Lên phương án tiếp nhận toàn bộ trẻ trong chùa Bồ Đề
VOV.VN - Bắt khẩn cấp 2 bảo mẫu chùa Bồ Đề vì hành vi “mua bán trẻ em”, tìm thấy thi thể chị Huyền trong vụ TMV Cát Tường… được nhiều người quan tâm
Bắt khẩn cấp 2 bảo mẫu chùa Bồ Đề vì hành vi “mua bán trẻ em”
- >> Mua bán trẻ em ở chùa Bồ Đề: Công tác quản lý bị buông lỏng
- >> Thanh tra việc nuôi trẻ ở chùa Bồ Đề trong một tuần
- >> Vụ chùa Bồ Đề: Vì sao mẹ bán con không bị truy trách nhiệm hình sự?
- >> Yêu cầu chùa Bồ Đề ngừng tiếp nhận trẻ bị bỏ rơi, trẻ mồ côi
- >> Vụ mua bán trẻ em ở chùa Bồ Đề: Trụ trì chùa phải có trách nhiệm
- >> Vụ mua bán trẻ ở chùa Bồ Đề: Điều tra trách nhiệm sư trụ trì
- >> Cháu bé bị mua bán ở chùa Bồ Đề đã chết
Sở Lao động, Thương binh & Xã hội Hà Nội đã yêu cầu 5 trung bảo trợ xã hội của thành phố chuẩn bị điều kiện cần thiết để sẵn sàng tiếp nhận trẻ đang được nuôi dưỡng ở chùa Bồ Đề. “Chúng tôi vẫn đang chờ kết quả thanh kiểm tra liên ngành do quận Long Biên chủ trì đối với chùa Bồ Đề và ý kiến chỉ đạo cụ thể của thành phố. Ngành lao động đã chuẩn bị sẵn sàng điều kiện để tiếp nhận toàn bộ các đối tượng tại chùa Bồ Đề”, ông Đặng Văn Bất, Phó giám đốc Sở Lao động, Thương binh & Xã hội Hà Nội cho biết.
Theo kế hoạch, trong đầu tuần tới, UBND quận Long Biên cũng sẽ có kết luận thanh tra toàn diện về chùa Bồ Đề - nơi liên quan đến nghi án mua bán trẻ em rúng động dư luận.
Trước đó, UBND quận Long Biên, Hà Nội đã quyết định lập đoàn thanh tra gồm 5 tổ công tác tiến hành thanh tra toàn diện các hoạt động của chùa Bồ Đề. Theo quyết định này, mọi công việc sẽ được hoàn tất sau 1 tuần.
Như vậy, tính từ thời điểm bắt đầu thanh tra là ngày 6/8, nếu đúng như kế hoạch, kết luận thanh tra sẽ có vào đầu tuần tới, ngày 11/8.
Bước đầu, cơ quan điều tra đã xác định việc hai nghi phạm bị bắt đã thực hiện việc mua bán bé Cù Nguyên Công (trẻ sơ sinh được nuôi tại chùa Bồ Đề vào cuối năm 2013) với giá 35 triệu đồng.
Biển Đông được quan tâm đặc biệt tại các Hội nghị ASEAN và đối tác
- >> AMM 47 quan ngại sâu sắc về tình hình vừa qua trên Biển Đông
- >> Khai mạc Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN 47 (AMM-47)
- >> Việt Nam tham dự hội nghị AMM 47 và các hội nghị liên quan
- >> ASEAN quan tâm đảm bảo an ninh, an toàn hàng hải ở Biển Đông
Trong tuần, tại các Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN+1 với các đối tác, các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN và đối tác, đã tập trung kiểm điểm tình hình quan hệ đối thoại và hợp tác trong năm qua, đề xuất định hướng thúc đẩy hợp tác thời gian tới; trao đổi về các vấn đề khu vực và quốc tế cùng quan tâm cũng như bàn công tác chuẩn bị cho Cấp cao giữa ASEAN với một số Đối tác cuối năm nay. Các nước đánh giá cao kết quả đạt được trong các lĩnh vực hợp tác giữa ASEAN với các Đối tác, nhất là các đóng góp quan trọng vào thúc đẩy hòa bình, ổn định và phát triển ở khu vực.
Các nước nhất trí tiếp tục tăng cường hợp tác thông qua triển khai hiệu quả các Kế hoạch hành động hiện có giữa ASEAN với từng Đối tác, đặt trọng tâm vào các lĩnh vực kinh tế, thương mại, đầu tư, thu hẹp khoảng cách phát triển, biến đổi khí hậu, quản lý thiên tai, dịch bệnh, giao lưu văn hóa và giáo dục, du lịch...
