Ukraine xin xoá nợ 57 tỷ USD do xung đột với Nga

Các chủ nợ quốc tế nên xóa nợ cho Ukraine do hoạt động quân sự của Nga ở nước này, Giám đốc Phòng Kế toán Ukraine (cơ quan kiểm toán của Quốc hội và tổ chức kiểm toán tối cao Ukraine) Valeriy Patskan đề nghị.

Theo đài Sputnik (Nga), trong một bài đăng trên Facebook ngày 1/3, ông Patskan cho rằng quy mô sự tàn phá ở Ukraine do chiến dịch quân sự của Nga gây ra là rất lớn. “Các chủ nợ nước ngoài của chúng tôi phải được yêu cầu xóa các khoản nợ của Ukraine. Cho đến nay, khoản nợ nước ngoài là 1,6 nghìn tỷ hryvnia, tương đương hơn 57 tỷ USD”.

Quan chức này thúc giục: "Các tổ chức tài chính quốc tế nên sửa đổi chính sách nợ và xoá bỏ các khoản nợ của Ukraine!"

Bắt đầu từ năm 1992 với khoản nợ nước ngoài là con số 0 nhờ Nga cam kết gánh khoản nợ 100 tỷ USD từ thời Liên Xô, Ukraine đã liên tục chất đống khối nợ lên tới hàng chục tỷ USD với các chủ nợ quốc tế, trong đó có Quỹ Tiền tệ Quốc tế, Mỹ và Liên minh Châu Âu.

Nợ nước ngoài của Ukraine đối với các chủ nợ nước ngoài tăng đều đặn dưới thời mỗi chính phủ, trong đó chỉ cựu tổng thống Leonid Kuchma là người duy nhất trong sáu tổng thống thời hậu độc lập của đất nước thực hiện các biện pháp để cố gắng giảm gánh nặng nợ trong khoảng đầu và giữa thập niên 2000.

Ukraine trở thành thành viên của Quỹ Tiền tệ Quốc tế vào năm 1992, và các chủ nợ đã cung cấp cho đất nước này các khoản vay hàng chục tỷ USD có điều kiện. Tuy nhiên, theo Sputnik, Ukraine đã dần đi từ một trong những nền kinh tế công nghiệp tiên tiến nhất trên thế giới thành một trong những nước nghèo nhất châu Âu trong vòng 30 năm.

Kiev hiện đang nợ IMF hơn 5 tỷ USD, nợ Ngân hàng Tái thiết Phát triển Quốc tế 2,3 tỷ USD, và nợ nhiều tỉ USD khác từ Mỹ, Liên minh châu Âu, Canada, Đức và Nhật Bản. Khoảng 3/4 các khoản nợ của đất nước được tính bằng USD, trong khi tỷ giá hối đoái USD-hryvnia đã chạm mức thấp nhất lịch sử trong giao dịch gần đây do cuộc xung đột đang diễn ra.

Tổng thống Nga Putin đã triển khai chiến dịch quân sự tại Ukraine hôm 24/2 nhằm mục tiêu “phi quân sự hoá” nước này theo yêu cầu hỗ trợ từ hai nước Cộng hoà tự xưng ở Đông Ukraine mà Moskva đã công nhận độc lập.   

Hiện tại Ngân hàng Thế giới và IMF chạy đua vận động viện trợ nhân đạo cho Ukraine. Một gói viện trợ trị giá ít nhất 350 triệu USD đã được đệ trình lên hội đồng quản trị Ngân hàng Thế giới (WB) để phê duyệt trong tuần này. WB cho biết họ sẵn sàng cung cấp hỗ trợ tăng cường cho các quốc gia láng giềng đang đối mặt với dòng người tị nạn từ Ukraine.

