Thủ tướng Đức phản đối việc kết nạp Ukraine vào EU theo “đường tắt”

VOV.VN - Thủ tướng Đức Olaf Scholz ngày 19/5 tuyên bố ông phản đối việc Liên minh châu Âu kết nạp Ukraine làm thành viên theo quy trình rút gọn vì cho rằng điều đó là bất công với các nước Tây Balkan đã xin gia nhập EU từ gần 1 thập kỷ qua nhưng chưa được chấp nhận. 

Phát biểu trước Nghị viện Liên bang Đức trong ngày 19/5, Thủ tướng Đức Olaf Scholz đánh giá, không có “con đường tắt” để Ukraine trở thành thành viên của Liên minh châu Âu, đồng thời cho rằng, việc duy trì quy trình kết nạp thành viên một cách chặt chẽ còn là thể hiện sự công bằng đối với 6 quốc gia ở Tây Balkan vốn nhiều năm qua đã tiến hành những cải cách mạnh mẽ để có thể đủ điều kiện gia nhập Liên minh châu Âu.

Thủ tướng Đức cũng cho biết, ông đồng tình với đánh giá của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cách đây hơn 2 tuần rằng việc Ukraine trở thành thành viên đầy đủ của Liên minh châu Âu có thể kéo dài vài thập kỷ.

“Chúng ta đều biết rằng Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã có lí khi ông ấy chỉ rõ rằng tiến trình gia nhập Liên minh châu Âu không phải là chuyện của vài tháng hay vài năm. Do đó, hiện tại chúng tôi muốn tập trung trợ giúp Ukraine một cách nhanh chóng và thiết thực hơn”.

Các phát biểu của Thủ tướng Đức Olaf Scholz có thể coi là một “gáo nước lạnh” đối với những lời kêu gọi gần đây từ phía chính quyền Ukraine. Trong những ngày qua, Tổng thống Ukraine, Volodymyr Zelensky công khai chỉ trích việc một số nước châu Âu phân biệt đối xử với Ukraine trong khi Ngoại trưởng Ukraine, ông Dmytro Kuleba gây sức ép với Liên minh châu Âu khi cho rằng Liên minh châu Âu có “nghĩa vụ đạo đức” trong việc kết nạp Ukraine làm thành viên và đòi hỏi các lãnh đạo châu Âu sớm chấp thuận đơn xin gia nhập của Ukraine ngay tại Thượng đỉnh EU diễn ra vào cuối tháng 06/2022 tại Brussels.

Tuy nhiên, giới phân tích tại châu Âu cho rằng, việc nguyên thủ Đức-Pháp, hai quốc gia đầu tàu của EU, công khai phản đối việc sớm kết nạp Ukraine làm thành viên EU cho thấy châu Âu ngày càng có biểu hiện không hài lòng với cách chính quyền Ukraine sử dụng sự ủng hộ của dư luận châu Âu để gây sức ép với các nước. Mặc dù vẫn ủng hộ Ukraine về tài chính và quân sự nhưng hai nước Đức-Pháp thời gian qua bắt đầu mâu thuẫn với chính quyền Ukraine về cách tìm giải pháp chấm dứt cuộc chiến. Cả Thủ tướng Đức Olaf Scholz lẫn Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đều chưa tới thăm Kiev kể từ sau khi cuộc chiến nổ ra trong khi nhiều lãnh đạo cấp cao của Mỹ, Anh, Canada và Liên minh châu Âu đã đến Ukraine để thể hiện sự ủng hộ trong thời gian qua.

Cùng ngày 19/5, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cũng đã tiếp Tổng thống Moldova tại thủ đô Paris và thảo luận về khả năng EU kết nạp Moldova làm thành viên trong tương lai. Tổng thống Pháp cho biết ông muốn EU sớm đưa ra ý kiến về đơn xin gia nhập của Moldova, trong bối cảnh ngày càng nhiều lo ngại rằng cuộc chiến tại Ukraine có thể lan sang Moldova trong thời gian tới./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Lý do Nga sử dụng các tên lửa dẫn đường chính xác trong cuộc chiến ở Ukraine
Lý do Nga sử dụng các tên lửa dẫn đường chính xác trong cuộc chiến ở Ukraine

VOV.VN - Các loại tên lửa dẫn đường chính xác đang là một trong những loại vũ khí được quân đội Nga sử dụng trong chiến dịch quân sự ở Ukraine.

Lý do Nga sử dụng các tên lửa dẫn đường chính xác trong cuộc chiến ở Ukraine

Lý do Nga sử dụng các tên lửa dẫn đường chính xác trong cuộc chiến ở Ukraine

VOV.VN - Các loại tên lửa dẫn đường chính xác đang là một trong những loại vũ khí được quân đội Nga sử dụng trong chiến dịch quân sự ở Ukraine.

Các nước BRICS ủng hộ Nga và Ukraine tiếp tục đàm phán
Các nước BRICS ủng hộ Nga và Ukraine tiếp tục đàm phán

VOV.VN - Ngày 19/5, Hội nghị trực tuyến Bộ trưởng Ngoại giao nhóm các nền kinh tế mới nổi (BRICS) đã ra tuyên bố chung, trong đó bày tỏ ủng hộ Nga và Ukraine tiếp tục đàm phán để giải quyết bất đồng. 

Các nước BRICS ủng hộ Nga và Ukraine tiếp tục đàm phán

Các nước BRICS ủng hộ Nga và Ukraine tiếp tục đàm phán

VOV.VN - Ngày 19/5, Hội nghị trực tuyến Bộ trưởng Ngoại giao nhóm các nền kinh tế mới nổi (BRICS) đã ra tuyên bố chung, trong đó bày tỏ ủng hộ Nga và Ukraine tiếp tục đàm phán để giải quyết bất đồng. 

Quốc hội Mỹ thông qua khoản viện trợ gần 40 tỷ USD cho Ukraine
Quốc hội Mỹ thông qua khoản viện trợ gần 40 tỷ USD cho Ukraine

VOV.VN - Thượng viện Mỹ ngày 19/5 đã thông qua khoản viện trợ gần 40 tỷ USD cho Ukraine. Dự luật này đã được Hạ viện thông qua trước đó và sẽ chỉ cần chờ Tổng thống Biden ký thành luật.

Quốc hội Mỹ thông qua khoản viện trợ gần 40 tỷ USD cho Ukraine

Quốc hội Mỹ thông qua khoản viện trợ gần 40 tỷ USD cho Ukraine

VOV.VN - Thượng viện Mỹ ngày 19/5 đã thông qua khoản viện trợ gần 40 tỷ USD cho Ukraine. Dự luật này đã được Hạ viện thông qua trước đó và sẽ chỉ cần chờ Tổng thống Biden ký thành luật.