Tại các Hội nghị, khi trao đổi về các vấn đề khu vực và quốc tế, vấn đề Biển Đông được đặc biệt quan tâm. Các nước ASEAN và đối tác bày tỏ quan ngại sâu sắc về tình hình căng thẳng vừa qua ở Biển Đông ảnh hưởng nghiêm trọng đến hòa bình, an ninh và ổn định ở khu vực; do đó, cần phải nỗ lực bảo đảm không để tái diễn các sự việc tương tự. Các Hội nghị nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tuân thủ luật pháp quốc tế, Công ước LHQ về Luật biển (1982); giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, thực hiện kiềm chế, không sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực. ASEAN và TQ cần nỗ lực hơn nữa nhằm bảo đảm thực hiện đầy đủ các cam kết nêu trong Tuyên bố Ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), trước hết là quy định tại Điều 5 của DOC về thực hiện kiềm chế, không được có hành động gây bất ổn định và làm phức tạp tình hình, yêu cầu cần đẩy mạnh thương lượng thực chất để sớm đạt được Bộ quy tắc ứng xử COC nhằm bảo đảm tốt hơn hòa bình và ổn định ở khu vực.
Trong dịp này, các Bộ trưởng cũng đã đề ra các phương hướng cụ thể nhằm đẩy mạnh hơn nữa quan hệ của ASEAN với các đối tác liên quan.
Thủ tướng chỉ đạo dùng mọi biện pháp ngăn chặn bệnh dịch Ebola
- >> Dịch Ebola có thể lây lan qua đường hàng không vào Việt Nam
- >> Việt Nam đặt 3 tình huống chống dịch bệnh Ebola
- >> Đã có thuốc đặc trị virus Ebola?
Bệnh do virus Ebola là một bệnh truyền nhiễm cấp tính nguy hiểm thuộc nhóm A có khả năng lây lan nhanh và tỷ lệ tử vong cao, có thể lên tới 90%. Bệnh lây từ người sang người qua tiếp xúc trực tiếp với máu, dịch tiết, bộ phận cơ thể của người mắc bệnh, động vật bị bệnh hoặc tiếp xúc với môi trường, dụng cụ bị ô nhiễm bởi dịch tiết của người, động vật mắc bệnh.
Từ cuối năm ngoái đến tháng 8 năm nay, dịch bệnh do virus Ebola đã bùng phát trở lại tại 4 quốc gia vùng Tây Phi với trên 1.600 người mắc và đã có 887 người tử vong.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nêu rõ: “Bộ Y tế phối hợp chặt chẽ với WHO để nắm chắc diễn biến dịch bệnh; thông báo kịp thời diễn biến dịch bệnh, đồng thời nói rõ tính nguy cấp, cơ chế lây lan và tuyên truyền các biện pháp phòng ngừa dịch bệnh để người dân biết và nâng cao ý thức tự phòng tránh dịch bệnh”.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng yêu cầu các Bộ: Y tế, Giao thông Vận tải, Quốc phòng, Công an phối hợp tăng cường thiết bị, kiểm soát, ngăn chặn dịch bệnh ngay tại các cửa khẩu quốc tế, cả hàng không, đường bộ và đường biển, đồng thời có phương án phân loại cụ thể và cách ly hiệu quả. Bộ Ngoại giao, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch có khuyến cáo phù hợp về hạn chế công dân Việt Nam đi làm việc, du lịch tại các nước có dịch hoặc nguy cơ cao về dịch bệnh.
Thủ tướng cũng yêu cầu Bộ Y tế chịu trách nhiệm xây dựng phương án, kế hoạch, hướng dẫn về mặt chuyên môn, hậu cầu nhằm chủ động dập dịch trong trường hợp bệnh dịch được phát hiện và lây lan trong nội địa.
Đề xuất tăng mức lương tối thiểu lên 3,1 triệu đồng
Đây là phương án được Hội đồng Tiền lương Quốc gia chốt sau buổi làm việc sáng 6/8 và sẽ được trình lên Thủ tướng cân nhắc, quyết định áp dụng từ năm sau.
Như vậy, mức tăng lương trung bình so với năm nay là 15,1%.
Phương án tăng lương tối thiểu lên 3,1 triệu đồng/tháng tại vùng 1 đã nhận được 63% so phiếu đồng thuận và trở thành phương án tăng lương tối thiểu năm 2015 mà Hội đồng Tiền lương Quốc gia trình Chính phủ phê duyệt.
Điểm sàn năm 2014: Cao nhất là 18 điểm
- >> Bộ GD-ĐT sẽ trưng cầu ý kiến để xác định “điểm sàn” mới
- >> Hạ điểm sàn có “cứu” được trường ĐH ngoài công lập?
- >> Cần làm rõ chuyện “hai điểm sàn” của Bộ GD-ĐT
Hội đồng điểm sàn của Bộ GD-ĐT vừa họp và quyết định mức điểm sàn xét tuyển vào ĐH, CĐ.
