Ukraine trung lập liệu có mở ra con đường chấm dứt xung đột với Nga?

VOV.VN - Tổng thống Zelensky tuyên bố, Ukraine sẵn sàng thảo luận về quy chế trung lập như một phần trong thỏa thuận hòa bình với Nga. Dù vậy, quy chế trung lập liệu có trở thành cơ sở chấm dứt cuộc xung đột hiện nay hoặc đảm bảo tránh xung đột trong tương lai giữa Nga và Ukraine hay không?

Ukraine trung lập – đó là những gì Nga coi là giải pháp nhằm chấm dứt xung đột hiện nay.

“Đây là một hình thức đang được thảo luận và có thể được xem như một thỏa hiệp nhất định”, người phát ngôn điện Kremlin Dmitry Peskov cho biết trong quá trình đàm phán giữa Nga và Ukraine.

Trả lời báo giới qua cuộc gặp trực tuyến ngày 27/3, Tổng thống Volodymyr Zelensky cho biết, Ukraine sẵn sàng thảo luận về quy chế trung lập như một phần trong thỏa thuận hòa bình với Nga. Tuy nhiên, một thỏa thuận như vậy phải do bên thứ ba đảm bảo và cần được đưa ra trưng cầu ý dân tại Ukraine.

“Đảm bảo ninh, quy chế trung lập và phi hạt nhân của Ukraine. Chúng tôi đã sẵn sàng thảo luận về điều đó”, ông Zelensky nói.

Ukraine từng cam kết trung lập năm 1991, nhưng đã thay đổi quan điểm sau khi Nga sáp nhập bán đảo Crimea năm 2014. Quốc hội Ukraine đã bỏ phiếu ủng hộ sửa đổi hiến pháp và coi việc gia nhập Liên minh châu Âu cũng như NATO là mục tiêu quốc gia.

Tuy nhiên, không chỉ Nga muốn ngăn cản điều này. NATO cũng từ chối kết nạp Ukraine vì lo ngại dấy lên một cuộc xung đột quân sự với Nga. Tổng thống Ukraine Zelensky gần đây thừa nhận mục tiêu gia nhập NATO có thể sẽ không thực hiện được.

Trung lập tự nguyện và trung lập do sức ép

3 quốc gia trung lập thường được dẫn chứng là mô hình khả thi cho một Ukraine trung lập gồm: Áo, Thụy Điển và Phần Lan. Tuy nhiên, cả 3 nước có lịch sử khác biệt.

Cuối Thế chiến 2, Liên Xô đồng ý rút quân với điều kiện Áo cam kết trung lập. Quy chế này sau đó được nêu trong hiến pháp Áo năm 1955.

Ông Leos Müller, nhà sử học tại Đại học Stockholm đồng thời là tác giả cuốn sách “Trung lập trong lịch sử thế giới”, mô tả quy chế của Áo là “trung lập do sức ép”.

Theo ông Müller, quy chế trung lập tạo cho các quốc gia như Áo, Thụy Sĩ một tình trạng quốc tế đặc biệt và không gian chính sách đối ngoại hạn chế, nhưng cũng khiến Geneva, Bern (Thụy Sỹ), và Vienna (Áo) trở thành địa điểm hàng đầu đặt trụ sở các tổ chức quốc tế như Liên Hợp Quốc.

Tuy nhiên, không giống như Áo, Thụy Điển đã chủ động lựa chọn trung lập. Nước này có truyền thống trung lập hơn 200 năm qua.

Trường hợp của Phần Lan, cựu Thủ tướng nước này Alexander Stubb nói với DW rằng: “Chúng tôi sẽ không giữ được chủ quyền của mình ‘nếu không có một nền tảng trung lập thực dụng’”.

Ông Stubb giải thích rằng Phần Lan đã ở trong tình trạng khó khăn suốt nhiều thập kỷ vì Liên Xô không chính thức công nhận độc lập của Phần Lan.

“Trong Chiến tranh Lạnh, không gian chính trị an ninh và các quyết định quốc tế của Phần Lan bị hạn chế và điều đó khiến chúng tôi cảm thấy không thoải mái. Nhưng tôi nghĩ mình cần phải khôn ngoan”, ông Stubb nói.

Quy chế trung lập cũng “phai nhạt” theo thời gian

Tuy nhiên quy chế trung lập dường như đã “phai nhạt” theo thời gian. Áo, Phần Lan và Thụy Điển không gia nhập NATO nhưng đều đã trở thành thành viên EU.

