NXB Giáo dục Việt Nam: Đã khuyến cáo, học sinh vẫn viết vào sách giáo khoa

VOV.VN -NXB Giáo dục Việt Nam đã khuyến cáo học sinh không được viết vào SGK thông qua sách giáo viên, qua chú thích dưới các bài tập trắc nghiệm trong SGK.

Chiều 21/9, Nhà xuất bản (NXB) Giáo dục Việt Nam thông tin về một số vấn đề liên quan đến sách giáo khoa (SGK), trong đó có việc sách giáo khoa thiết kế để học sinh có thể viết vào gây lãng phí cho xã  hội.

Đã khuyến cáo nhưng học sinh vẫn viết vào sách giáo khoa?

Ông Hoàng Lê Bách, Tổng Giám đốc NXB Giáo dục Việt Nam, cho rằng, về cơ bản, SGK không thiết kế để học sinh viết vào sách. Khi biên soạn SGK hiện hành, các tác giả đã xây dựng hệ thống bài tập trong SGK theo hướng đa dạng, phong phú về nội dung và hình thức trình bày nhằm tạo hứng thú học tập cho học sinh, đồng thời giúp học sinh làm quen với các dạng bài tập khác nhau theo xu thế chung của SGK ở các nước phát triển. Do đó ngoài các câu hỏi, bài tập dạng truyền thống (bài tập tự luận), các tác giả có đưa vào SGK các dạng bài tập trắc nghiệm với các hình thức đặc thù như điền khuyết, lựa chọn đúng/sai, cặp đôi (nối kết)… 

Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam thông tin về một số vấn đề liên quan đến sách giáo khoa 

Do đặc thù của một số môn học, VD: đối với sách Toán dành cho học sinh Tiểu học, đặc biệt là sách Toán 1, học sinh bắt đầu được làm quen với các số tự nhiên, các phép Toán cộng trừ và  các hình khối cơ bản. Với lứa tuổi này, học sinh chưa có kỹ năng viết, vẽ thành thạo. Bên cạnh đó, để có thể hiểu và khắc sâu kiến thức Toán, cần đa dạng hóa các dạng bài tập và cách diễn đạt đề bài bắt buộc phải thiết kế các dạng “điền trống”, “ghép cặp”, “khoanh kết quả đúng”,… để học sinh có thể dễ dàng thực hiện được trên vở ghi. Các SGK Toán 1 xuất bản giai đoạn 1976-1979; sách Toán 2 xuất bản giai đoạn 1980-1989; sách Toán 1 xuất bản giai đoạn 1990-2002, đều có các dạng câu hỏi, bài tập trên.

Để tránh việc học sinh điền trực tiếp vào SGK, Bộ GD-ĐT đã chỉ đạo trong các văn bản hướng dẫn giảng dạy. Tại văn bản số 7590/GDTH, ngày 27/8/2004 của Bộ giáo dục đào tạo về việc hướng dẫn giảng dạy các môn học ở lớp 3 cho các vùng, miền đã ghi rõ: “Giáo viên căn cứ văn bản PPCT môn Tiếng Việt để thực hiện các bài dạy trong SGK Tiếng Việt 3, hướng dẫn HS sử dụng SGK một cách có hiệu quả (tận dụng cả kênh chữ và kênh hình) nhằm đạt được những yêu cầu cơ bản về kiến thức và kĩ năng của môn học. Cần nhắc nhở HS có ý thức giữ gìn (không được viết, vẽ...) để sử dụng SGK được lâu bền.”

Các tác giả đã có những khuyến cáo, nhắc nhở học sinh không được viết vào SGK thông qua sách giáo viên, qua chú thích dưới các bài tập trắc nghiệm trong SGK. Ví dụ: Trong SGK Ngữ văn 7, trang 15 (hoặc Ngữ văn 9, 11), lần đầu tiên xuất hiện “lệnh” Điền / Viết vào chỗ trống, tác giả đã lưu ý chú thích cuối trang là “Học sinh chép lại và làm vào vở bài tập”

Việc giới thiệu các dạng bài tập trắc nghiệm như đã nêu ở trên còn do yêu cầu về phương pháp dạy học. Điều đó góp phần cụ thể hoá chủ trương: Đổi mới nội dung, phương pháp dạy học phải gắn liền với việc đổi mới kiểm tra, đánh giá. Trong việc đổi mới kiểm tra, đánh giá, không chỉ đổi mới mục đích, nội dung, phương pháp đánh giá mà còn phải đổi mới cả phương tiện và công cụ đánh giá. Trong văn bản Chương trình Giáo dục phổ thông của Bộ GD-ĐT đã ghi rõ: “kết hợp các biện pháp đánh giá bằng bài tự luận, bài trắc nghiệm và bằng quan sát của giáo viên nhằm đảm bảo độ chính xác, tin cậy của hoạt động đánh giá”.

