Saudi Arabia cân nhắc đề xuất xây dựng nhà máy điện hạt nhân của Trung Quốc

VOV.VN - Wall Street Journal đưa tin Trung Quốc đã đề xuất xây dựng nhà máy điện hạt nhân tại Saudi Arabia gần biên giới với Qatar và UAE.

Theo Wall Street Journal, Saudi Arabia đang xem xét đề nghị của Trung Quốc về việc xây dựng một nhà máy điện hạt nhân trong bối cảnh Riyadh thất vọng trước các quy định ngặt nghèo của Mỹ trong việc hỗ trợ nước này theo đuổi mục tiêu phát triển năng lượng hạt nhân.

Ngày 24/8, tờ báo này dẫn lời các quan chức Saudi Arabia giấu tên cho biết, Tập đoàn Hạt nhân quốc gia Trung Quốc (CNNC), đã đề xuất xây dựng một nhà máy điện hạt nhân gần biên giới với Qatar và Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE).

Các quan chức Saudi Arabia hy vọng nỗ lực của Trung Quốc cũng có thể là đòn bẩy, thúc đẩy chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden nới lỏng các điều kiện hỗ trợ ngành công nghiệp hạt nhân non trẻ của quốc gia này, bao gồm các cam kết không làm giàu urani hoặc khai thác các mỏ urani của riêng họ.

Tờ báo cũng nhận định Trung Quốc có thể sẽ đưa ra các thỏa thuận thiện chí với Saudi Arabia mà không đặt ra những ràng buộc nghiêm ngặt tương tự như Mỹ. Điều này sẽ mở ra cơ hội cho thỏa thuận giữa Trung Quốc và Saudi Arabia phát triển. 

Việc Saudi Arabia và Trung Quốc tăng cường quan hệ trong những năm gần đây đã gây lo ngại cho Washington.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã đến thăm quốc gia này vào cuối năm ngoái. Đến tháng 6 năm nay, hai nước đã công bố các thỏa thuận đầu tư trị giá 10 tỷ USD trong hội nghị Kinh doanh Arab-Trung Quốc ở thủ đô Riyadh.

Riyadh có vai trò rất quan trọng với an ninh năng lượng của Bắc Kinh và Trung Quốc, đất nước tiêu thụ năng lượng lớn nhất thế giới, là một thị trường ổn định để Saudi Arabia xuất khẩu dầu mỏ. Trung Quốc cũng tuyên bố sẽ cam kết theo đuổi “mô hình hợp tác năng lượng đa diện” với các quốc gia vùng Vịnh.

Trong những năm gần đây, Trung Quốc đã tìm cách xuất khẩu ngành năng lượng hạt nhân ra nước ngoài.

Bắc Kinh cũng đang tăng cường hiện diện ngoại giao trong khu vực, bao gồm cả việc tích cực làm trung gian hòa giải nhằm bình thường hóa quan hệ giữa Saudi Arabia và Iran.

Trong nhiều năm qua, Saudi Arabia - một trong những quốc gia xuất khẩu dầu lớn nhất thế giới, đã theo đuổi phát triển năng lượng hạt nhân trong nước nhằm giảm sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Nhật Bản công bố ngày xả thải của nhà máy điện hạt nhân Fukushima
Nhật Bản công bố ngày xả thải của nhà máy điện hạt nhân Fukushima

VOV.VN - Chính phủ Nhật Bản hôm nay (22/8) đã quyết định, sớm nhất vào ngày 24/8 tới sẽ bắt đầu thực hiện Kế hoạch xả nước thải đã qua xử lý của nhà máy điện hạt nhân Fukushima số 1 ra biển.

Nhật Bản công bố ngày xả thải của nhà máy điện hạt nhân Fukushima

Nhật Bản công bố ngày xả thải của nhà máy điện hạt nhân Fukushima

VOV.VN - Chính phủ Nhật Bản hôm nay (22/8) đã quyết định, sớm nhất vào ngày 24/8 tới sẽ bắt đầu thực hiện Kế hoạch xả nước thải đã qua xử lý của nhà máy điện hạt nhân Fukushima số 1 ra biển.

Trung Quốc phê duyệt thêm 6 tổ máy điện hạt nhân
Trung Quốc phê duyệt thêm 6 tổ máy điện hạt nhân

VOV.VN - Trong cuộc họp Thường trực Chính phủ hôm qua (31/7), Trung Quốc đã phê duyệt xây dựng thêm 6 tổ máy điện hạt nhân ở các tỉnh Sơn Đông, Phúc Kiến và Liêu Ninh.

Trung Quốc phê duyệt thêm 6 tổ máy điện hạt nhân

Trung Quốc phê duyệt thêm 6 tổ máy điện hạt nhân

VOV.VN - Trong cuộc họp Thường trực Chính phủ hôm qua (31/7), Trung Quốc đã phê duyệt xây dựng thêm 6 tổ máy điện hạt nhân ở các tỉnh Sơn Đông, Phúc Kiến và Liêu Ninh.

Chuyên gia IAEA không tìm thấy chất nổ tại Nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia
Chuyên gia IAEA không tìm thấy chất nổ tại Nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia

VOV.VN - Nhóm chuyên gia của Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) đã tiến hành kiểm tra bổ sung tại nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia vào tuần trước và không tìm thấy thiết bị quân sự hạng nặng, chất nổ hay mìn.

