Chấm thẩm định lại tỷ lệ đỗ tốt nghiệp ở cả 63 tỉnh, thành

VOV.VN -Danh hiệu thi đua của những tỉnh, thành phố có tỷ lệ tốt nghiệp tăng cao được công nhận sau khi có kết quả chấm thẩm định

Mới đây, trả lời đại biểu Quốc hội về việc trừ điểm thi đua đối với các trường có tỷ lệ học sinh đỗ tốt nghiệp phổ thông cao, Bộ trưởng GD-ĐT Phạm Vũ Luận cho biết, từ năm học 2006-2007, Bộ Giáo dục và Đào tạo triển khai thực hiện Chỉ thị số 33/2006/CT-TTg ngày 08/9/2006 của Thủ tướng Chính phủ về chống tiêu cực và khắc phục bệnh thành tích trong giáo dục thông qua cuộc vận động “Hai không” của ngành và phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Trong đó, thực hiện đổi mới công tác thi đua – khen thưởng, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã xây dựng các tiêu chí thi đua gắn với nội dung thực hiện cuộc vận động "Hai không"; cụ thể hoá các tiêu chí thi đua cho sát với thực tiễn của địa phương, không lấy kết quả thi tốt nghiệp trung học phổ thông để đánh giá, xếp loại thi đua của giáo viên, nhà trường và địa phương; tôn vinh đúng đối tượng nhằm tạo động lực thúc đẩy phong trào thi đua.

Với phương châm quán triệt sâu sắc Nghị quyết Đại hội XI và các Nghị quyết Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng, ngành giáo dục đào tạo đã chủ động điều chỉnh một số quan điểm chỉ đạo: Trên cơ sở kết quả phát triển quy mô, số lượng đã đạt được, chuyển sang phát triển giáo dục đào tạo theo chất lượng, chú trọng hiệu quả và đáp ứng nhu cầu xã hội; coi việc nâng cao chất lượng và tuân thủ quy hoạch phát triển nhân lực là mục tiêu của phát triển giáo dục đào tạo.

Kết quả chấm thẩm định của Bộ sau các kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông (THPT) ở các địa phương (Sau kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2012 đã chấm 7.406 bài thi tự luận 4 môn: Toán, Ngữ văn, Địa lí và Lịch sử của 16 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có kết quả tăng đột biến) cho thấy: Một số bài thi có kết quả điểm công bố khác biệt so với kết quả chấm thẩm định của Bộ Giáo dục và Đào tạo; Giám thị ở một số phòng thi chưa thực sự nghiêm túc và chưa làm tròn chức trách; Một số giám khảo không thực hiện đúng quy định của quy chế, thiếu tinh thần trách nhiệm; Một số giám khảo chấm sai, chấm không đúng đáp án và thang điểm, hạ thấp yêu cầu đánh giá bài làm của thí sinh so với hướng dẫn chấm; Công tác chỉ đạo, tổ chức coi thi, chấm thi, công tác kiểm tra, thanh tra trước, trong và sau kỳ thi chưa thực sự sâu sát và thiếu chặt chẽ.

Bộ trưởng Phạm Vũ Luận cho biết, về việc này, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có công văn thông báo tới các Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh để tổ chức rút kinh nghiệm và xử lý những vi phạm theo quy định; đồng thời, đề ra những biện pháp cụ thể khắc phục những thiếu sót, khuyết điểm, nhằm tổ chức các kỳ thi trong thời gian tới của địa phương đảm bảo an toàn, nghiêm túc, đúng quy chế.

