Thế giới 24h: Nhật triệu Đại sứ để phản đối, Trung Quốc vẫn nói cứng

VOV.VN - Bất chấp sự phản đối của Nhật Bản, Trung Quốc nói rằng sự hiện diện của tàu nước này gần Senkaku/Điếu ngư là hoàn toàn bình thường.

1. Sáng 9/8, Ngoại trưởng Nhật Bản Fumio Kishida đã triệu Đại sứ Trung Quốc tại Nhật Bản, ông Trình Vĩnh Hoa đến Bộ Ngoại giao, phản đối việc tàu Hải cảnh Trung Quốc liên tục trong những ngày qua đã xâm nhập khu vực quần đảo Sekaku/Điếu Ngư.

Ngoại trưởng Fumio Kishida triệu Đại sứ Trung Quốc tại Nhật Bản, ông Trình Vĩnh Hoa đến Bộ Ngoại giao Nhật Bản sáng 9/8. (Ảnh: Kyodo)

Đây là lần đầu tiên chính thức một quan chức cao cấp là Bộ trưởng Ngoại giao trong Nội các của ông Shinzo Abe phản đối trực tiếp hành vi của Trung Quốc thông qua Đại sứ tại Nhật Bản sau 5 ngày liên tiếp tàu hải cảnh và tàu của ngư dân Trung Quốc xâm nhập vào khu vực  này.

Ông Kishidda cũng cho biết, ngoài việc xâm nhập vùng biển Nhật Bản, có khoảng 6 tàu Trung Quốc đã chở những vật dụng giống như vũ khí. Tuy nhiên, Ông Trình Vĩnh Xuân đã phản bác lại rằng hai bên cần nỗ lực giải quyết ổn thỏa, không nên phức tạp hóa, cường điệu vấn đề.

Sau khi gặp Ngoại trưởng Fumio Kishida, Đại sứ Trình Vĩnh Xuân đã trả lời báo chí rằng quần đảo Senkaku/Điếu Ngư là lãnh thổ của Trung Quốc. Do đó việc tàu Trung Quốc hoạt động tại khu vực này là đương nhiên.

2. Tờ Thời báo New York ngày 8/8 đưa tin các bức ảnh vệ tinh gần đây cho thấy Trung Quốc dường như đã xây xong các nhà chứa máy bay gia cố trên quần đảo Trường Sa thuộc vùng Biển Đông tranh chấp.

Cơ sở Trung Quốc xây dựng trái phép trên Đá Subi. (Ảnh: ft)

Trích dẫn phân tích các bức ảnh do nhóm chuyên gia cố vấn của Trung tâm Chiến lược và Nghiên cứu Quốc tế (CSIS) có trụ sở ở Washington thực hiện, báo trên cho biết đã không có máy bay quân sự nào được nhìn thấy tại thời điểm những bức ảnh được chụp hồi cuối tháng 7 vừa qua, nhưng có những nhà chứa với khoảng trống dành cho bất kỳ máy bay phản lực chiến đấu của lực lượng không quân Trung Quốc.

Những nhà chứa máy bay này được xây dựng trên Đá Chữ Thập, đá Subi và đá Vành Khăn.

Theo CSIS, tất cả những nhà chứa máy bay này đều cho thấy các dấu hiệu của việc tăng cường cấu trúc.

3. Reuters ngày 9/8 đưa tin cho biết, tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng đã lên tiếng nhận trách nhiệm vụ đánh bom liều chết ở bệnh viện tại thành phố Quetta của Pakistan, làm 93 người thiệt mạng và hơn 100 người khác bị thương.

Người dân Pakistan cầu nguyện cho các nạn nhân vụ đánh bom liều chết ở bệnh viện tại thành phố Quetta của Pakistan. (Ảnh: Reuters)

Theo hãng tin Amaq, “một phần tử tử vì đạo của IS đã kích đai thuốc nổ giữa đám đông các nhân viên của Bộ Tư pháp và cảnh sát Pakistan ở thành phố Quetta”.

