Người giữ chức vụ có quyền hạn càng cao thì xử phạt càng nặng

VOV.VN -Bộ trưởng Tư pháp Hà Hùng Cường nêu điểm mới trong Bộ luật Hình sự (sửa đổi).

Bộ luật Hình sự là một đạo luật quan trọng, có vai trò và ý nghĩa đặc biệt trong hệ thống pháp luật cũng như trong việc bảo vệ quyền con người, quyền công dân; bảo đảm an ninh quốc gia và trật tự xã hội. Chính vì vậy, Quốc hội và Chính phủ đã quyết định tổ chức lấy ý kiến của nhân dân trong vòng 2 tháng đối với bản Dự thảo Bộ luật này. Việc lấy ý kiến đã kết thúc vào ngày 14/9, được đánh giá là đạt kết quả tốt không kém gì đợt lấy ý kiến Bộ luật Dân sự.

Trước một số băn khoăn của người dân về kết quả lấy ý kiến cũng như những điểm mới trong dự thảo Bộ luật Hình sự (BLHS) (sửa đổi) lần này, trong chuyên mục Dân hỏi Bộ trưởng trả lời tuần này Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường trực tiếp trao đổi, trả lời những thắc mắc này của người dân.

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường

PV: Thưa Bộ trưởng, một số cán bộ, chuyên gia gửi thư về chuyên mục có hỏi họ đã tham gia đóng góp ý kiến cụ thể về nhiều nội dung trong dự thảo Bộ luật Hình sự (sửa đổi) lần này, vậy Bộ trưởng có thể cho biết khái quát kết quả đợt lấy ý kiến này như thế nào?

Bộ trưởng Hà Hùng Cường: Trước hết phải khẳng định rằng việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân đối với BLHS (sửa đổi) đã được các Bộ, ngành, cơ quan, tổ chức Trung ương và Hội đồng nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tổ chức một cách nghiêm túc, theo đúng tinh thần Nghị quyết của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội và Kế hoạch của Chính phủ.

Bộ Tư pháp đã nhận được tổng số 119 báo cáo của 30 bộ, ngành, tổ chức ở Trung ương, 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và 20 cơ quan, tổ chức khác, qua các báo cáo này, có khoảng 7 triệu lượt ý kiến của nhân dân tham gia góp ý. Ý kiến của nhân dân rất đa dạng, tham gia ở hầu hết các quy định của dự thảo Bộ luật, trong đó tập trung vào 8 vấn đề trọng tâm mà Chính phủ xin ý kiến nhân dân.

Trong đó có 7/8 vấn đề đã được đa số ý kiến nhân dân ủng hộ theo phương án của Chính phủ và Quốc hội đề nghị. Có 5 vấn đề được đa số tuyệt đối ủng hộ như cần quy định rõ các tội mà người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự; thay thế tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng bằng những tội danh cụ thể trong các lĩnh vực kinh tế....

Đặc biệt là bổ sung quy định trách nhiệm hình sự của pháp nhân được 92% ý kiến tán thành. Hai vấn đề khác tuy không đạt trên 75% ý kiến ủng hộ, nhưng thấp nhất là bỏ hình phạt tử hình đối với một số tội phạm cũng đạt được 63%.

PV: Như Bộ trưởng vừa cho biết thì trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân là vấn đề hoàn toàn mới đối với nước ta, nhưng lại đạt được tỷ lệ người dân đồng tình cao nhất (92%). Bộ trưởng có thể giải thích là tại sao chúng ta lại đưa vấn đề trách nhiệm hình sự của pháp nhân vào Bộ luật Hình sự và vào việc sửa đổi Bộ luật lần này có phù hợp không?

Bộ trưởng Hà Hùng Cường: Việc bổ sung quy định xử lý hình sự đối với pháp nhân, thực ra là đối với doanh nghiệp, vào BLHS (sửa đổi) lần này xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng có thể khái quát 3 lý do chính như sau:

Thứ nhất, thực tiễn vừa qua cho thấy, tình hình vi phạm pháp luật của các doanh nghiệp có chiều hướng gia tăng, có vụ việc hết sức nghiêm trọng, gây bức xúc dư luận, trong khi cơ chế xử phạt vi phạm hành chính và bồi thường thiệt hại dân sự đã tỏ ra rất bất cập, kém hiệu quả, tính răn đe, phòng ngừa không cao và không bảo đảm được quyền lợi của người bị thiệt hại. 