Năm 2013, chấm thẩm định lại tỷ lệ đỗ tốt nghiệp THPT ở cả 63 tỉnh, thành

Để duy trì và nâng cao kết quả cuộc vận động “Hai không”, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức hội nghị Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo toàn quốc để kiểm điểm, đánh giá kết quả tổ chức các kỳ thi năm 2011, thảo luận các chủ trương, giải pháp để tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2012 và những năm tiếp theo. Hội nghị đã thống nhất nhận định: Trong tình hình thực tế, với các điều kiện đảm bảo chất lượng của cả các địa phương, việc tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THPT tăng đột biến so với các năm trước là chưa hợp lý. Các đại biểu dự hội nghị cũng đã thống nhất chủ trương giao quyền chủ động và trách nhiệm của Giám đốc sở Giáo dục và Đào tạo trong việc tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT với quyết tâm chiến lược do Ban Cán sự Đảng Bộ Giáo dục và Đào tạo phát động: Tổ chức kỳ thi trung thực, nghiêm túc như là một hành động thiết thực của ngành giáo dục đào tạo quán triệt đầy đủ Nghị quyết Đại hội lần thứ XI của Đảng về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, không để tỷ lệ tốt nghiệp vượt quá tỷ lệ của những năm trước và tỷ lệ tốt nghiệp Bổ túc THPT không cao hơn của THPT.

Hội nghị Giám đốc  Sở Giáo dục và Đào tạo toàn quốc tháng 3 năm 2013 tiếp tục khẳng định quyết tâm thực hiện nghiêm túc những chủ trương trên và thống nhất: Chấm thẩm định ở cả 63/63 tỉnh, thành phố; Danh hiệu thi đua của những tỉnh, thành phố có tỷ lệ tốt nghiệp THPT năm 2013 tăng cao so với những năm trước sẽ được xem xét, công nhận sau khi có kết quả chấm thẩm định của Bộ./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Từ 1/9, học sinh THPT vùng khó khăn được hỗ trợ ăn, ở
Từ 1/9, học sinh THPT vùng khó khăn được hỗ trợ ăn, ở

Học sinh đủ điều kiện được hỗ trợ tối đa 9 tháng/năm học, mức hỗ trợ tiền ăn/tháng bằng 40% mức lương tối thiểu chung.

Từ 1/9, học sinh THPT vùng khó khăn được hỗ trợ ăn, ở

Từ 1/9, học sinh THPT vùng khó khăn được hỗ trợ ăn, ở

Học sinh đủ điều kiện được hỗ trợ tối đa 9 tháng/năm học, mức hỗ trợ tiền ăn/tháng bằng 40% mức lương tối thiểu chung.

GS Nguyễn Lân Dũng bàn về bỏ hay không thi tốt nghiệp THPT
GS Nguyễn Lân Dũng bàn về bỏ hay không thi tốt nghiệp THPT

VOV.VN - GS Nguyễn Lân Dũng: “Cả xã hội phải đổi mới tư duy giáo dục là học không phải để lấy bằng, mà học là để thành người…”

GS Nguyễn Lân Dũng bàn về bỏ hay không thi tốt nghiệp THPT

GS Nguyễn Lân Dũng bàn về bỏ hay không thi tốt nghiệp THPT

VOV.VN - GS Nguyễn Lân Dũng: “Cả xã hội phải đổi mới tư duy giáo dục là học không phải để lấy bằng, mà học là để thành người…”

Bỏ kỳ thi tốt nghiệp THPT: Nên hay đừng?
Bỏ kỳ thi tốt nghiệp THPT: Nên hay đừng?

VOV.VN -Đằng sau từ “bỏ” thì ngành giáo dục-đào tạo còn phải gồng gánh rất nhiều vấn đề tồn tại của ngành trong nhiều năm qua.

Bỏ kỳ thi tốt nghiệp THPT: Nên hay đừng?

Bỏ kỳ thi tốt nghiệp THPT: Nên hay đừng?

VOV.VN -Đằng sau từ “bỏ” thì ngành giáo dục-đào tạo còn phải gồng gánh rất nhiều vấn đề tồn tại của ngành trong nhiều năm qua.

Sau 2015, học sinh THPT sẽ học theo chương trình SGK mới
Sau 2015, học sinh THPT sẽ học theo chương trình SGK mới

(VOV) -Chương trình SGK sẽ được cải tiến, thay đổi theo như Đề án đổi mới cơ bản và toàn diện nền giáo dục.