Giới phân tích cho rằng, nếu thông tin này là đúng sự thật thì đây là tín hiệu đáng báo động đối với Pakistan bởi IS từ trước đến nay thường chỉ hậu thuẫn những nhóm chiến binh sở tại thực hiện các vụ tấn công thay vì trực tiếp “nhúng tay” vào.

Hiện thông tin này vẫn chưa được xác thực. Trước đó, ngày 8/8, nhánh Taliban ở Pakistan Jamaat-ur-Ahrar đã thừa nhận thực hiện vụ đánh bom liều chết nói trên.

Trong một tuyên bố, người phát ngôn nhóm Jamaat-ur-Ahrar Ehsanullah Ehsan cho biết: “Jamaat-ur-Ahrar thừa nhận tiến hành vụ tấn công đó, và thề sẽ tiếp tục thực hiện nhiều vụ tấn công tương tự”.

4. Khoảng 400 binh sĩ thuộc sư đoàn đổ bộ đường không 101 của quân đội Mỹ sẽ triển khai từ Mỹ sang Iraq trong mùa hè này để củng cố lực lượng quân sự Iraq tại một căn cứ phía bắc được coi là bàn đạp cho chiến dịch tấn công tái chiếm Mosul (Iraq) từ tay khủng bố IS.

Lính Mỹ làm nhiệm vụ ở Iraq. (Ảnh: Reuters)

Thông cáo của lục quân Mỹ mới đây cho hay, các binh sĩ thuộc đội tác chiến lữ đoàn 2 sẽ gia nhập 1.300 lính khác thuộc cùng đơn vị này triển khai sang Iraq từ hồi mùa xuân 2016.

Các binh sĩ sắp được triển khai nằm trong số 560 quân nhân bổ sung cho Iraq được Tổng thống Mỹ Obama phê chuẩn. Với số lính mới này, tổng số quân nhân Mỹ có mặt ở Iraq sẽ là 4.657.

Số 400 binh sĩ của đội tác chiến lữ đoàn 2 này này sẽ nằm dưới quyền chỉ huy của tướng Gary Volesky, tư lệnh bộ chỉ huy sư đoàn 101.

5. Ứng viên độc lập Evan McMullin hôm qua (8/8) tuyên bố tham gia chạy đua vào Nhà Trắng với lý do đại diện hai đảng Dân chủ và Cộng hòa không có ai “đủ tiêu chuẩn”. 

Ứng viên độc lập Evan McMullin. (Ảnh: BBC)

Wall Street Journal dẫn lời ông McMullin trong tuyên bố đăng trên trang cá nhân: “Như hàng triệu người Mỹ, tôi đã hy vọng năm nay sẽ có các ứng viên tổng thống tốt hơn dù ở đảng nào nhưng chúng ta lại có hai ứng viên về cơ bản không phù hợp cho trách nhiệm cao cả, với mối quan tâm to lớn với đất nước. Ở thời điểm muộn màng này, tôi không thể đứng bên lề thêm nữa”.

Ông McMullin là người phản đối mạnh mẽ tỷ phú Donald Trump và việc ông ra tranh cử là nhằm thu hút phiếu ủng hộ của các cử tri đảng Cộng hòa có cùng quan điểm. Dù tuyên bố tranh cử muộn nhưng quyết định của ứng viên độc lập này có thể có tác động đến những bang cạnh tranh gay gắt như Ohio, Virginia và New Hampshire.

McMullin từng là đặc vụ của Cục Tình báo Trung ương Mỹ (CIA), có thời gian làm việc ở ngân hàng đầu tư đa quốc gia Goldman Sachs và có bằng thạc sĩ của trường quản trị kinh doanh Wharton./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Chính sách kinh tế của Trump và Clinton: Những gam màu đối lập
Chính sách kinh tế của Trump và Clinton: Những gam màu đối lập

VOV.VN - Chính sách kinh tế mà tỷ phú Trump và bà Hillary Clinton mới công bố cho thấy 2 ứng viên Tổng thống Mỹ đang có quan điểm rất trái ngược nhau.

