Thế giới 24h: Kết luận MH17 đẩy Nga-Mỹ vào cuộc khẩu chiến căng thẳng

VOV.VN - Việc Mỹ nói máy bay MH17 bị tên lửa BUK của lực lượng miền Đông Ukraine bắn hạ đang đẩy Nga – Mỹ vào một cuộc khẩu chiến mới.

1. Sau khi Hà Lan công bố báo cáo liên quan đến vụ rơi máy bay mang số hiệu MH17 của hãng hàng không Malaysia tại miền Đông Ukraine, Bộ Ngoại giao Mỹ đã ra tuyên bố cho rằng báo cáo này đã xác nhận giả định của Mỹ về việc chiếc máy bay chở gần 300 hành khách này bị bắn hạ bởi một tên lửa đất đối không từ lãnh thổ do phe ly khai Ukraine kiểm soát.

Ủy ban an toàn Hà Lan công bố báo cáo cuối cùng về thảm kịch MH17. (ảnh: Reuters)

Tuy nhiên, Nga hôm nay đã lên tiếng phản đối tuyên bố trên của Mỹ. Bộ Ngoại giao Nga cho rằng, tuyên bố của Mỹ là không rõ ràng. Phía Nga lên án động thái của Mỹ có thể gây hiểu lầm.

Trước đó, mặc dù không chỉ đích danh bên nào tại Ukraine là thủ phạm bắn rơi MH17 song các nhà điều tra Hà Lan khẳng định máy bay này đã bị trúng một tên lửa Buk do Nga sản xuất và quả tên lửa này được phóng từ khu vực miền Đông Ukraine vốn do lực lượng đòi độc lập kiểm soát.

Báo cáo này được cho là sẽ càng làm gia tăng căng thẳng giữa Nga với Mỹ và phương Tây vốn đang xấu đi do mâu thuẫn liên quan đến cuộc xung đột tại miền Đông Ukraine và việc Nga không kích IS ở Syria.

2. Cựu ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton gây ấn tượng mạnh trong cuộc tranh luận đầu tiên giữa các ứng cử viên Đảng Dân chủ tranh cử tổng thống năm 2016.

Theo AFP, bà Clinton, thượng nghị sĩ Bernie Sanders và ba ứng cử viên khác của Đảng Dân chủ tranh cãi nảy lửa về hàng loạt vấn đề của nước Mỹ, từ kiểm soát súng đạn, can thiệp quân sự vào Trung Đông cho đến thương mại quốc tế và quản lý Phố Wall… Các nhà quan sát nhận định bà Clinton tỏ ra rất điềm tĩnh, tự tin và phản ứng hiệu quả trước các đòn tấn công của đối thủ trong cuộc tranh luận kéo dài 2 giờ ở Las Vegas.

Một cuộc điều tra của Reuters mới đây cho thấy 48% cử tri Đảng Dân chủ muốn ông Biden ra tranh cử để thi đấu với bà Clinton. Kênh truyền hình CNN cũng công bố khảo sát mới đây cho thấy, mặc dù vướng vào bê bối thư điện tử khi còn làm Ngoại trưởng Mỹ, ứng cử viên Clinton đến nay vẫn giành được tỷ lệ ủng hộ cao nhất gần 50 %, tiếp sau là Thượng nghị sĩ Sanders  ( 32%) và đứng thứ 3 là Phó Tổng thống Joe Biden 17%.

3. Giới chức quốc phòng và ngoại giao Mỹ và Australia cùng chỉ trích hoạt động của Trung Quốc xây đảo trái phép ở Biển Đông.

Trong một động thái phản bác Trung Quốc, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ash Carter hôm 13/10 cho biết, quân đội Mỹ sẽ cho tàu bè và máy bay đi qua bất cứ nơi đâu mà luật quốc tế cho phép, kể cả vùng Biển Đông có xảy ra tranh chấp.

Hình ảnh vệ tinh cho thấy hoạt động của Trung Quốc xây đảo trái phép ở Biển Đông. Ảnh: Vox.com.

Ông Carter phát biểu như trên sau cuộc họp 2 ngày giữa các bộ trưởng ngoại giao và quốc phòng của Mỹ và Australia. Trong cuộc họp này các đồng minh lâu năm nhất trí mở rộng hợp tác quốc phòng và bày tỏ “sự quan ngại mạnh mẽ” trước việc Bắc Kinh tiến hành xây dựng trên các hòn đảo mà họ chiếm giữ trái phép.

