraine, vốn đã gây chia rẽ giữa các nước thành viên thời gian qua. Trong chuyến thăm đến 3 quốc gia lần này, vấn đề tham dự Hội nghị thượng đỉnh G20 của Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống Ukraine Zelensky cũng có thể sẽ được đề cập.

Còn quá sớm để xác định liệu chuyến thăm có đạt được mục tiêu trong việc tìm kiếm sự ủng hộ cho chương trình nghị sự G20 hay không. Tuy nhiên về mặt hình ảnh và vị thế, chuyến thăm tiếp tục là những dấu ấn ngoại giao quan trọng của nước chủ tịch G20. Những nỗ lực ngoại giao con thoi của Tổng thống Widodo đang cho thấy sự chủ động của Indonesia trong việc xây dựng mối quan hệ với các thành viên ngoài những cuộc họp chính thức. Chuyến thăm Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản- những đối tác quan trọng của ASEAN cũng sẽ đóng góp tích cực trong việc duy trì ổn định và an ninh khu vực. Có thể nói đảm nhiệm vai trò Chủ tịch G20 và ASEAN (2023) trong bối cảnh địa chính trị hiện nay là thách thức không nhỏ, nhưng Indonesia không chỉ cho thấy là một nước thành viên tích cực và trách nhiệm, mà còn khẳng định được vị thế và uy tín  trong nỗ lực giải quyết các vấn đề toàn cầu./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Tổng thống Indonesia thăm Đông Á: Nỗ lực vận động trước thềm Thượng đỉnh G20
Tổng thống Indonesia thăm Đông Á: Nỗ lực vận động trước thềm Thượng đỉnh G20

VOV.VN - Tổng thống Joko Widodo sẽ có chuyến thăm 3 quốc gia Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản nhằm thúc đẩy hợp tác kinh tế song phương, đồng thời tìm kiếm sự ủng hộ cho vai trò chủ tịch G20 của Indonesia trước thềm Hội nghị thượng đỉnh vào tháng 11 tới tại Bali.

Tổng thống Indonesia thăm Đông Á: Nỗ lực vận động trước thềm Thượng đỉnh G20

Tổng thống Indonesia thăm Đông Á: Nỗ lực vận động trước thềm Thượng đỉnh G20

VOV.VN - Tổng thống Joko Widodo sẽ có chuyến thăm 3 quốc gia Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản nhằm thúc đẩy hợp tác kinh tế song phương, đồng thời tìm kiếm sự ủng hộ cho vai trò chủ tịch G20 của Indonesia trước thềm Hội nghị thượng đỉnh vào tháng 11 tới tại Bali.

Giấc mơ top 5 kinh tế thế giới của Tổng thống Indonesia Widodo
Giấc mơ top 5 kinh tế thế giới của Tổng thống Indonesia Widodo

VOV.VN - Sau lễ nhậm chức lần 2, Tổng thống Widodo cho biết giấc mơ của ông đó là đưa Indonesia trở thành 1 trong 5 nền kinh tế hàng đầu thế giới vào năm 2045.

Giấc mơ top 5 kinh tế thế giới của Tổng thống Indonesia Widodo

Giấc mơ top 5 kinh tế thế giới của Tổng thống Indonesia Widodo

VOV.VN - Sau lễ nhậm chức lần 2, Tổng thống Widodo cho biết giấc mơ của ông đó là đưa Indonesia trở thành 1 trong 5 nền kinh tế hàng đầu thế giới vào năm 2045.

Nguy cơ cuộc chiến Ukraine đẩy Nhật, Hàn lựa chọn vũ khí hạt nhân
Nguy cơ cuộc chiến Ukraine đẩy Nhật, Hàn lựa chọn vũ khí hạt nhân

VOV.VN - Cuộc chiến Nga - Ukraine đã tạo rất nhiều vấn đề lớn về an ninh quốc tế. Trong các nước châu Á như Nhật Bản và Hàn Quốc đã xuất hiện nhiều tiếng nói đòi tự phát triển kho vũ khí hạt nhân riêng để đối phó với các thách thức mới.

