Sóng ngầm trong mối quan hệ Mỹ-Saudi Arabia

VOV.VN - Saudi Arabia có những bất bình về chính sách của Tổng thống Barack Obama đối với vấn đề Iran và Syria.

Sau khi tuyên bố rút khỏi Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc hôm 17/10, Saudi Arabia ngày 22/10 tiếp tục cảnh báo có thể nảy sinh những “rạn nứt” trong quan hệ với Mỹ do bất bình về chính sách của Tổng thống Barack Obama đối với vấn đề Iran và Syria.

Những đợt “sóng ngầm” này có thể đẩy quan hệ giữa Mỹ và đồng minh chủ chốt ở Trung Đông là Saudi Arabia xuống mức thấp nhất trong nhiều năm qua.

Hoàng tử bin Sultan: Saudi Arabia sẽ có “sự thay đổi lớn” trong quan hệ với Mỹ (Ảnh: Reuters)


Nguồn tin ngoại giao Saudi Arabia dẫn lời Giám đốc cơ quan tình báo nước này - Hoàng tử Bandar bin Sultan - cho biết, Saudi Arabia sẽ có “sự thay đổi lớn” trong quan hệ với Mỹ nhằm phản đối việc Mỹ “thiếu các hành động hiệu quả” trong các vấn đề như: Syria, Ai Cập, đàm phán hòa bình Israel – Palestine cũng như việc Mỹ thương lượng với Iran thời gian gần đây.

Trước đó, Hoàng tử Arab Turki al-Faisal cũng đã từng bảy tỏ nghi ngờ rằng, điều mà Tổng thống Mỹ Obama gọi là “cách tiếp cận rộng mở” đối với Iran sẽ không thành công.

Saudi Arabia lo ngại việc Mỹ và các nước phương Tây đàm phán với Iran có thể dẫn tới “một cuộc mặc cả” gây bất lợi cho nước này. Nhưng “sự lạc điệu” rõ rệt nhất trong mối quan hệ giữa Mỹ và Saudi Arabia có lẽ là ở phản ứng đối với vấn đề Syria.

Trong khi Saudi Arabia là nước đi đầu và tích cực nhất trong việc tài trợ cả tiền bạc và vũ khí cho các nhóm nổi dậy ở Syria thì Mỹ chỉ giới hạn các hoạt động giúp đỡ phe đối lập Syria trong các tài trợ phi sát thương. Hạ nghị sỹ đảng Dân chủ Mỹ Chris Van Hollen nhận định, động thái này của Saudi Arabia là nhằm gây sức ép để chính quyền của Tổng thống Obama phải hành động quyết liệt hơn trong vấn đề Syria.

Theo ông Hollen, can thiệp quân sự vào Syria sẽ là một sai lầm lớn, thay vào đó, chính Saudi Arabia cần phải ngừng việc viện trợ cho các tay súng có liên hệ với mạng lưới khủng bố al-Qaeda đang tham chiến ở Syria.

Tuy nhiên, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry ngày 22/10 bày tỏ tin tưởng Mỹ và Saudi Arabia sẽ tiếp tục là bạn, là đồng minh thân cận và quan trọng của nhau. Ông Kerry cho biết, ông đã thảo luận với người đồng cấp Saud Arabia al-Faisal về những quan ngại của nước này trong cuộc gặp hôm 21/10 vừa qua ở thủ đô Paris, Pháp.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Marie Harf cho biết, quan hệ song phương không phải là trọng tâm trong cuộc gặp giữa ông Kerry với Ngoại trưởng Saudi Arabia Saud al-Faisal hôm 21/10 vừa qua. Thay vào đó, “hai nhà ngoại giao đã thảo luận về những thách thức chung” mà 2 nước phải đối mặt.

Bà Marie Harf cũng cho biết, Saudi Arabia chưa thông báo chính thức với Bộ Ngoại giao Mỹ về ý định giảm mức độ hợp tác với Mỹ trong thời gian tới như các phương tiện truyền thông đưa tin.

Hiện nay, chưa rõ những tuyên bố của Hoàng tử Saudi Arabia, bin Sultan về rạn nứt với Mỹ có được Quốc vương Abdullah bin Abdul-Aziz ủng hộ hay không.

Tuy nhiên, mối quan hệ đồng minh giữa Mỹ và Saudi Arabia đã có lịch sử 81 năm bền chặt qua nhiều sóng gió như lệnh cấm vận dầu lửa chống lại Mỹ năm 1973 để trừng phạt các nước phương Tây vì đã ủng hộ Israel trong chiến tranh Yom Kippur hay vụ khủng bố ngày 11/9/2001 ở Mỹ… trong đó đa số thủ phạm là người Saudi Arabia. Đây không đơn thuần là một mối quan hệ “đổi dầu lửa lấy an ninh” có lợi cho cả 2 bên.

Giới quan sát nhận định, việc công khai tạo áp lực với Mỹ này là một bằng chứng cho thấy các nhà lãnh đạo Saudi Arabia thực sự lo ngại về điều mà họ gọi là “chiến lược không mạch lạc và yếu đuối" của Mỹ ở Trung Đông.

Tuy nhiên, điều đó không làm thay đổi đường lối ngoại giao kín kẽ đặc trưng của Saudi Arabia là luôn “ở phía sau hậu trường”. Về phía Mỹ, những rạn nứt nhỏ này có trở thành lỗ hổng lớn trong quan hệ với Saudi Arabia hay không còn tùy thuộc vào việc Tổng thống Obama có thể trả giá để chuộc lại lòng tin của đồng minh chiến lược này như thế nào.