Các nước láng giềng của Nga như Thụy Điển và Phần Lan đặc biệt quan tâm tới hợp tác quốc phòng với NATO. Tháng 6/2021, Thụy Điển và Phần Lan đã mời 7 quốc gia NATO tham gia cuộc tập trận chung Arctic Challenge 2021.

Những nước này hiện cũng đang tham gia cuộc tập trận quy mô lớn “Cold Response”. Cuộc tập trận bao gồm 30.000 binh sỹ từ 27 nước, diễn ra từ 14/3-1/4 ở phía Bắc Na Uy, cách biên giới Nga vài trăm km. Cuộc tập trận này được lên kế hoạch từ rất lâu trước khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự ở Ukraine, nhưng việc diễn ra ở thời điểm hiện nay lại mang một ý nghĩa đặc biệt.

Cuộc chiến ở Ukraine đã khiến Thụy Điển và Phần Lan cân nhắc lại việc gia nhập NATO, theo nhà sử học Leos Müller. Nếu gia nhập NATO, 2 nước này sẽ được bảo vệ theo Điều 5, theo đó một cuộc tấn công nhằm vào 1 thành viên của NATO được xem như cuộc tấn công nhằm vào tất cả các thành viên của liên minh và NATO sẽ kích hoạt phản ứng phòng vệ.

Cựu Thủ tướng Stubb cho rằng, Phần Lan hiện đang chuẩn bị nộp đơn gia nhập NATO.

“Đó không phải là câu hỏi có hay không, mà là khi nào”, ông Stubb nhận định.

Theo các cuộc thăm dò gần đây, 62% số người Phần Lan ủng hộ gia nhập liên minh quân sự, trong khi chỉ 16% phản đối.

“Quá trình này đã được thực hiện trong chính phủ và quốc hội. Đoàn tàu đã rời ga. Điểm đến cuối cùng sẽ là trụ sở NATO”, ông Stubb nói.

Tuy nhiên, ông Leos Müller cho rằng, điều tương tự vẫn chưa xảy ra ở Thụy Điển. Chỉ 41% số người Thụy Điển ủng hộ gia nhập NATO, trong khi 35% phản đối. Vấn đề gia nhập NATO sẽ là chủ đề hàng đầu trong các cuộc bầu cử vào tháng 9 tới tại nước này.

Ông Müller cũng cho rằng nếu quyết định gia nhập NATO, Phần Lan và Thụy Điển sẽ hành động cùng nhau và phối hợp với nhau.

Tuy nhiên, Áo không có ý định tương tự, bởi Áo ở vị trí địa chiến lược rất khác biệt.

Nếu Thụy Điển và Phần Lan tìm cách từ bỏ quy chế trung lập do lo ngại mối đe dọa từ Nga, 2 nước này không thể được coi như mô hình cho một Ukraine trung lập.

Ukraine trung lập có đủ chấm dứt xung đột?

Những người ủng hộ giải pháp trung lập thường chỉ ra các ví dụ của Phần Lan và Áo trong Chiến tranh Lạnh. Có thể cho rằng, cả 2 quốc gia đều trung lập và đã sống sót qua thời kỳ căng thẳng cao độ giữa các cường quốc lúc bấy giờ, đồng thời phát triển tốt về kinh tế.

Theo ông Leos Müller, trung lập sẽ không có tác dụng với Ukraine: Các nước khác hoặc các tổ chức quốc tế - như Mỹ, Nga hay NATO, sẽ phải bảo vệ quy chế trung lập đó và bảo vệ Ukraine trong trường hợp xảy ra một cuộc tấn công.

Hơn nữa, Nga yêu cầu “phi quân sự hóa” Ukraine – một yêu cầu “không tưởng” đối với một quốc gia trung lập. Giống như Thụy Điển hoặc Thụy Sỹ, một Ukraine trung lập vẫn cần có các năng lực quốc phòng.

Ukraine đã nhận ra rằng, các đảm bảo của quốc tế có thể trở nên vô giá trị: Năm 1994, trong Bản ghi nhớ Budapest, Ukraine cam kết từ bỏ vũ khí hạt nhân trên toàn bộ lãnh thổ. Đổi lại, Nga, Mỹ và Anh cam kết tôn trọng chủ quyền và biên giới Ukraine. 20 năm sau, Nga sáp nhập Crimea và 2 nước phương Tây còn lại đã không thể ngăn điều đó xảy ra.

Câu hỏi mà nhiều người đặt ra là quy chế trung lập liệu có thể trở thành cơ sở để chấm dứt xung đột ở Ukraine hiện nay hoặc thậm chí đảm bảo tránh xung đột trong tương lai với Nga hay không? Các bài học lịch sử cho thấy, trung lập chỉ mang lại sự đảm bảo hạn chế cho Ukraine.