Nguy cơ cuộc chiến Ukraine đẩy Nhật, Hàn lựa chọn vũ khí hạt nhân

Nguy cơ cuộc chiến Ukraine đẩy Nhật, Hàn lựa chọn vũ khí hạt nhân

VOV.VN - Cuộc chiến Nga - Ukraine đã tạo rất nhiều vấn đề lớn về an ninh quốc tế. Trong các nước châu Á như Nhật Bản và Hàn Quốc đã xuất hiện nhiều tiếng nói đòi tự phát triển kho vũ khí hạt nhân riêng để đối phó với các thách thức mới.

Chính sách của Mỹ đang đẩy Nga xích lại gần Trung Quốc
Chính sách của Mỹ đang đẩy Nga xích lại gần Trung Quốc

VOV.VN - Giới chuyên gia cho rằng Mỹ liên kết với Nga thì sẽ có lợi hơn cho chính họ. Nhưng chính sách của Mỹ đối với Nga đang đẩy Nga nghiêng về cực Trung Quốc, từ đó tạo ra các bất lợi lớn cho chính phương Tây.

Chính sách của Mỹ đang đẩy Nga xích lại gần Trung Quốc

Chính sách của Mỹ đang đẩy Nga xích lại gần Trung Quốc

VOV.VN - Giới chuyên gia cho rằng Mỹ liên kết với Nga thì sẽ có lợi hơn cho chính họ. Nhưng chính sách của Mỹ đối với Nga đang đẩy Nga nghiêng về cực Trung Quốc, từ đó tạo ra các bất lợi lớn cho chính phương Tây.

Trung Quốc định vị lại “Vành đai và Con đường” trong bối cảnh xung đột Nga-Ukraine
Trung Quốc định vị lại “Vành đai và Con đường” trong bối cảnh xung đột Nga-Ukraine

VOV.VN - Việc Nga tấn công Ukraine trong tháng 2 và tháng 3/2022 tuy là một sự kiện thiên về địa chính trị nhưng lại có tác động sâu đến địa kinh tế toàn cầu, ảnh hưởng mạnh đến các sáng kiến liên kết như Vành đai và Con đường (BRI) của Trung Quốc…

Trung Quốc định vị lại “Vành đai và Con đường” trong bối cảnh xung đột Nga-Ukraine

Trung Quốc định vị lại “Vành đai và Con đường” trong bối cảnh xung đột Nga-Ukraine

VOV.VN - Việc Nga tấn công Ukraine trong tháng 2 và tháng 3/2022 tuy là một sự kiện thiên về địa chính trị nhưng lại có tác động sâu đến địa kinh tế toàn cầu, ảnh hưởng mạnh đến các sáng kiến liên kết như Vành đai và Con đường (BRI) của Trung Quốc…

Trung Quốc gia tăng áp lực lên Indonesia trên biển
Trung Quốc gia tăng áp lực lên Indonesia trên biển

VOV.VN - Dự án khí đốt Biển Bắc Natura đe dọa làm cho quan hệ căng thẳng giữa Trung Quốc và Indonesia thêm trầm trọng hơn, công khai hơn. Trên biển, Indonesia đang đối mặt với áp lực ngày một gia tăng từ Trung Quốc.

Trung Quốc gia tăng áp lực lên Indonesia trên biển

Trung Quốc gia tăng áp lực lên Indonesia trên biển

VOV.VN - Dự án khí đốt Biển Bắc Natura đe dọa làm cho quan hệ căng thẳng giữa Trung Quốc và Indonesia thêm trầm trọng hơn, công khai hơn. Trên biển, Indonesia đang đối mặt với áp lực ngày một gia tăng từ Trung Quốc.