Thách thức bủa vây Afghanistan 1 tuần sau khi Taliban kiểm soát quyền lực

VOV.VN - Taliban đang phải đối mặt với không ít những thách thức. Đó là làm thế nào để nhận được sự công nhận của quốc tế, giành lại niềm tin của người dân mà không làm mất lòng những thành viên theo đường lối cứng rắn.

Dù cố gắng gửi đi hình ảnh về một Taliban đã khác, với cam kết thúc đẩy hòa bình và tính bao trùm, song những hoài nghi vẫn còn. Các cuộc biểu tình đã lan tới thủ đô Kabul, buộc nhóm vũ trang phải nổ súng để giải tán. 

Taliban kỷ niệm Ngày Quốc khánh của Afghanistan bằng tuyên bố đã đánh bại được Mỹ sau khi giành quyền kiểm soát đất nước, cam kết không trả thù những người làm việc cho chính quyền cũ và sẽ khôi phục an ninh, cũng như cuộc sống bình thường cho đất nước sau nhiều thập kỷ chiến tranh.

Tuy nhiên, nhiều người Afghanistan vẫn lo ngại sự quay trở lại giai đoạn cai trị hà khắc của Taliban vào cuối những năm 1990.

Các cuộc biểu tình đã lan đến thủ đô Kabul. Một nhân chứng cho biết đã có nổ súng, nhưng có vẻ các thành viên Taliban chỉ bắn chỉ thiên. Mặc dù Taliban nắm quyền kiểm soát gần như toàn bộ đất nước, một số nhân vật đối lập vẫn tuyên bố chiến đấu tới cùng, quyết không công nhận Taliban là lãnh đạo hợp pháp.

Bên cạnh nỗ lực tìm kiếm một sự chuyển giao quyền lực suôn sẻ và sự công nhận của quốc tế, theo Washington Post, Afghanistan hiện còn đối mặt không ít vấn đề, như hạn hán, đại dịch Covid-19, tình trạng đói nghèo ngày một nghiêm trọng, ngân khố cạn kiệt, nhiều cơ quan cứu trợ dừng hoạt động…

Theo Ngân hàng Trung ương Afghanistan, Taliban sẽ chỉ có quyền tiếp cận một phần nhỏ trong số 9 tỉ USD dự trữ quốc tế của nước này. Hầu hết số tiền đang nằm tại các ngân hàng Mỹ và mới đây đã bị chính quyền Tổng thống Joe Biden đóng băng.

Liên Hợp Quốc cũng cảnh báo nguy cơ về một cuộc khủng hoảng nhân đạo lớn tại Afghanistan.

Bà Eri Kaneko, Phó phát ngôn viên của Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc cho biết: “Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc đã cảnh báo, vòng xoáy của xung đột, sự không chắc chắn, hạn hán và đại dịch có thể gây nguy hiểm cho những thành tựu phát triển mong manh, bao gồm cả quyền của phụ nữ và trẻ em gái Afghanistan. Tình trạng khẩn cấp về nhân đạo đang diễn ra do sự tê liệt của các thể chế nhà nước. Người dân Afghanistan cần được phát triển và hỗ trợ nhân đạo hơn bao giờ hết”.

Giữa những bất ổn và lo sợ về sự cai trị của Taliban, hàng nghìn người Afghanistan đang tìm cách chạy khỏi đất nước. Sau một khởi đầu hỗn loạn trong đó mọi người đổ xô ra đường băng và một số bám vào máy bay đang cất cánh, quân đội Mỹ đang tăng cường hoạt động sơ tán. Theo Thiếu tướng Hank Taylor, hiện có đủ máy bay để đưa 5.000-9.000 người rời khỏi Afghanistan mỗi ngày.

Tổng thống Joe Biden cam kết giữ quân đội Mỹ ở Afghanistan cho đến khi mọi người Mỹ được sơ tán, dù điều đó đồng nghĩa với khả năng bỏ lỡ thời hạn rút quân vào ngày 31/8 tới. Ông Biden thừa nhận đây là một trong những cuộc di tản khó khăn nhất trong lịch sử và ông không thể đảm bảo kết quả cuối cùng sẽ như thế nào.

“Đây là một trong những cuộc di tản hàng không lớn nhất, khó khăn nhất trong lịch sử. Chúng tôi đã đảm bảo an ninh cho sân bay, cho phép khôi phục các chuyến bay không chỉ quân sự, mà cả dân sự, cũng như chuyến bay từ các quốc gia khác và các tổ chức phi chính phủ tiếp nhận dân thường và những người Afghanistan dễ bị tổn thương”, ông Biden nhấn mạnh.