Thứ hai, bảo đảm sự chính xác, không bỏ lọt tội phạm và sự công bằng trong xử lý hành vi tội phạm. Thực tế, nhiều quyết định quan trọng, trong đó có quyết định dẫn đến hành vi phạm tội, do tập thể do Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị hoặc Đại hội cổ đông thông qua; nếu chỉ quy trách nhiệm hình sự cho cá nhân thì sẽ không chính xác, bỏ lọt tội phạm.

Trong điều kiện hội nhập quốc tế, cũng sẽ là không công bằng khi cùng một vi phạm tương tự như nhau, nếu doanh nghiệp Việt Nam thực hiện ở nước khác thì có thể bị xử lý hình sự, trong khi đó nếu doanh nghiệp nước ngoài thực hiện ở Việt Nam thì chỉ bị xử phạt hành chính. 

Thứ ba, đây là nghĩa vụ bắt buộc theo một số Công ước quốc tế mà Việt Nam đã tham gia như về phòng chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia, tham nhũng, rửa tiền, buôn bán người, khủng bố. Việc bổ sung trách nhiệm hình sự của pháp nhân tại thời điểm hiện nay là phù hợp, bởi lẽ chúng ta đã có thời gian khá dài từ năm 1999 nghiên cứu vấn đề lý luận, thực tiễn về trách nhiệm hình sự của pháp nhân cũng như kinh nghiệm của các nước về vấn đề này.

Ban cán sự Đảng Chính phủ đã có Đề án báo cáo Bộ Chính trị, trong điều kiện nước ta đang chuyển đổi hẳn sang cơ chế kinh tế thị trường định hướng XHCN, tham gia thành lập Cộng đồng kinh tế ASEAN, kết thúc đàm phán Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), Hiệp định thương mại tự do với Liên minh châu Âu (EU), thì việc quy định trách nhiệm hình sự đối với doanh nghiệp sẽ góp phần bảo vệ nền kinh tế phát triển đúng hướng, bảo vệ các doanh nghiệp làm ăn chân chính, tuân thủ đúng pháp luật.

Nhìn ra thế giới, hiện nay có tới 119 nước quy định trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân, trong đó có thể kể đến Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc và 06 nước ASEAN (Singapore, Malaysia, Thái Lan, Philippines, Indonesia và Campuchia).

PV: Một cán bộ công tác trong ngành luật lâu năm có hỏi: “Tôi nhận thấy dự thảo Bộ luật Hình sự lần này thể hiện rõ tính nhân đạo trong đổi mới chính sách hình sự của nước ta. Vậy Bộ trưởng có thể cho biết rõ hơn về vấn đề này?” 

Bộ trưởng Hà Hùng Cường: Đúng là, nếu được Quốc hội thông qua thì lần này có rất nhiều đổi mới trong chính sách hình sự của Nhà nước ta theo quan điểm đề cao tính hướng thiện trong việc xử lý người phạm tội đã được đề ra tại Nghị quyết của Bộ Chính trị về cải cách tư pháp và cũng là để góp phần bảo đảm thực thi đầy đủ quyền con người, quyền công dân đã được Hiến pháp năm 2013 ghi nhận.

Quan điểm này được thể hiện xuyên suốt trong toàn bộ dự thảo Bộ luật, từ các quy định của phần chung tới các quy định về phần các tội phạm cụ thể, chẳng hạn về các tội phạm cụ thể:

Thứ nhất, thu hẹp phạm vi trách nhiệm hình sự của người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi, theo đó, các em chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự đối với 22 tội danh được quy định rõ trong Bộ luật, đồng thời không phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi chuẩn bị phạm tội; bổ sung biện pháp thay thế xử lý hình sự áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội.

Thứ hai, thu hẹp phạm vi áp dụng hình phạt tù, mở rộng khả năng áp dụng hình phạt tiền, cải tạo không giam giữ, theo đó có tới gần 1/3 số tội (109/329) có quy định hình phạt chính là phạt tiền, cải tạo không giam giữ. Trong đó, phạt tiền đối với tội ít nghiêm trọng tăng 33 tội so với quy định hiện hành.