Về vấn đề sử dụng lại SGK, ông Hoàng Lê Bách cho biết, nội dung SGK được giữ ổn định qua nhiều năm. NXB Giáo dục Việt Nam không được phép tự ý thay đổi hoặc thiết kế thêm các phần nội dung của SGK để học sinh viết vào dẫn tới sách phải bỏ đi sau mỗi năm học.

Với cách trình bày như hiện nay, theo thống kê của Nhà Xuất bản giáo dục thì có hơn 35% học sinh đã sử dụng SGK cũ. Bởi theo lãnh đạo NXB này thì theo danh mục SGK được Bộ GD-ĐT phê duyệt từ lớp 1 đến lớp 12, trung bình mỗi học sinh cần 10,5 bản sách. Nếu tất cả các học sinh đều sử dụng SGK mới, số lượng SGK cần in là khoảng 170 triệu bản. Trong khi đó, năm 2018 số lượng SGK được NXB Giáo dục Việt Nam phát hành là 110 triệu bản, chỉ đáp ứng nhu cầu của gần 65% học sinh, số còn lại là các em sử dụng SGK cũ, SGK mượn từ thư viện, tủ sách dùng chung!?...

Theo đánh giá của một số chuyên gia giáo dục, con số 35% học sinh dùng lại sách còn khiêm tốn, phải đạt mức 65% mới tạm gọi là thành công. Điều này có nghĩa những khuyến cáo của NXB không phát huy tác dụng và ai thẩm định 35% sách học sinh dùng lại còn đảm bảo yêu cầu phát huy khả năng ứng dụng cuả học sinh sau khi học lý thuyết để làm bài tập. Bởi rất có thể, sách đó đã được học sinh ghi lời giải vào, học sinh sử dụng sau thụ động trong việc làm bài tập. 

Vì sao "loạn" sách tham khảo, bài tập?

Trước câu hỏi của phóng viên về ngoài SGK thì ở các nước có sách bài tập, sách tham khảo như ở Việt Nam không, ông Lê Hoàng Hải, Phó Tổng Giám đốc NXB Giáo dục Việt Nam cho biết, ở những nước mà NXB đã có sự khảo sát thì việc xuất bản sách cũng giống như Việt Nam, đặc biệt là ở việc xuất bản sách bài tập luyện chữ viết ở cấp Tiểu học.

Hiện nay, học sinh chủ yếu là học SGK do NXB Giáo dục Việt Nam xuất bản. Bên cạnh loại sách này còn có sách tham khảo của nhiều nhà xuất bản khác nhau. Việc lựa chọn sách tham khảo của nhà xuất bản nào là thuộc quyền lựa chọn của nhà trường, phụ huynh, học sinh và địa phương, không thuộc thẩm quyền của NXB Giáo dục Việt Nam.

NXB Giáo dục Việt Nam chỉ phân phối SGK thông qua hệ thống kênh phát hành của mình là các công ty sách ở địa phương. Các công ty sách sẽ chuyển sách đến các đại lý, cửa hàng sách rồi từ đó đến các trường học.

NXB Giáo dục Việt Nam hoạt động với mô hình công ty mẹ-công ty con nên mỗi đơn vị là thành viên của NXB sẽ đảm trách một mảng sách tham khảo. Mọi hoạt động tiếp thị, kinh doanh, bán sách thì do các công ty sách cổ phần sách triển khai thực hiện. NXB Giáo dục Việt Nam không tổ chức phát hành, giới thiệu sách tới các Sở GD-ĐT./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Phụ huynh Hà Nội nháo nhác vì thiếu sách giáo khoa, NXB xử lý thế nào?
Phụ huynh Hà Nội nháo nhác vì thiếu sách giáo khoa, NXB xử lý thế nào?

VOV.VN -Gần ngày khai giảng, nhưng đến nay, nhiều phụ huynh Hà Nội vẫn chưa mua đủ bộ sách giáo khoa cho con.

Phụ huynh Hà Nội nháo nhác vì thiếu sách giáo khoa, NXB xử lý thế nào?

Phụ huynh Hà Nội nháo nhác vì thiếu sách giáo khoa, NXB xử lý thế nào?

VOV.VN -Gần ngày khai giảng, nhưng đến nay, nhiều phụ huynh Hà Nội vẫn chưa mua đủ bộ sách giáo khoa cho con.

Quan điểm của Bộ GD-ĐT về sách Tiếng Việt 1 - Công nghệ giáo dục
Quan điểm của Bộ GD-ĐT về sách Tiếng Việt 1 - Công nghệ giáo dục

VOV.VN - Hội đồng thẩm định đánh giá, Tài liệu Tiếng Việt 1 công nghệ giáo dục về cơ bản đảm bảo các yêu cầu chuẩn kiến thức kĩ năng.

Quan điểm của Bộ GD-ĐT về sách Tiếng Việt 1 - Công nghệ giáo dục

Quan điểm của Bộ GD-ĐT về sách Tiếng Việt 1 - Công nghệ giáo dục

VOV.VN - Hội đồng thẩm định đánh giá, Tài liệu Tiếng Việt 1 công nghệ giáo dục về cơ bản đảm bảo các yêu cầu chuẩn kiến thức kĩ năng.