Có thể nói, những sự kiện trong vài ngày qua đã tạo nên một kết thúc hỗn loạn cho nỗ lực cuối cùng trong 20 năm của Mỹ và các đồng minh nhằm đánh bại Taliban và đưa Afghanistan thành một quốc gia dân chủ, ổn định.

Dù hiện vẫn còn quá sớm để đánh giá liệu Taliban có thực sự là lực lượng tiến bộ, hài hòa hơn so với phiên bản của 20 năm trước hay không, song Taliban cũng đã cho thấy những khác biệt.

Theo Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres, mối quan tâm lớn nhất của Taliban là được công nhận chính danh. Do đó, điều cộng đồng quốc tế cần làm nhất chính là đoàn kết để sử dụng điều này làm đòn bẩy thúc ép Taliban thành lập một chính quyền vì mọi người, tôn trọng nhân quyền, không để Afghanistan là nơi dung dưỡng cho khủng bố, cũng như tiếp tục đảm bảo tiến trình sơ tán an toàn và có trật tự./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Chiến thắng của Taliban vẽ lại bản đồ địa chính trị Nam Á, Ấn Độ lo bị gạt ra rìa
Chiến thắng của Taliban vẽ lại bản đồ địa chính trị Nam Á, Ấn Độ lo bị gạt ra rìa

VOV.VN - Việc Taliban giành quyền kiểm soát hoàn toàn Afghanistan đã vẽ lại bản đồ địa chính trị Nam Á, mở đường cho Trung Quốc và Nga gia tăng ảnh hưởng nhưng lại khiến một cường quốc khu vực là Ấn Độ nhiều khả năng phải đứng ngoài cuộc.

Chiến thắng của Taliban vẽ lại bản đồ địa chính trị Nam Á, Ấn Độ lo bị gạt ra rìa

Chiến thắng của Taliban vẽ lại bản đồ địa chính trị Nam Á, Ấn Độ lo bị gạt ra rìa

VOV.VN - Việc Taliban giành quyền kiểm soát hoàn toàn Afghanistan đã vẽ lại bản đồ địa chính trị Nam Á, mở đường cho Trung Quốc và Nga gia tăng ảnh hưởng nhưng lại khiến một cường quốc khu vực là Ấn Độ nhiều khả năng phải đứng ngoài cuộc.

AFP: Nỗi sợ bao trùm khi Taliban “gõ cửa từng nhà” tìm người từng cộng tác với Mỹ và NATO
AFP: Nỗi sợ bao trùm khi Taliban “gõ cửa từng nhà” tìm người từng cộng tác với Mỹ và NATO

VOV.VN - AFP dẫn báo cáo tình báo của Liên Hợp Quốc ngày 20/8, Taliban đang “gõ cửa từng nhà” để tìm kiếm những người đối lập và gia đình họ. Điều này làm gia tăng nỗi sợ lực lượng nắm giữ quyền lực mới ở Afghanistan đang nuốt lời hứa về sự “khoan dung”.

AFP: Nỗi sợ bao trùm khi Taliban “gõ cửa từng nhà” tìm người từng cộng tác với Mỹ và NATO

AFP: Nỗi sợ bao trùm khi Taliban “gõ cửa từng nhà” tìm người từng cộng tác với Mỹ và NATO

VOV.VN - AFP dẫn báo cáo tình báo của Liên Hợp Quốc ngày 20/8, Taliban đang “gõ cửa từng nhà” để tìm kiếm những người đối lập và gia đình họ. Điều này làm gia tăng nỗi sợ lực lượng nắm giữ quyền lực mới ở Afghanistan đang nuốt lời hứa về sự “khoan dung”.

Không còn công cụ quân sự, Mỹ vẫn có đòn bẩy để gây sức ép với Taliban
Không còn công cụ quân sự, Mỹ vẫn có đòn bẩy để gây sức ép với Taliban

VOV.VN - Mặc dù dù thiếu vắng các công cụ quân sự sau khi Tổng thống Biden quyết định rút hết binh sỹ ở Afghanistan về nước, nhưng Mỹ vẫn có nhiều đòn bẩy để gây sức ép với Taliban.

Không còn công cụ quân sự, Mỹ vẫn có đòn bẩy để gây sức ép với Taliban

Không còn công cụ quân sự, Mỹ vẫn có đòn bẩy để gây sức ép với Taliban

VOV.VN - Mặc dù dù thiếu vắng các công cụ quân sự sau khi Tổng thống Biden quyết định rút hết binh sỹ ở Afghanistan về nước, nhưng Mỹ vẫn có nhiều đòn bẩy để gây sức ép với Taliban.