Thứ ba, hạn chế áp dụng hình phạt tử hình theo hướng bỏ hình phạt tử hình đối với 07/22 tội; bổ sung quy định không áp dụng và không thi hành án tử hình đối với người bị kết án từ 75 tuổi trở lên... Điều này phù hợp với quy định mới, rất nhân văn của Hiến pháp mới, theo đó “mọi người đều có quyền sống.

PV: Thưa Bộ trưởng, một khán giả ở khu vực miền Nam có hỏi một câu rất ngắn gọn: “Có những hành vi phải trừng trị nặng hơn. Ví dụ với tình hình tội phạm tham nhũng, chức vụ hiện nay, Bộ luật Hình sự sửa đổi lần này có hình phạt xử lý nghiêm khắc hơn so với Bộ luật hiện hành hay không?”

Bộ trưởng Hà Hùng Cường: Tất nhiên, dự thảo Bộ luật cũng có những quy định nghiêm khắc hơn, thể hiện quyết tâm của Đảng và Nhà nước ta trong việc đấu tranh phòng chống một số loại tội phạm đang được coi là giặc nội xâm trong xã hội ta như tội phạm về chức vụ, tội phạm tham nhũng. Chẳng hạn, dự thảo Bộ luật bổ sung nguyên tắc xử lý là người giữ chức vụ có quyền hạn càng cao thì xử phạt càng nặng; mở rộng phạm vi xử lý đối với tội tham ô tài sản, tội nhận hối lộ ra cả khu vực ngoài nhà nước; bổ sung quy định không áp dụng thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự đối với các tội phạm tham nhũng; bổ sung quy định pháp nhân cũng phải chịu trách nhiệm hình sự về tội nhận hối lộ, tội đưa hối lộ,...

PV: Trân trọng cảm ơn Bộ trưởng./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Sửa luật Hình sự: Cần hình sự hóa hành vi say rượu lái xe
Sửa luật Hình sự: Cần hình sự hóa hành vi say rượu lái xe

VOV.VN - Theo các chuyên gia, hành vi lái xe trong tình trạng say rượu có thể coi là tội phạm vì hậu quả có thể nhìn thấy được, họ có thể cán chết người

Sửa luật Hình sự: Cần hình sự hóa hành vi say rượu lái xe

Sửa luật Hình sự: Cần hình sự hóa hành vi say rượu lái xe

VOV.VN - Theo các chuyên gia, hành vi lái xe trong tình trạng say rượu có thể coi là tội phạm vì hậu quả có thể nhìn thấy được, họ có thể cán chết người

Vì sao người dân lại "tự xử" đánh chết những kẻ trộm chó?
Vì sao người dân lại "tự xử" đánh chết những kẻ trộm chó?

VOV.VN - Trộm chó là có tội, dù kẻ trộm chó có hung hãn, côn đồ cũng đã có pháp luật xử lý. Người dân không thể dùng “luật rừng” để đánh chết kẻ trộm chó.

Vì sao người dân lại "tự xử" đánh chết những kẻ trộm chó?

Vì sao người dân lại "tự xử" đánh chết những kẻ trộm chó?

VOV.VN - Trộm chó là có tội, dù kẻ trộm chó có hung hãn, côn đồ cũng đã có pháp luật xử lý. Người dân không thể dùng “luật rừng” để đánh chết kẻ trộm chó.

Quay phim CSGT để “tống tiền”, bôi nhọ là phạm luật
Quay phim CSGT để “tống tiền”, bôi nhọ là phạm luật

VOV.VN -Việc ghi hình CSGT làm việc là việc bình thường, nhưng nếu clip, hình ảnh được sử dụng vào mục đích bất hợp pháp có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự 

Quay phim CSGT để “tống tiền”, bôi nhọ là phạm luật

Quay phim CSGT để “tống tiền”, bôi nhọ là phạm luật

VOV.VN -Việc ghi hình CSGT làm việc là việc bình thường, nhưng nếu clip, hình ảnh được sử dụng vào mục đích bất hợp pháp có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự 

Vấn đề bồi thường sau vụ cháy chung cư Xa La dưới góc độ pháp lý
Vấn đề bồi thường sau vụ cháy chung cư Xa La dưới góc độ pháp lý

Trước thiệt hại nặng nề về tài sản trong vụ cháy ở chung cư ở CT4A Xa La, quận Hà Đông, Hà Nội, ai sẽ là người đứng ra đền bù thiệt hại cho người dân?