Giới ngôn ngữ phân tích những “hạt sạn” trong sách của GS Hồ Ngọc Đại
Giới ngôn ngữ phân tích những “hạt sạn” trong sách của GS Hồ Ngọc Đại

VOV.VN - GS.TS Nguyễn Văn Lợi, nguyên Phó Viện trưởng Viện Ngôn ngữ học phân tích về những “hạt sạn” trong sách Tiếng Việt – CNGD lớp 1 của GS Hồ Ngọc Đại.

Giới ngôn ngữ phân tích những “hạt sạn” trong sách của GS Hồ Ngọc Đại

Giới ngôn ngữ phân tích những “hạt sạn” trong sách của GS Hồ Ngọc Đại

VOV.VN - GS.TS Nguyễn Văn Lợi, nguyên Phó Viện trưởng Viện Ngôn ngữ học phân tích về những “hạt sạn” trong sách Tiếng Việt – CNGD lớp 1 của GS Hồ Ngọc Đại.

Bộ GD-ĐT chỉ đạo phải cung ứng đủ sách giáo khoa cho học sinh
Bộ GD-ĐT chỉ đạo phải cung ứng đủ sách giáo khoa cho học sinh

VOV.VN -Bộ GD-ĐT đã chỉ đạo NXBGD phải khẩn trương cung ứng đủ SGK theo nhu cầu của học sinh, dù ở địa bàn nào, trước năm học mới.

Bộ GD-ĐT chỉ đạo phải cung ứng đủ sách giáo khoa cho học sinh

Bộ GD-ĐT chỉ đạo phải cung ứng đủ sách giáo khoa cho học sinh

VOV.VN -Bộ GD-ĐT đã chỉ đạo NXBGD phải khẩn trương cung ứng đủ SGK theo nhu cầu của học sinh, dù ở địa bàn nào, trước năm học mới.

Sách giáo khoa sử dụng một lần chỉ là sách bài tập, tham khảo
Sách giáo khoa sử dụng một lần chỉ là sách bài tập, tham khảo

VOV.VN -Sách sử dụng một lần chỉ là sách bài tập, sách tham khảo, Bộ GD-ĐT không khuyến khích loại sách này.

Sách giáo khoa sử dụng một lần chỉ là sách bài tập, tham khảo

Sách giáo khoa sử dụng một lần chỉ là sách bài tập, tham khảo

VOV.VN -Sách sử dụng một lần chỉ là sách bài tập, sách tham khảo, Bộ GD-ĐT không khuyến khích loại sách này.

Từ vụ sách của GS Hồ Ngọc Đại, quản lý thị trường SGK như thế nào?
Từ vụ sách của GS Hồ Ngọc Đại, quản lý thị trường SGK như thế nào?

VOV.VN - Từ vụ sách của GS Hồ Ngọc Đại gây xôn xao đặt ra câu chuyện quản thị trường SGK thời gian tới ra sao khi sẽ có nhiều bộ sách khác nhau. 

Từ vụ sách của GS Hồ Ngọc Đại, quản lý thị trường SGK như thế nào?

Từ vụ sách của GS Hồ Ngọc Đại, quản lý thị trường SGK như thế nào?

VOV.VN - Từ vụ sách của GS Hồ Ngọc Đại gây xôn xao đặt ra câu chuyện quản thị trường SGK thời gian tới ra sao khi sẽ có nhiều bộ sách khác nhau. 

Quan điểm của Bộ GD-ĐT về sử dụng sách khoa giáo để tránh lãng phí
Quan điểm của Bộ GD-ĐT về sử dụng sách khoa giáo để tránh lãng phí

VOV.VN -Bộ GD-ĐT sẽ tiếp tục tăng cường chỉ đạo, yêu cầu các địa phương, các nhà trường hướng dẫn học sinh không nên viết vào sách giáo khoa.

Quan điểm của Bộ GD-ĐT về sử dụng sách khoa giáo để tránh lãng phí

Quan điểm của Bộ GD-ĐT về sử dụng sách khoa giáo để tránh lãng phí

VOV.VN -Bộ GD-ĐT sẽ tiếp tục tăng cường chỉ đạo, yêu cầu các địa phương, các nhà trường hướng dẫn học sinh không nên viết vào sách giáo khoa.

Ý kiến phản biện về một số bài học trong sách công nghệ giáo dục
Ý kiến phản biện về một số bài học trong sách công nghệ giáo dục

VOV.VN -Nhiều giáo viên, phụ huynh có ý kiến về một số bài học chưa chuẩn trong sách CNGD thì có quan điểm cho rằng, đây chỉ là áp đặt suy nghĩ của người lớn...

Ý kiến phản biện về một số bài học trong sách công nghệ giáo dục

Ý kiến phản biện về một số bài học trong sách công nghệ giáo dục

VOV.VN -Nhiều giáo viên, phụ huynh có ý kiến về một số bài học chưa chuẩn trong sách CNGD thì có quan điểm cho rằng, đây chỉ là áp đặt suy nghĩ của người lớn...