Bộ trưởng Carter phát biểu trong cuộc họp báo chung: “Chẳng có gì sai cả, Mỹ sẽ điều khiển phi cơ, lái tàu thủy và hoạt động ở bất cứ nơi đâu mà luật quốc tế cho phép, giống như chúng tôi vẫn thực hiện trên khắp thế giới, và Biển Đông không phải là ngoại lệ”.

Ông Carter nói thêm: “Chúng tôi sẽ làm điều đó vào thời điểm và địa điểm do chúng tôi chọn lựa”.

Cuộc họp Mỹ-Australia ở Boston có sự hiện diện của Bộ trưởng Carter, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry, Ngoại trưởng Australia Julie Bishop, và Bộ trưởng Quốc phòng Australia Marise Payne. Đây là cuộc họp thường kỳ giữa 2 nước.

Một thông cáo chung cho biết, 2 nước “bày tỏ quan ngại mạnh mẽ trước các động thái cải tạo và xây dựng gần đây của Trung Quốc ở Biển Đông”. Tuyên bố kêu gọi Trung Quốc ngừng việc cải tạo đất, xây dựng và quân sự hóa.

Xem thêm: Philippines tuyên bố ủng hộ kế hoạch tuần tra của Mỹ trên Biển Đông

4. Chuyến thăm Nhật Bản dự kiến diễn ra trong năm nay của Tổng thống Nga Vladimir Putin đã bị hoãn lại vô thời hạn do lập trường cứng rắn của hai bên trong việc giải quyết vấn đề tranh chấp lãnh thổ tại khu vực quần đảo Nam Kurils, mà phía Nhật Bản gọi là lãnh thổ phương Bắc và hiện đang do Nga kiểm soát.

Tổng thống Nga Vladimir Putin. (ảnh: RTE)

Theo lộ trình, Tổng thống Nga Putin dự kiến ​​sẽ đến thăm Nhật Bản trong năm nay và có cuộc gặp thượng đỉnh với Thủ tướng nước chủ nhà Shinzo Abe. Tuy nhiên, cuộc đàm phán cấp Thứ trưởng Ngoại giao giữa 2 bên trong những ngày vừa qua tại Moscow đã không đạt được kết quả như mong đợi.

Sau cuộc gặp, hai bên đều cho rằng thời điểm hiện tại là không phù hợp cho chuyến thăm, đồng thời khẳng định sẽ tiếp tục tìm kiếm các giải pháp và tổ chức chuyến thăm này vào thời điểm thích hợp, có thể vào đầu năm tới hoặc xa hơn nữa.

Trước đó, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và Tổng thống Nga Putin cũng đã 2 lần gặp nhau bên lề Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương tại Bắc Kinh, Trung Quốc hồi tháng 11 năm ngoái và cuộc gặp bên lề Đại hội đồng Liên Hợp Quốc tại New York hồi tháng 9 vừa qua.

5. Căng thẳng giữa Israel và Palestine không có dấu hiệu hạ nhiệt, Liên đoàn Arab hôm qua 13/10 họp khẩn tìm biện pháp bảo vệ Palestine. Ngoại trưởng Mỹ John Kerry cũng thông báo kế hoạch thăm Trung Đông để giảm căng thẳng hiện nay.

Israel và Palestine đang chứng kiến những căng thẳng tồi tệ nhất trong nhiều năm qua, với lo ngại nguy cơ bạo lực có thể vượt ngoài tầm kiểm soát. Ít nhất 3 người thiệt mạng và nhiều người khác bị thương trong hàng loạt vụ tấn công tại Jerusalem và Tel Aviv hôm qua khi nhiều nhóm Palestine tuyên bố là Ngày Thịnh nộ.

Trong một bước đi bảo vệ Palestine trước tình hình căng thẳng hiện nay, Tổng thư kí Liên đoàn Arab Nabil al-Arabi kêu gọi thành lập một cơ quan quốc tế để bảo vệ người dân Palestine. Tuyên bố đưa ra tại một cuộc họp khẩn cấp tại Cairo sau khi các nước trong khối cho biết sẽ xem xét đưa ra các bước đi pháp lí chống lại Israel. Đại diện các Tiểu vương quốc Arab thống nhất Mohamed Bin Nakheera cho biết, khối này sẽ đưa ra tất cả các biện pháp để bảo vệ người Palestine.