Chuyên gia IAEA không tìm thấy chất nổ tại Nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia

Chuyên gia IAEA không tìm thấy chất nổ tại Nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia

VOV.VN - Nhóm chuyên gia của Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) đã tiến hành kiểm tra bổ sung tại nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia vào tuần trước và không tìm thấy thiết bị quân sự hạng nặng, chất nổ hay mìn.

Trung Quốc xác nhận tham dự các cuộc đàm phán về Ukraine tại Saudi Arabia
Trung Quốc xác nhận tham dự các cuộc đàm phán về Ukraine tại Saudi Arabia

VOV.VN - Chính phủ Trung Quốc hôm nay xác nhận sẽ cử một quan chức cấp cao tới Saudi Arabia để tham gia các cuộc đàm phán dự kiến khai mạc ngày 5/8 về việc tìm kiếm một giải pháp hoà bình cho cuộc xung đột tại Ukraine. 

Trung Quốc xác nhận tham dự các cuộc đàm phán về Ukraine tại Saudi Arabia

Trung Quốc xác nhận tham dự các cuộc đàm phán về Ukraine tại Saudi Arabia

VOV.VN - Chính phủ Trung Quốc hôm nay xác nhận sẽ cử một quan chức cấp cao tới Saudi Arabia để tham gia các cuộc đàm phán dự kiến khai mạc ngày 5/8 về việc tìm kiếm một giải pháp hoà bình cho cuộc xung đột tại Ukraine. 

Đối đầu Mỹ - Trung Quốc liệu có sớm chấm dứt kỷ nguyên đồng đô la Mỹ?
Đối đầu Mỹ - Trung Quốc liệu có sớm chấm dứt kỷ nguyên đồng đô la Mỹ?

VOV.VN - Trong thời gian dài, đồng đô la Mỹ thống trị thị trường tài chính và thương mại thế giới. Nhưng đã xuất hiện nhiều tiếng nói phản đối vị thế của tiền tệ Mỹ. Xung đột Nga - Ukraine và đối đầu Mỹ - Trung Quốc đang thúc đẩy xu hướng đó, khiến một số người nghĩ kỷ nguyên đô la Mỹ sẽ sớm chấm dứt.

Đối đầu Mỹ - Trung Quốc liệu có sớm chấm dứt kỷ nguyên đồng đô la Mỹ?

Đối đầu Mỹ - Trung Quốc liệu có sớm chấm dứt kỷ nguyên đồng đô la Mỹ?

VOV.VN - Trong thời gian dài, đồng đô la Mỹ thống trị thị trường tài chính và thương mại thế giới. Nhưng đã xuất hiện nhiều tiếng nói phản đối vị thế của tiền tệ Mỹ. Xung đột Nga - Ukraine và đối đầu Mỹ - Trung Quốc đang thúc đẩy xu hướng đó, khiến một số người nghĩ kỷ nguyên đô la Mỹ sẽ sớm chấm dứt.

Lý do NATO e sợ Trung Quốc, coi nước này là thách thức lớn
Lý do NATO e sợ Trung Quốc, coi nước này là thách thức lớn

VOV.VN - Ngoài cuộc xung đột Nga - Ukraine, hội nghị thượng đỉnh NATO 2023 cũng chú ý nhiều đến Trung Quốc. Khối quân sự này xem Trung Quốc như một thách thức lớn mà họ phải ứng phó về dài hạn.

Lý do NATO e sợ Trung Quốc, coi nước này là thách thức lớn

Lý do NATO e sợ Trung Quốc, coi nước này là thách thức lớn

VOV.VN - Ngoài cuộc xung đột Nga - Ukraine, hội nghị thượng đỉnh NATO 2023 cũng chú ý nhiều đến Trung Quốc. Khối quân sự này xem Trung Quốc như một thách thức lớn mà họ phải ứng phó về dài hạn.

Mỹ khó cạnh tranh được với Trung Quốc và Nga ở toàn bộ Nam toàn cầu
Mỹ khó cạnh tranh được với Trung Quốc và Nga ở toàn bộ Nam toàn cầu

VOV.VN - Mỹ không cần và không thể tìm kiếm thế thượng phong ở mọi nơi. Xét riêng yếu tố địa lý, có một số vùng mà ảnh hưởng của Mỹ sẽ kém hơn Nga và Trung Quốc. Phương án tối ưu dành cho Mỹ là tập trung vào trọng điểm thay vì dàn trải nguồn lực.

Mỹ khó cạnh tranh được với Trung Quốc và Nga ở toàn bộ Nam toàn cầu

Mỹ khó cạnh tranh được với Trung Quốc và Nga ở toàn bộ Nam toàn cầu

VOV.VN - Mỹ không cần và không thể tìm kiếm thế thượng phong ở mọi nơi. Xét riêng yếu tố địa lý, có một số vùng mà ảnh hưởng của Mỹ sẽ kém hơn Nga và Trung Quốc. Phương án tối ưu dành cho Mỹ là tập trung vào trọng điểm thay vì dàn trải nguồn lực.