Mẹ sẽ dạy con biết cách tự lập

Thế giới đôi khi tràn ngập lời nói dối, tràn ngập những hình thức xa hoa nhưng con hãy sống thực nhé, đừng chạy theo hình thức bên ngoài. 

Một buổi sáng ngồi xem lại các đoạn clip ghi từng khoảnh khắc con lớn, giờ con đã là một cậu bé chập chững rồi. Mẹ ngồi đây ngẫm nghĩ cho quá khứ, hiện tại và tương lai của con trai, lo lắng, hy vọng, hạnh phúc. Nhớ lại từ lúc mang bầu con đến khi nuôi dưỡng, xen lẫn niềm hạnh phúc cũng có những nỗi buồn và tủi hờn. Lúc mang thai con, vì công việc ở công trường xa xôi, khói bụi ô nhiễm, cộng với cơ địa không tốt, mẹ đã bị dị ứng thai trầm trọng, các vết lở loét lan ra toàn thân, ngứa ngáy khó chịu nhưng mẹ cũng cam chịu vì muốn tốt cho con.

Mẹ đã nghiên cứu tài liệu và biết đó là triệu chứng dị ứng thai, ông bà không tin lại cho rằng mẹ bị mắc một chứng bệnh kỳ lạ nào đó bởi tại sao lại xảy ra với mẹ mà không xảy ra với bà nội con hay bất kỳ người phụ nữ mang thai nào mà ông bà đã thấy. Mẹ giải thích nhưng luôn bị gạt đi và cho rằng mẹ cãi lời, hỗn láo với ông bà. Nhiều loại thuốc được đưa ra nhưng mẹ từ chối vì có tác dụng không tốt với thai nhi, điều đó càng làm ông bà trách mẹ, nói mẹ là người ích kỷ.

Ảnh minh họa

Ba con cũng chẳng thể giúp mẹ nhiều vì dù sao vẫn là con của ông bà. Sau một thời gian buồn cho số phận, mẹ đã quyết tâm phải tự mình tìm hiểu và chịu đựng. Bao nhiêu đêm mất ngủ vì ngứa ngáy, mẹ đã đọc rất nhiều bài báo, thông tin về bệnh dị ứng thai, biết rằng trên thế giới rất phổ biến, không có biến chứng gì với thai nhi cả. Sau khi sinh, các vết lở loét sẽ tự lành lại mà không cần thuốc men gì. Lúc này đây, mẹ chỉ biết im lặng, không muốn chia sẻ gì với ông bà nữa vì có nói cũng không hiểu.

Đến khi sinh con ra, con khỏe mạnh như bao đứa trẻ khác, mẹ thở phào nhẹ nhõm, rồi mẹ cũng bình thường, da dẻ hồng hào, mọi vết lở loét biến mất như thông tin mẹ đã tìm hiểu. Ba con luôn bận rộn với những chuyến đi nước ngoài, bận chạy theo sự nghiệp nên không thể trực tiếp chăm con. Vì con là cháu đầu tiên của hai bên nội ngoại nên mẹ xác định đó sẽ là áp lực, có rất nhiều ý kiến, cách dạy cháu, dạy con mà mẹ phải nghe theo nếu muốn làm ông bà hai bên vui lòng, như một bài văn mẫu được truyền từ đời này qua đời khác, nhưng như vậy có thực sự tốt cho con hay không?

Suy cho cùng, con là con của ba mẹ, không phải con của ông bà, tại sao ông bà lại tạo áp lực bắt phải nuôi con theo cách ông bà muốn. Mẹ muốn con trai tự quan sát, tìm hiểu, tự làm được mọi thứ cơ bản nhất, con trai của mẹ biết tự đứng dậy khi té ngã, muốn đi đến hướng con muốn đi. Mẹ không muốn con giống như nhiều bé mẹ đã quan sát xung quanh, luôn bị ép ăn, ép ngủ, đi chơi là luôn được rào chắn xung quanh hay ngồi đờ đẫn trên chiếc xe được ông bà/ ba mẹ đẩy đi.