Chính sách kinh tế của Trump và Clinton: Những gam màu đối lập

Chính sách kinh tế của Trump và Clinton: Những gam màu đối lập

VOV.VN - Chính sách kinh tế mà tỷ phú Trump và bà Hillary Clinton mới công bố cho thấy 2 ứng viên Tổng thống Mỹ đang có quan điểm rất trái ngược nhau.

Nga sẵn sàng tổ chức “Đối thoại Normandi” về Ukraine tại G-20
Nga sẵn sàng tổ chức “Đối thoại Normandi” về Ukraine tại G-20

VOV.VN - Theo Ngoại trưởng Nga, một cuộc gặp của nhóm Bộ Tứ Normandi là kịp thời và thích hợp để giải quyết các mối lo ngại gần đây ở Ukraine.

Nga sẵn sàng tổ chức “Đối thoại Normandi” về Ukraine tại G-20

Nga sẵn sàng tổ chức “Đối thoại Normandi” về Ukraine tại G-20

VOV.VN - Theo Ngoại trưởng Nga, một cuộc gặp của nhóm Bộ Tứ Normandi là kịp thời và thích hợp để giải quyết các mối lo ngại gần đây ở Ukraine.

Nga - Thổ Nhĩ Kỳ kỳ vọng cho một khởi đầu mới
Nga - Thổ Nhĩ Kỳ kỳ vọng cho một khởi đầu mới

VOV.VN - Chuyến thăm Nga của ông Erdogan có thể là thông điệp Thổ Nhĩ Kỳ gửi đến phương Tây rằng, nước này có thể có những lựa chọn chiến lược khác.

Nga - Thổ Nhĩ Kỳ kỳ vọng cho một khởi đầu mới

Nga - Thổ Nhĩ Kỳ kỳ vọng cho một khởi đầu mới

VOV.VN - Chuyến thăm Nga của ông Erdogan có thể là thông điệp Thổ Nhĩ Kỳ gửi đến phương Tây rằng, nước này có thể có những lựa chọn chiến lược khác.

Vì sao 50 quan chức đảng Cộng hòa phản đối Trump trở thành Tổng thống?
Vì sao 50 quan chức đảng Cộng hòa phản đối Trump trở thành Tổng thống?

VOV.VN - 50 quan chức cấp cao của đảng Cộng hòa cảnh báo, nếu trúng cử tỷ phú Donald Trump sẽ trở thành “Tổng thống liều lĩnh nhất trong lịch sử Mỹ”.

Vì sao 50 quan chức đảng Cộng hòa phản đối Trump trở thành Tổng thống?

Vì sao 50 quan chức đảng Cộng hòa phản đối Trump trở thành Tổng thống?

VOV.VN - 50 quan chức cấp cao của đảng Cộng hòa cảnh báo, nếu trúng cử tỷ phú Donald Trump sẽ trở thành “Tổng thống liều lĩnh nhất trong lịch sử Mỹ”.

Cảnh báo nguy cơ người dân Aleppo không thể tiếp cận hàng cứu trợ
Cảnh báo nguy cơ người dân Aleppo không thể tiếp cận hàng cứu trợ

VOV.VN - Phó Đại sứ Pháp tại Liên Hợp Quốc Alexis Lamek cho rằng, giao tranh ở Aleppo có thể làm tiêu tan triển vọng tái đàm phán hòa bình.

Cảnh báo nguy cơ người dân Aleppo không thể tiếp cận hàng cứu trợ

Cảnh báo nguy cơ người dân Aleppo không thể tiếp cận hàng cứu trợ

VOV.VN - Phó Đại sứ Pháp tại Liên Hợp Quốc Alexis Lamek cho rằng, giao tranh ở Aleppo có thể làm tiêu tan triển vọng tái đàm phán hòa bình.