Ông Stefan Wolff, Giáo sư về an ninh quốc tế tại Đại học Birmingham (Anh) cho rằng, Ukraine sẽ phải đối mặt với thách thức lớn trong việc đưa quy chế trung lập trở thành một con đường linh hoạt và khả thi để chấm dứt cuộc xung đột với Nga.

Thứ nhất, loại trung lập nào có thể được đàm phán trong không gian thương lượng 3 chiều gồm sự đồng thuận trong nước của người Ukraine, sự cứng rắn của Nga và việc phương Tây ủng hộ mô hình nào? Thứ hai, những đảm bảo an ninh nào có thể được thực hiện để cả Moscow và Kiev chấp nhận rằng trung lập là một giải pháp thực tế?./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Tổng thống Zelensky nêu các ưu tiên của Ukraine trong đàm phán với Nga
Tổng thống Zelensky nêu các ưu tiên của Ukraine trong đàm phán với Nga

VOV.VN - Các ưu tiên của Ukraine trong đàm phán với Nga, bao gồm chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine cũng như đảm bảo an ninh, vẫn không thay đổi, Tổng thống Zelensky ngày 27/3 khẳng định.

Tổng thống Zelensky nêu các ưu tiên của Ukraine trong đàm phán với Nga

Tổng thống Zelensky nêu các ưu tiên của Ukraine trong đàm phán với Nga

VOV.VN - Các ưu tiên của Ukraine trong đàm phán với Nga, bao gồm chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine cũng như đảm bảo an ninh, vẫn không thay đổi, Tổng thống Zelensky ngày 27/3 khẳng định.

Điều gì sẽ xảy ra nếu cuộc chiến ở Ukraine lan sang một quốc gia NATO?
Điều gì sẽ xảy ra nếu cuộc chiến ở Ukraine lan sang một quốc gia NATO?

VOV.VN - Nếu Nga dấy lên mối đe dọa đối với các nước thành viên NATO giáp biên giới Ukraine, họ sẽ kêu gọi hỗ trợ quân sự từ liên minh. Tuy nhiên, trên thực tế, có nhiều đồng minh miễn cưỡng triển khai binh sỹ.

Điều gì sẽ xảy ra nếu cuộc chiến ở Ukraine lan sang một quốc gia NATO?

Điều gì sẽ xảy ra nếu cuộc chiến ở Ukraine lan sang một quốc gia NATO?

VOV.VN - Nếu Nga dấy lên mối đe dọa đối với các nước thành viên NATO giáp biên giới Ukraine, họ sẽ kêu gọi hỗ trợ quân sự từ liên minh. Tuy nhiên, trên thực tế, có nhiều đồng minh miễn cưỡng triển khai binh sỹ.

“Mô hình Phần Lan” có thể là giải pháp thực tế cho Ukraine
“Mô hình Phần Lan” có thể là giải pháp thực tế cho Ukraine

VOV.VN - Trước khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine, một giải pháp được nhiều chuyên gia nói tới nhằm hóa giải vị trí phức tạp của Ukraine giữa Đông và Tây là thông qua một chính sách tương tự như Phần Lan đã làm trong Chiến tranh Lạnh.

“Mô hình Phần Lan” có thể là giải pháp thực tế cho Ukraine

“Mô hình Phần Lan” có thể là giải pháp thực tế cho Ukraine

VOV.VN - Trước khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine, một giải pháp được nhiều chuyên gia nói tới nhằm hóa giải vị trí phức tạp của Ukraine giữa Đông và Tây là thông qua một chính sách tương tự như Phần Lan đã làm trong Chiến tranh Lạnh.

Mô hình trung lập như Áo hay Thụy Điển có ý nghĩa như thế nào với Ukraine?
Mô hình trung lập như Áo hay Thụy Điển có ý nghĩa như thế nào với Ukraine?

VOV.VN - Theo các chuyên gia, việc thông qua quy chế trung lập như Áo hay Thụy Điển là một cách để Ukraine sớm chấm dứt xung đột, trong bối cảnh chiến dịch quân sự của Nga đã bước sang tuần thứ 4.

Mô hình trung lập như Áo hay Thụy Điển có ý nghĩa như thế nào với Ukraine?

Mô hình trung lập như Áo hay Thụy Điển có ý nghĩa như thế nào với Ukraine?

VOV.VN - Theo các chuyên gia, việc thông qua quy chế trung lập như Áo hay Thụy Điển là một cách để Ukraine sớm chấm dứt xung đột, trong bối cảnh chiến dịch quân sự của Nga đã bước sang tuần thứ 4.