Như thời ngày xưa, mẹ không cảm thấy tình cảm ấm áp trong gia đình mình vì mọi thứ đều là “không”, “phải”, hay khi có ý kiến sẽ bị cho là cãi lời cha mẹ, hỗn láo, muốn mua cái gì đó sẽ bị coi là đua đòi, hay phải nhìn vào tấm gương của anh/ chị hay người khác mà sống theo. Mẹ tự hỏi mỗi người một cuộc sống khác nhau, tại sao phải giống một ai đó về suy nghĩ, lối sống hay lời nói? Mẹ dạy con tự đi ngủ, dạy con biết đói thì ăn dù rằng con khóc rất nhiều, hét rất nhiều. Mẹ để con khóc, con mệt, thế con mới biết giá trị của giấc ngủ. Giấc ngủ là quan trọng với con, mẹ để con hét rồi con sẽ ăn.

Khi con bị bệnh, mẹ lo lắng rất nhiều nhưng không thể nôn nóng, phải xem xét con bị bệnh nặng hay nhẹ mà có hướng giải quyết. Mẹ muốn tự nuôi con mà không cần nhờ đến ông bà giống như các bà mẹ khác. Kết quả là gì? Mẹ bị mắng thậm tệ, ông bà luôn dùng những từ cay nghiệt để nói mẹ những lúc con ốm đau, rồi ba con ở xa luôn nhận được email cập nhật tình hình “xấu xa” của mẹ. Mẹ rất buồn nhưng bù lại con biết tự đi ngủ, sáng dậy sớm gọi mẹ dậy, khi con muốn ăn chỉ vào đồ ăn, khi té ngã con tự đứng dậy và con biết buông tay mẹ tự khám phá tìm hiểu xung quanh.

Mẹ không thể cho con nhiều thứ như ước mơ ba con muốn tạo dựng, một nền giáo dục, y tế, dịch vụ tốt hơn nhưng mẹ sẽ cho con sự tự lập và biết lắng nghe ý kiến. Thế giới đôi khi tràn ngập lời nói dối, tràn ngập những hình thức xa hoa nhưng con hãy sống thực nhé, đừng chạy theo cái hình thức bên ngoài. Hãy đi về hướng con muốn đi và buông tay ba mẹ khi con sẵn sàng. Mẹ yêu con, con trai của mẹ./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Bị bệnh hiểm nghèo, chỉ muốn hiến xác cho y học
Bị bệnh hiểm nghèo, chỉ muốn hiến xác cho y học

VOV.VN - Tôi nghĩ sớm muộn gì cũng bị bệnh quật ngã, nếu không làm được gì cho gia đình, chí ít tôi cũng làm gì đó để giúp đỡ người khác.

Bị bệnh hiểm nghèo, chỉ muốn hiến xác cho y học

Bị bệnh hiểm nghèo, chỉ muốn hiến xác cho y học

VOV.VN - Tôi nghĩ sớm muộn gì cũng bị bệnh quật ngã, nếu không làm được gì cho gia đình, chí ít tôi cũng làm gì đó để giúp đỡ người khác.

“Cặp kè” với người yêu cũ dù anh ta đã kết hôn
“Cặp kè” với người yêu cũ dù anh ta đã kết hôn

VOV.VN - Cho đến giờ, tôi vẫn chưa lập gia đình. Tôi không biết mình đang hy vọng vào điều gì. và không biết mình làm thế là đúng hay sai.

“Cặp kè” với người yêu cũ dù anh ta đã kết hôn

“Cặp kè” với người yêu cũ dù anh ta đã kết hôn

VOV.VN - Cho đến giờ, tôi vẫn chưa lập gia đình. Tôi không biết mình đang hy vọng vào điều gì. và không biết mình làm thế là đúng hay sai.