Vấn đề bồi thường sau vụ cháy chung cư Xa La dưới góc độ pháp lý

Vấn đề bồi thường sau vụ cháy chung cư Xa La dưới góc độ pháp lý

Trước thiệt hại nặng nề về tài sản trong vụ cháy ở chung cư ở CT4A Xa La, quận Hà Đông, Hà Nội, ai sẽ là người đứng ra đền bù thiệt hại cho người dân?

Đâm xe vào vợ gây thương tích, người chồng phạm tội gì?
Đâm xe vào vợ gây thương tích, người chồng phạm tội gì?

Việc người vợ bị trọng thương khi người chồng cố tình lái xe ép ngã có những hành vi có thể cấu thành tội phạm theo Bộ luật Hình sự.

Đâm xe vào vợ gây thương tích, người chồng phạm tội gì?

Đâm xe vào vợ gây thương tích, người chồng phạm tội gì?

Việc người vợ bị trọng thương khi người chồng cố tình lái xe ép ngã có những hành vi có thể cấu thành tội phạm theo Bộ luật Hình sự.

Vì sao “luật ở trên trời"?
Vì sao “luật ở trên trời"?

VOV.VN - Tình trạng “luật ở trên trời", luật thiếu tính khả thi vẫn tồn tại nhưng chưa được khắc phục một cách tốt nhất. 

Vì sao “luật ở trên trời"?

Vì sao “luật ở trên trời"?

VOV.VN - Tình trạng “luật ở trên trời", luật thiếu tính khả thi vẫn tồn tại nhưng chưa được khắc phục một cách tốt nhất. 

"Rủ nhau" vào tù vì làm bằng giả
"Rủ nhau" vào tù vì làm bằng giả

VOV.VN - 4 bị cáo ở thành phố Cần Thơ bị phạt tù vì tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức.

"Rủ nhau" vào tù vì làm bằng giả

"Rủ nhau" vào tù vì làm bằng giả

VOV.VN - 4 bị cáo ở thành phố Cần Thơ bị phạt tù vì tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức.

Luật sư được quyền giữ bí mật thông tin của thân chủ?
Luật sư được quyền giữ bí mật thông tin của thân chủ?

VOV.VN - Giới luật sư ủng hộ quan điểm người bào chữa không phải chịu trách nhiệm hình sự trong trường hợp không tố giác tội phạm do chính người mà mình bào chữa.

Luật sư được quyền giữ bí mật thông tin của thân chủ?

Luật sư được quyền giữ bí mật thông tin của thân chủ?

VOV.VN - Giới luật sư ủng hộ quan điểm người bào chữa không phải chịu trách nhiệm hình sự trong trường hợp không tố giác tội phạm do chính người mà mình bào chữa.

Góp ý Bộ Luật Tố tụng hình sự: Giao kiểm ngư quyền điều tra
Góp ý Bộ Luật Tố tụng hình sự: Giao kiểm ngư quyền điều tra

VOV.VN - Đoàn đại biểu Quốc hội kiến nghị cần giao quyền điều tra cho kiểm ngư vì tội phạm đánh bắt, khai thác thủy, hải sản diễn biến phức tạp.

Góp ý Bộ Luật Tố tụng hình sự: Giao kiểm ngư quyền điều tra

Góp ý Bộ Luật Tố tụng hình sự: Giao kiểm ngư quyền điều tra

VOV.VN - Đoàn đại biểu Quốc hội kiến nghị cần giao quyền điều tra cho kiểm ngư vì tội phạm đánh bắt, khai thác thủy, hải sản diễn biến phức tạp.

Báo chí xâm phạm đời tư của người nổi tiếng sẽ bị xử phạt nặng?
Báo chí xâm phạm đời tư của người nổi tiếng sẽ bị xử phạt nặng?

