Bộ trưởng Hồ Đức Phớc: Quỹ bình ổn giá xăng dầu vẫn để tại DN nhưng có giám sát

VOV.VN - Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết, Quỹ bình ổn giá xăng dầu vẫn để tại doanh nghiệp nhưng có thực hiện theo quyết định của cơ quan nhà nước và ngân hàng sẽ cùng giám sát, không được sử dụng sai mục đích.

Quỹ bình ổn giá xăng dầu là tiền người dân đóng góp khi mua mỗi lít xăng dầu. Tuy nhiên, thời gian qua, không ít doanh nghiệp lại lợi dụng sơ hở trong quản lý để sử dụng sai mục đích Quỹ. Kiểm toán Nhà nước cũng từng chỉ ra lỗ hổng trong việc sử dụng, quản lý Quỹ bình ổn.

Trao đổi với phóng viên Báo Điện tử VOV bên hành lang Quốc hội, đại biểu Phạm Văn Hòa, Ủy viên Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Tháp bày tỏ bức xúc, Quỹ bình ổn giá xăng dầu là tiền đóng góp của người dân, nhưng doanh nghiệp quản lý lại dùng tiền vào mục đích khác là không chính đáng.

Ông Hòa cho rằng, chính việc giao quỹ cho doanh nghiệp nên mới dẫn đến hệ luỵ doanh nghiệp đầu mối xăng dầu không tuân thủ quy định về Quỹ bình ổn xăng dầu như: không phát sinh hoạt động trích lập, sử dụng quỹ, không kết chuyển số dư quỹ vào tài khoản ngân hàng. Thậm chí có doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ đã “mượn tạm” Quỹ bình ổn xăng dầu để bù đắp; có doanh nghiệp chiếm dụng quỹ để thế chấp ngân hàng.

"Ở nghị trường Quốc hội, khi đóng góp cho dự thảo Luật Giá, tôi đã phát biểu không chấp nhận Quỹ Bình ổn giá xăng dầu đặt tại doanh nghiệp. Nhưng sau cùng, Luật Giá ban hành vẫn có quy định đặt quỹ tại doanh nghiệp. Giờ đây lo ngại của tôi đã trở thành sự thật. Mấy ngày hôm nay, truyền thông đã đưa tin việc doanh nghiệp thiếu nợ thuế, lấy Quỹ Bình ổn giá xăng dầu đi kinh doanh, không có khả năng hoàn trả, rồi thiếu nợ ngân hàng bị ngân hàng cấn nợ", đại biểu Phạm Văn Hòa bức xúc.

Theo đại biểu Hòa, khi giao Quỹ bình ổn giá xăng dầu cho doanh nghiệp cũng có những điều kiện rõ ràng, cụ thể, nhưng trường hợp doanh nghiệp gặp khó khăn về dòng vốn mà lại có tiền kế bên thì việc “mượn tạm” là điều rất dễ xảy ra. Đây cũng là phần lỗi của cơ quan quản lý nhà nước khi “tạo điều kiện” cho doanh nghiệp vi phạm.

"Trước đó, ĐBQH đã lên tiếng không đồng ý giao cho doanh nghiệp quản lý quỹ nhưng các bộ vẫn bảo vệ quan điểm để quỹ này tại doanh nghiệp. Trong khi đó, đây là tiền của người dân góp vào quỹ. Giao cho doanh nghiệp quản lý nhưng họ có biết doanh nghiệp đó làm ăn ra sao? Việc nhiều doanh nghiệp đầu mối xăng dầu không đủ năng lực làm đầu mối, nhưng lại cho phép đặt quỹ tại doanh nghiệp là điều rất khó hiểu", đại biểu Hòa băn khoăn.

Đại biểu tỉnh Đồng Tháp cho biết, sẽ đề nghị các cơ quan bảo vệ pháp luật, đặc biệt là cơ quan công an phải vào cuộc để xem xét từng khía cạnh.

"Họp Quốc hội kỳ này, tôi sẽ đặt vấn đề quản lý Quỹ Bình ổn giá xăng dầu với Bộ Công Thương và Bộ Tài chính, hai bộ sẽ xử lý và giải quyết như thế nào?", đại biểu chia sẻ.

Liên quan tới Quỹ bình ổn giá xăng dầu, trao đổi với PV bên hành lang Quốc hội sáng 2/11, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết, nội dung liên quan tới quản lý Quỹ bình ổn giá xăng dầu đang được các cơ quan rà soát, sửa đổi trong Nghị định 95 về kinh doanh xăng dầu.

Theo đó, Quỹ bình ổn giá xăng dầu sẽ được mở một tài khoản, ngân hàng thực hiện phong tỏa tài khoản Quỹ bình ổn giá của doanh nghiệp. Tài khoản này chỉ được sử dụng vào mục đích trích lập và chi sử dụng Quỹ bình ổn giá doanh nghiệp theo thông báo điều hành giá xăng dầu của cơ quan nhà nước.

“Khi có quyết định, các doanh nghiệp phải nộp tiền vào tài khoản và ngân hàng phải giữ tài khoản này. Khi có quyết định trích Quỹ bình ổn thì Bộ Công Thương sẽ ra quyết định. Quỹ vẫn để tại doanh nghiệp nhưng có thực hiện theo quyết định của cơ quan nhà nước và ngân hàng sẽ cùng giám sát, không được sử dụng sai mục đích”, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc cho biết.

Mới đây, Bộ Công Thương đã có Tờ trình về việc ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 95/2021/NĐ-CP ngày 1/11/2021 và Nghị định số 83/2014/NĐ-CP ngày 3/9/2014 của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu.