Càng ngày càng ít yêu chồng
Càng ngày càng ít yêu chồng

Tôi có vẻ chán chồng nhưng cũng không nghĩ tới bất kỳ người đàn ông nào khác. Gần đây, tôi luôn tồn tại suy nghĩ sinh con xong sẽ ly hôn và làm mẹ đơn thân.

Càng ngày càng ít yêu chồng

Càng ngày càng ít yêu chồng

Tôi có vẻ chán chồng nhưng cũng không nghĩ tới bất kỳ người đàn ông nào khác. Gần đây, tôi luôn tồn tại suy nghĩ sinh con xong sẽ ly hôn và làm mẹ đơn thân.

Có phải tiền là nhất?
Có phải tiền là nhất?

“Tiền là thước đo giá trị của con người, không có tiền thì chỉ có chết”. Câu đó Phượng tuyên ngôn từ thời thiếu nữ, và chị đã tôn nghiêm thực hiện nó như mệnh lệnh của đời mình.

Có phải tiền là nhất?

Có phải tiền là nhất?

“Tiền là thước đo giá trị của con người, không có tiền thì chỉ có chết”. Câu đó Phượng tuyên ngôn từ thời thiếu nữ, và chị đã tôn nghiêm thực hiện nó như mệnh lệnh của đời mình.

Vợ chồng tôi như hai người bạn ngủ chung giường
Vợ chồng tôi như hai người bạn ngủ chung giường

Chúng tôi ngủ chung giường, một năm nay nằm cạnh nhau như hai người bạn nhưng không có sự chia sẻ, cũng không một cử chỉ và lời nói yêu thương nào.

Vợ chồng tôi như hai người bạn ngủ chung giường

Vợ chồng tôi như hai người bạn ngủ chung giường

Chúng tôi ngủ chung giường, một năm nay nằm cạnh nhau như hai người bạn nhưng không có sự chia sẻ, cũng không một cử chỉ và lời nói yêu thương nào.

Khó xử khi mẹ bạn trai quá quan tâm đến chuyện "tế nhị"
Khó xử khi mẹ bạn trai quá quan tâm đến chuyện "tế nhị"

Bác rất nhiệt tình và hiền lành nhưng mình xấu hổ khi bác hỏi thẳng: "Cháu và con bác có chung chăn gối rồi phải không?".

Khó xử khi mẹ bạn trai quá quan tâm đến chuyện "tế nhị"

Khó xử khi mẹ bạn trai quá quan tâm đến chuyện "tế nhị"

Bác rất nhiệt tình và hiền lành nhưng mình xấu hổ khi bác hỏi thẳng: "Cháu và con bác có chung chăn gối rồi phải không?".

Mặc cảm về thân phận nên không dám yêu ai
Mặc cảm về thân phận nên không dám yêu ai

VOV.VN - Tôi thấy mình không thể làm được gì cho bản thân, gia đình, cũng không dám nhận lời yêu ai vì tự ti, mặc cảm. 

Mặc cảm về thân phận nên không dám yêu ai

Mặc cảm về thân phận nên không dám yêu ai

VOV.VN - Tôi thấy mình không thể làm được gì cho bản thân, gia đình, cũng không dám nhận lời yêu ai vì tự ti, mặc cảm. 

Vợ chồng tôi như hai người bạn chung nhà
Vợ chồng tôi như hai người bạn chung nhà

Tôi sống lặng lẽ như chiếc bóng, vẫn hàng ngày chăm con và dõi theo bóng chồng. Anh không còn quan tâm hay muốn nói gì đến tôi nữa...

Vợ chồng tôi như hai người bạn chung nhà

Vợ chồng tôi như hai người bạn chung nhà

Tôi sống lặng lẽ như chiếc bóng, vẫn hàng ngày chăm con và dõi theo bóng chồng. Anh không còn quan tâm hay muốn nói gì đến tôi nữa...