Một cuộc họp khẩn cấp cấp Bộ trưởng Liên đoàn Arab cũng sẽ sớm được tổ chức để giải quyết vấn đề hiện nay. Trong khi đó, thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu hôm qua triệu tập một cuộc họp khẩn cấp Nội các an ninh. Tuyên bố đưa ra sau cuộc họp cho biết, Nội các an ninh đã đưa ra một số biện pháp đối phó với chủ nghĩa khủng bố, trong đó cho phép cảnh sát phong tỏa hoặc áp đặt lệnh giới nghiêm tại một số khu vực ở Đông Jerusalem trong trường hợp xảy ra đụng độ và nguy cơ bạo lực./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Nga: MH17 bị tên lửa phóng từ khu vực do Ukraine kiểm soát bắn hạ
Nga: MH17 bị tên lửa phóng từ khu vực do Ukraine kiểm soát bắn hạ

VOV.VN- Máy bay MH17 đã bị một tên lửa phóng từ Zaroschenskoye, khu vực do quân Chính phủ Ukraine kiểm soát ở Miền Đông, bắn hạ.

Nga: MH17 bị tên lửa phóng từ khu vực do Ukraine kiểm soát bắn hạ

Nga: MH17 bị tên lửa phóng từ khu vực do Ukraine kiểm soát bắn hạ

VOV.VN- Máy bay MH17 đã bị một tên lửa phóng từ Zaroschenskoye, khu vực do quân Chính phủ Ukraine kiểm soát ở Miền Đông, bắn hạ.

Ukraine biện hộ việc không đóng cửa không phận trong thảm kịch MH17
Ukraine biện hộ việc không đóng cửa không phận trong thảm kịch MH17

VOV.VN - Ngày 13/10, Ukraine đã biện hộ cho quyết định không đóng cửa không phận ở miền Đông nước này dẫn tới thảm kịch MH17 bị bắn hạ tháng 7/1024.

Ukraine biện hộ việc không đóng cửa không phận trong thảm kịch MH17

Ukraine biện hộ việc không đóng cửa không phận trong thảm kịch MH17

VOV.VN - Ngày 13/10, Ukraine đã biện hộ cho quyết định không đóng cửa không phận ở miền Đông nước này dẫn tới thảm kịch MH17 bị bắn hạ tháng 7/1024.

Nóng: Máy bay MH17 rơi do trúng tên lửa Buk do Nga sản xuất
Nóng: Máy bay MH17 rơi do trúng tên lửa Buk do Nga sản xuất

VOV.VN - Theo báo cáo cuối cùng của Ban An toàn Hà Lan, máy bay Malaysia MH17 đã rơi do trúng tên lửa do Nga sản xuất. Mảnh tên lửa găm trong thi thể phi công.

Nóng: Máy bay MH17 rơi do trúng tên lửa Buk do Nga sản xuất

Nóng: Máy bay MH17 rơi do trúng tên lửa Buk do Nga sản xuất

VOV.VN - Theo báo cáo cuối cùng của Ban An toàn Hà Lan, máy bay Malaysia MH17 đã rơi do trúng tên lửa do Nga sản xuất. Mảnh tên lửa găm trong thi thể phi công.

Hà Lan kêu gọi Nga hợp tác tích cực trong điều tra vụ MH17
Hà Lan kêu gọi Nga hợp tác tích cực trong điều tra vụ MH17

VOV.VN - Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte ngày 13/10 kêu gọi Nga hợp tác đầy đủ trong cuộc điều tra hình sự liên quan đến vụ máy bay MH17 bị bắn rơi ở Ukraine.

Hà Lan kêu gọi Nga hợp tác tích cực trong điều tra vụ MH17

Hà Lan kêu gọi Nga hợp tác tích cực trong điều tra vụ MH17

VOV.VN - Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte ngày 13/10 kêu gọi Nga hợp tác đầy đủ trong cuộc điều tra hình sự liên quan đến vụ máy bay MH17 bị bắn rơi ở Ukraine.

Kết luận MH17 của Hà Lan: Người thân các nạn nhân lên tiếng
Kết luận MH17 của Hà Lan: Người thân các nạn nhân lên tiếng

VOV.VN - Ủy ban An toàn Hà Lan hôm qua (13/10) đã công bố báo cáo cuối cùng về vụ rơi máy bay Malaysia MH17 tại miền Đông Ukraine tháng 7/2014.

Kết luận MH17 của Hà Lan: Người thân các nạn nhân lên tiếng

Kết luận MH17 của Hà Lan: Người thân các nạn nhân lên tiếng

VOV.VN - Ủy ban An toàn Hà Lan hôm qua (13/10) đã công bố báo cáo cuối cùng về vụ rơi máy bay Malaysia MH17 tại miền Đông Ukraine tháng 7/2014.