Sau 2015, học sinh THPT sẽ học theo chương trình SGK mới

Sau 2015, học sinh THPT sẽ học theo chương trình SGK mới

(VOV) -Chương trình SGK sẽ được cải tiến, thay đổi theo như Đề án đổi mới cơ bản và toàn diện nền giáo dục.

Vì sao các trường THPT dân lập ở Hà Nội khó tuyển sinh?
Vì sao các trường THPT dân lập ở Hà Nội khó tuyển sinh?

VOV.VN -Nguyên nhân sâu xa là mức học phí của các trường ngoài công lập cao, trong khi chất lượng đào tạo chưa tương xứng.

Vì sao các trường THPT dân lập ở Hà Nội khó tuyển sinh?

Vì sao các trường THPT dân lập ở Hà Nội khó tuyển sinh?

VOV.VN -Nguyên nhân sâu xa là mức học phí của các trường ngoài công lập cao, trong khi chất lượng đào tạo chưa tương xứng.

Năm 2014 vẫn tiếp tục tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT
Năm 2014 vẫn tiếp tục tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT

VOV.VN - “Bộ GD-ĐT đã và đang tổ chức nghiên cứu và đưa định hướng đổi mới các kì thi - công nhận tốt nghiệp THPT”.

Năm 2014 vẫn tiếp tục tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT

Năm 2014 vẫn tiếp tục tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT

VOV.VN - “Bộ GD-ĐT đã và đang tổ chức nghiên cứu và đưa định hướng đổi mới các kì thi - công nhận tốt nghiệp THPT”.

Độc giả bàn luận về việc bỏ hay không thi tốt nghiệp THPT
Độc giả bàn luận về việc bỏ hay không thi tốt nghiệp THPT

VOV.VN -Việc thi tốt nghiệp THPT đang có nhiều ý kiến trái chiều, nhiều người bày tỏ nghi ngại về tỷ lệ đỗ cao như hiện nay…

Độc giả bàn luận về việc bỏ hay không thi tốt nghiệp THPT

Độc giả bàn luận về việc bỏ hay không thi tốt nghiệp THPT

VOV.VN -Việc thi tốt nghiệp THPT đang có nhiều ý kiến trái chiều, nhiều người bày tỏ nghi ngại về tỷ lệ đỗ cao như hiện nay…

Kỳ thi tốt nghiệp THPT: Phụ huynh, học sinh bất đồng ý kiến
Kỳ thi tốt nghiệp THPT: Phụ huynh, học sinh bất đồng ý kiến

VOV.VN - Nên hay không bỏ kỳ thi tốt nghiệp THPT? Hiện bài toán này vẫn khó có câu trả lời thỏa mãn cho tất cả mọi yêu cầu.

Kỳ thi tốt nghiệp THPT: Phụ huynh, học sinh bất đồng ý kiến

Kỳ thi tốt nghiệp THPT: Phụ huynh, học sinh bất đồng ý kiến

VOV.VN - Nên hay không bỏ kỳ thi tốt nghiệp THPT? Hiện bài toán này vẫn khó có câu trả lời thỏa mãn cho tất cả mọi yêu cầu.

Bỏ kỳ thi tốt nghiệp THPT: Con dao hai lưỡi?
Bỏ kỳ thi tốt nghiệp THPT: Con dao hai lưỡi?

VOV.VN - Nhiều quan điểm cho rằng, bỏ kỳ thi tốt nghiệp THPT sẽ có nhiều bất hợp lý nếu không có lộ trình rõ ràng và nghiêm túc.

Bỏ kỳ thi tốt nghiệp THPT: Con dao hai lưỡi?

Bỏ kỳ thi tốt nghiệp THPT: Con dao hai lưỡi?

VOV.VN - Nhiều quan điểm cho rằng, bỏ kỳ thi tốt nghiệp THPT sẽ có nhiều bất hợp lý nếu không có lộ trình rõ ràng và nghiêm túc.