Theo đó, bổ sung các điều kiện để quản lý tốt hơn Quỹ bình ổn giá xăng dầu. Cụ thể, doanh nghiệp đầu mối chọn ngân hàng để mở tài khoản theo dõi, quản lý quỹ. Ngân hàng phong tỏa tài khoản Quỹ bình ổn giá xăng dầu của doanh nghiệp và tài khoản này chỉ sử dụng vào mục đích trích lập và chi sử dụng Quỹ bình ổn theo thông báo điều hành giá xăng dầu của Bộ Công Thương.

Doanh nghiệp đầu mối gửi báo cáo kiểm toán độc lập về Quỹ bình ổn giá xăng dầu cho Bộ Tài chính, Công Thương định kỳ 6 tháng một lần.

Riêng báo cáo tình hình thực hiện Quỹ bình ổn giá xăng dầu (số dư quỹ, tổng sản lượng, chủng loại xăng dầu được trích lập, chi sử dụng quỹ, tổng số tiền trích lập và chi quỹ...) được yêu cầu gửi cơ quan quản lý trước ngày 15 hàng tháng.

Quỹ bình ổn giá xăng dầu..."bất ổn": Trách nhiệm thuộc về ai?

VOV.VN - Đại biểu Phạm Văn Hoà, Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Tháp cho rằng, việc giao Quỹ bình ổn giá xăng dầu cho doanh nghiệp đã dẫn đến hệ luỵ doanh nghiệp đầu mối xăng dầu không tuân thủ quy định về Quỹ. Thậm chí có doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ đã “mượn tạm” Quỹ này để bù đắp, có doanh nghiệp chiếm dụng Quỹ để thế chấp ngân hàng...

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Quỹ bình ổn giá xăng dầu..."bất ổn": Trách nhiệm thuộc về ai?
Quỹ bình ổn giá xăng dầu..."bất ổn": Trách nhiệm thuộc về ai?

VOV.VN - Đại biểu Phạm Văn Hoà, Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Tháp cho rằng, việc giao Quỹ bình ổn giá xăng dầu cho doanh nghiệp đã dẫn đến hệ luỵ doanh nghiệp đầu mối xăng dầu không tuân thủ quy định về Quỹ. Thậm chí có doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ đã “mượn tạm” Quỹ này để bù đắp, có doanh nghiệp chiếm dụng Quỹ để thế chấp ngân hàng...

Quỹ bình ổn giá xăng dầu..."bất ổn": Trách nhiệm thuộc về ai?

Quỹ bình ổn giá xăng dầu..."bất ổn": Trách nhiệm thuộc về ai?

VOV.VN - Đại biểu Phạm Văn Hoà, Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Tháp cho rằng, việc giao Quỹ bình ổn giá xăng dầu cho doanh nghiệp đã dẫn đến hệ luỵ doanh nghiệp đầu mối xăng dầu không tuân thủ quy định về Quỹ. Thậm chí có doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ đã “mượn tạm” Quỹ này để bù đắp, có doanh nghiệp chiếm dụng Quỹ để thế chấp ngân hàng...

Quỹ bình ổn giá xăng dầu: Vận hành sao cho ổn?
Quỹ bình ổn giá xăng dầu: Vận hành sao cho ổn?

VOV.VN - Trong những năm qua, tác dụng tích cực của quỹ bình ổn giá xăng dầu (QBOG) là để ngăn ngừa giá xăng dầu không tăng lên quá cao. Tuy nhiên, làm sao để quỹ này hoạt động có hiệu quả hơn, ông Nguyễn Tiến Thoả - Chủ tịch Hội Thẩm định giá Việt Nam cho rằng, cần phải cải tiến ngay việc trích lập, quản lý, sử dụng quỹ một cách chặt chẽ hơn, minh bạch hơn.

Quỹ bình ổn giá xăng dầu: Vận hành sao cho ổn?

Quỹ bình ổn giá xăng dầu: Vận hành sao cho ổn?

VOV.VN - Trong những năm qua, tác dụng tích cực của quỹ bình ổn giá xăng dầu (QBOG) là để ngăn ngừa giá xăng dầu không tăng lên quá cao. Tuy nhiên, làm sao để quỹ này hoạt động có hiệu quả hơn, ông Nguyễn Tiến Thoả - Chủ tịch Hội Thẩm định giá Việt Nam cho rằng, cần phải cải tiến ngay việc trích lập, quản lý, sử dụng quỹ một cách chặt chẽ hơn, minh bạch hơn.

Quỹ bình ổn giá xăng dầu: Nên bỏ hay giữ lại?
Quỹ bình ổn giá xăng dầu: Nên bỏ hay giữ lại?

VOV.VN - Ủy ban Thường vụ Quốc hội yêu cầu đề cao tính công khai, minh bạch về thực trạng nguồn, việc sử dụng Quỹ, nâng cao tính kịp thời, hiệu quả trong điều hành, sớm đưa giá xăng, dầu của Việt Nam hoàn toàn vận hành theo quy luật thị trường.

Quỹ bình ổn giá xăng dầu: Nên bỏ hay giữ lại?

Quỹ bình ổn giá xăng dầu: Nên bỏ hay giữ lại?

VOV.VN - Ủy ban Thường vụ Quốc hội yêu cầu đề cao tính công khai, minh bạch về thực trạng nguồn, việc sử dụng Quỹ, nâng cao tính kịp thời, hiệu quả trong điều hành, sớm đưa giá xăng, dầu của Việt Nam hoàn toàn vận hành theo quy luật thị trường.