Tính chung, một gói viện trợ trị giá 3 tỷ USD đang được chuẩn bị cho Ukraine trong những tháng tới. Giám đốc IMF Kristalina Georgieva và Chủ tịch Ngân hàng Thế giới David Malpass cảnh báo rằng giá hàng hóa đang tăng, có nguy cơ tiếp tục thúc đẩy lạm phát và sự gián đoạn trên thị trường tài chính Ukraine sẽ tiếp tục trầm trọng hơn nếu xung đột kéo dài. Các nhà lãnh đạo WB và IMF cho biết họ vô cùng bàng hoàng và đau buồn vì cuộc chiến tại Ukraine./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Đức thay đổi chính sách đối ngoại, quốc phòng sau khi Nga tấn công Ukraine
Đức thay đổi chính sách đối ngoại, quốc phòng sau khi Nga tấn công Ukraine

VOV.VN - Chiến dịch quân sự của Nga tại Ukraine đã buộc Đức phải thay đổi lập trường và thực hiện một chính sách đối ngoại quyết đoán hơn, nhằm củng cố vai trò đầu tàu của nước này trong Liên minh châu Âu.

Đức thay đổi chính sách đối ngoại, quốc phòng sau khi Nga tấn công Ukraine

Đức thay đổi chính sách đối ngoại, quốc phòng sau khi Nga tấn công Ukraine

VOV.VN - Chiến dịch quân sự của Nga tại Ukraine đã buộc Đức phải thay đổi lập trường và thực hiện một chính sách đối ngoại quyết đoán hơn, nhằm củng cố vai trò đầu tàu của nước này trong Liên minh châu Âu.

Những vũ khí Nga sử dụng trong cuộc tấn công Ukraine
Những vũ khí Nga sử dụng trong cuộc tấn công Ukraine

VOV.VN - Sau khi Tổng thống Nga Putin phát động chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine ngày 24/2, trên mạng xã hội và truyền thông tràn ngập hình ảnh về chiến sự trong những giờ đầu tiên.

Những vũ khí Nga sử dụng trong cuộc tấn công Ukraine

Những vũ khí Nga sử dụng trong cuộc tấn công Ukraine

VOV.VN - Sau khi Tổng thống Nga Putin phát động chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine ngày 24/2, trên mạng xã hội và truyền thông tràn ngập hình ảnh về chiến sự trong những giờ đầu tiên.

Phương Tây có “vũ khí” nào để chặn đứng cuộc tấn công của Nga vào Ukraine?
Phương Tây có “vũ khí” nào để chặn đứng cuộc tấn công của Nga vào Ukraine?

VOV.VN - Sau chiến dịch quân sự của Nga tại Ukraine, nhiều nhà phân tích đã đặt câu hỏi phương Tây sẽ hành động ra sao để chặn đứng chiến tranh?

Phương Tây có “vũ khí” nào để chặn đứng cuộc tấn công của Nga vào Ukraine?

Phương Tây có “vũ khí” nào để chặn đứng cuộc tấn công của Nga vào Ukraine?

VOV.VN - Sau chiến dịch quân sự của Nga tại Ukraine, nhiều nhà phân tích đã đặt câu hỏi phương Tây sẽ hành động ra sao để chặn đứng chiến tranh?

Vì sao quân đội Nga tìm cách kiểm soát khu vực hạt nhân nguy hiểm Chernobyl?
Vì sao quân đội Nga tìm cách kiểm soát khu vực hạt nhân nguy hiểm Chernobyl?

VOV.VN - Chuyên gia Tim Mousseau cho rằng, quyết định của Nga tiến vào Ukraine thông qua một khu vực đầy nguy hiểm như Chernobyl có thể là dấu hiệu cho thấy chiến sự sẽ leo thang.

Vì sao quân đội Nga tìm cách kiểm soát khu vực hạt nhân nguy hiểm Chernobyl?

Vì sao quân đội Nga tìm cách kiểm soát khu vực hạt nhân nguy hiểm Chernobyl?

VOV.VN - Chuyên gia Tim Mousseau cho rằng, quyết định của Nga tiến vào Ukraine thông qua một khu vực đầy nguy hiểm như Chernobyl có thể là dấu hiệu cho thấy chiến sự sẽ leo thang.