Theo đó, Bộ quy định 3 mức điểm sàn ĐH khối A, A1, C và D là 13, 14 và 17 điểm. Khối B cũng có 3 mức điểm sàn là: 14, 15, 18. Điểm sàn hệ CĐ kém hơn hệ ĐH 3 điểm (tương ứng với từng khối).
Rộn ràng mùa Lễ Vu lan báo hiếu
- >> Nhân lễ Vu Lan, nghĩ về đạo hiếu trong văn hóa Việt
- >> Hàng nghìn người đội mưa dự lễ Vu Lan báo hiếu
- >> Hà Nội rộn ràng Đại lễ Vu Lan
- >> Tỏ lòng thành kính ngày Vu Lan
- >> Vu lan nhắc đạo làm con
Lễ Vu lan năm nay đúng vào ngày thứ bảy, chủ nhật, nên ngay từ sáng sớm, hầu hết các chùa trong cả nước từ sáng sớm đã mở cửa đón mọi người.
Trong tâm thức mỗi người dân Việt Nam, Đại lễ Vu lan không chỉ là ngày lễ của riêng Phật giáo mà đã trở thành ngày lễ chung để những người con thể hiện tấm lòng hiếu thảo đối với các đấng sinh thành, dưỡng dục. Mùa Vu lan báo hiếu cũng là dịp để mỗi người chúng ta sống chậm lại, yêu thương nhiều hơn, gửi gắm tình cảm và hành động thực sự tới cha mẹ và những số phận xung quanh mình.
Khởi nguồn là ngày lễ của các Phật tử, lễ Vu Lan giờ đây đã trở thành lễ báo hiếu của người Việt Nam. Tinh thần mùa Vu Lan cũng được mở rộng ra không chỉ giáo dục lòng hiếu thảo mà còn giáo dục tình yêu thương đất nước, tinh thần tôn sư trọng đạo, yêu thương cha mẹ, mọi người.
Xe khách đâm vào vách núi, 3 người chết, 32 người bị thương nặng
- >> Xe khách bốc cháy trong hầm Hải Vân: Chậm vài phút sẽ gây ra thảm họa
- >> Đi bộ trên vỉa hè cũng bị xe khách đâm trọng thương
- >> Hai xe khách “đụng” nhau rồi đâm sập nhà dân
Vụ tai nạn xảy ra vào khoảng 10h sáng 5/8, trên tuyến đường Đà Lạt - Nha Trang (đường tỉnh ĐT 723), đoạn qua xã Đạ Chai, huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng.
Để tránh không cho xe lao thẳng xuống suối, tài xế Long đã đánh tay lái qua phải khiến xe đâm thẳng vào vách núi trước khi dừng lại.
Hậu quả, cú đâm mạnh đã khiến 3 người trên xe tử vong tại chỗ gồm tài xế Long cùng 2 hành khách (1 nam, 1 nữ). Vụ tai nạn cũng khiến 32 người bị thương nặng được chuyển đi cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lâm Đồng.
Đã tìm thấy thi thể nạn nhân vụ Thẩm mỹ viện Cát Tường
- >> Thi thể nữ ở bến đò Vân Đức là nạn nhân Lê Thị Thanh Huyền
- >> Luật sư nói gì về vụ án ở thẩm mỹ viện Cát Tường?
- >> Tìm thấy xác chị Huyền là căn cứ định tội bác sĩ Tường
- >> Vụ Cát Tường: ADN thi thể trôi sông trùng với ADN người thân nạn nhân
Thông tin chính thức từ Viện Khoa học hình sự - Bộ Công an đã giám định và có cơ sở truy nguyên ra thi thể của chị Huyền. Cơ sở của kết luận này là việc lấy mẫu ADN của mẹ đẻ và con chị Huyền. Sau khi giám định và so sánh với mẫu mà cơ quan điều tra trưng cầu giám định, kết quả cho thấy có mối quan hệ cùng huyết thống.
Thời gian qua, người dân ở nhiều nơi cũng đã phát hiện được một số xác chết trên sông Hồng và báo gia đình chị Huyền đến nhận dạng. Nhưng sau khi cơ quan Công an tiến hành giám định đã khẳng định không phải là thi thể của chị Huyền.
Như vậy, sau một quá trình vất vả và gian truân trong việc truy tìm thi thể của chị Huyền bị bác sỹ Nguyễn Mạnh Tường và nhân viên bảo vệ Đào Quang Khánh vứt xuống sông Hồng, cuối cùng, thi thể chị Huyền đã được tìm thấy. Đây cũng là một yếu tố rất quan trọng trong việc điều tra và xử lý chính xác, đúng tội danh với đối tượng gây án chính là bác sỹ Nguyễn Mạnh Tường./.