Cái giá này có thể khá cao, như việc phải khắt khe hơn trong đàm phán hạt nhân Iran, hay có động thái quyết liệt hơn đối với chính quyền Syria. Nhưng nếu để những “vết thương” này tồn tại lâu ngày thì nó sẽ tác động sâu rộng đến quan hệ giữa 2 nước, đặc biệt là các giao dịch vũ khí và dầu lửa giữa 2 bên./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Pháp "chia sẻ thất vọng" với Saudi Arabia về Hội đồng Bảo an
Pháp "chia sẻ thất vọng" với Saudi Arabia về Hội đồng Bảo an

VOV.VN - Saudi Arabia lần đầu tiên được bầu làm thành viên không thường trực của Hội đồng Bảo an, tuy nhiên nước này đã từ chối vị trí.

Pháp "chia sẻ thất vọng" với Saudi Arabia về Hội đồng Bảo an

Pháp "chia sẻ thất vọng" với Saudi Arabia về Hội đồng Bảo an

VOV.VN - Saudi Arabia lần đầu tiên được bầu làm thành viên không thường trực của Hội đồng Bảo an, tuy nhiên nước này đã từ chối vị trí.

Saudi Arabia chính thức từ chối ghế thành viên HĐBA LHQ
Saudi Arabia chính thức từ chối ghế thành viên HĐBA LHQ

VOV.VN - Động thái của Saudi Arabia khiến nhiều nhà ngoại giao Liên Hợp Quốc ngạc nhiên và yêu cầu có lời giải thích.

Saudi Arabia chính thức từ chối ghế thành viên HĐBA LHQ

Saudi Arabia chính thức từ chối ghế thành viên HĐBA LHQ

VOV.VN - Động thái của Saudi Arabia khiến nhiều nhà ngoại giao Liên Hợp Quốc ngạc nhiên và yêu cầu có lời giải thích.

Nga chỉ trích Saudi Arabia bỏ ghế Hội đồng Bảo an
Nga chỉ trích Saudi Arabia bỏ ghế Hội đồng Bảo an

VOV.VN - Nga cho rằng Saudi Arabia đã tự loại mình ra khỏi công việc chung của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc.

Nga chỉ trích Saudi Arabia bỏ ghế Hội đồng Bảo an

Nga chỉ trích Saudi Arabia bỏ ghế Hội đồng Bảo an

VOV.VN - Nga cho rằng Saudi Arabia đã tự loại mình ra khỏi công việc chung của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc.

Kuwait có thể thay Saudi Arabia tại Hội đồng Bảo an LHQ
Kuwait có thể thay Saudi Arabia tại Hội đồng Bảo an LHQ

VOV.VN - Hiện tại, Kuwait chưa đưa ra tuyên bố hay quyết định cụ thể nào liên quan đến vấn đề này.

Kuwait có thể thay Saudi Arabia tại Hội đồng Bảo an LHQ

Kuwait có thể thay Saudi Arabia tại Hội đồng Bảo an LHQ

VOV.VN - Hiện tại, Kuwait chưa đưa ra tuyên bố hay quyết định cụ thể nào liên quan đến vấn đề này.

Saudi Arabia nên xem xét lại việc từ chối vị trí tại HĐBA
Saudi Arabia nên xem xét lại việc từ chối vị trí tại HĐBA

VOV.VN- Các nước Arab kêu gọi nước này xem xét lại quyết định khước từ vị trí Ủy viên không thường trực tại Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc.

Saudi Arabia nên xem xét lại việc từ chối vị trí tại HĐBA

Saudi Arabia nên xem xét lại việc từ chối vị trí tại HĐBA

VOV.VN- Các nước Arab kêu gọi nước này xem xét lại quyết định khước từ vị trí Ủy viên không thường trực tại Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc.

Saudi Arabia cảnh báo sự rạn nứt quan hệ với Mỹ
Saudi Arabia cảnh báo sự rạn nứt quan hệ với Mỹ

VOV.VN - Hoàng tử Bandar bin Sultan ngày 22/10 tuyên bố, Saudi Arabia muốn thực hiện một thay đổi lớn trong các mối quan hệ với Mỹ.

Saudi Arabia cảnh báo sự rạn nứt quan hệ với Mỹ

Saudi Arabia cảnh báo sự rạn nứt quan hệ với Mỹ

VOV.VN - Hoàng tử Bandar bin Sultan ngày 22/10 tuyên bố, Saudi Arabia muốn thực hiện một thay đổi lớn trong các mối quan hệ với Mỹ.

Bỏ ghế trong HĐBA, Saudi Arabia bày tỏ thái độ với Mỹ
Bỏ ghế trong HĐBA, Saudi Arabia bày tỏ thái độ với Mỹ

VOV.VN - Thực chất động thái của Saudi Arabia là thể hiện sự bất bình với đồng minh Mỹ.

Bỏ ghế trong HĐBA, Saudi Arabia bày tỏ thái độ với Mỹ

Bỏ ghế trong HĐBA, Saudi Arabia bày tỏ thái độ với Mỹ

VOV.VN - Thực chất động thái của Saudi Arabia là thể hiện sự bất bình với đồng minh Mỹ.