VOV.VN - Người nổi tiếng có quyền đăng tải trên trang cá nhân của họ nhưng không đồng nghĩa với việc nhà báo có quyền tự ý khai thác thông tin đó để đăng báo.

Báo chí xâm phạm đời tư của người nổi tiếng sẽ bị xử phạt nặng?

Báo chí xâm phạm đời tư của người nổi tiếng sẽ bị xử phạt nặng?

VOV.VN - Người nổi tiếng có quyền đăng tải trên trang cá nhân của họ nhưng không đồng nghĩa với việc nhà báo có quyền tự ý khai thác thông tin đó để đăng báo.

Công đoàn có quyền khởi kiện vụ án lao động khi được ủy quyền
Công đoàn có quyền khởi kiện vụ án lao động khi được ủy quyền

VOV.VN -Để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho người lao động, Liên đoàn Lao động TP Hà Nội đề nghị quy định công đoàn có quyền khởi kiện vụ án lao động

Công đoàn có quyền khởi kiện vụ án lao động khi được ủy quyền

Công đoàn có quyền khởi kiện vụ án lao động khi được ủy quyền

VOV.VN -Để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho người lao động, Liên đoàn Lao động TP Hà Nội đề nghị quy định công đoàn có quyền khởi kiện vụ án lao động

Chưa thể bỏ án tử hình khi tham nhũng vẫn tràn lan
Chưa thể bỏ án tử hình khi tham nhũng vẫn tràn lan

VOV.VN - Nhiều ý kiến luật sư cho rằng trong điều kiện nước ta hiện nay tham nhũng vấn là vấn đề bức xúc do đó chưa thể bỏ án tử hình với loại tội phạm này

Chưa thể bỏ án tử hình khi tham nhũng vẫn tràn lan

Chưa thể bỏ án tử hình khi tham nhũng vẫn tràn lan

VOV.VN - Nhiều ý kiến luật sư cho rằng trong điều kiện nước ta hiện nay tham nhũng vấn là vấn đề bức xúc do đó chưa thể bỏ án tử hình với loại tội phạm này

Gỡ vướng trong thu hồi tài sản tham nhũng bằng cách nào?
Gỡ vướng trong thu hồi tài sản tham nhũng bằng cách nào?

VOV.VN - Khi phát hiện dấu hiệu tội phạm tham nhũng, cơ quan thanh tra cần chuyển ngay hồ sơ để cơ quan điều tra xem xét, khởi tố vụ án

Gỡ vướng trong thu hồi tài sản tham nhũng bằng cách nào?

Gỡ vướng trong thu hồi tài sản tham nhũng bằng cách nào?

VOV.VN - Khi phát hiện dấu hiệu tội phạm tham nhũng, cơ quan thanh tra cần chuyển ngay hồ sơ để cơ quan điều tra xem xét, khởi tố vụ án

Xử phạt vi phạm giao thông: Biển hạn chế tốc độ 'đánh đố' tài xế
Xử phạt vi phạm giao thông: Biển hạn chế tốc độ 'đánh đố' tài xế

VOV.VN - Ở trên đường quốc lộ, vừa thấy cắm biển 80 km/h và sau đó đã có ngay biển 50 km/h thì không khác nào “đánh đố” lái xe

Xử phạt vi phạm giao thông: Biển hạn chế tốc độ 'đánh đố' tài xế

Xử phạt vi phạm giao thông: Biển hạn chế tốc độ 'đánh đố' tài xế

VOV.VN - Ở trên đường quốc lộ, vừa thấy cắm biển 80 km/h và sau đó đã có ngay biển 50 km/h thì không khác nào “đánh đố” lái xe

Trao quyền đủ mạnh cho cơ quan phòng chống tham nhũng?
Trao quyền đủ mạnh cho cơ quan phòng chống tham nhũng?

VOV.VN -Khi quyền, trách nhiệm và cơ chế đảm bảo thực thi quyền của các cơ quan tiến hành tố tụng, mới có thể hạn chế những rào cản trong phòng chống tham nhũng

Trao quyền đủ mạnh cho cơ quan phòng chống tham nhũng?

Trao quyền đủ mạnh cho cơ quan phòng chống tham nhũng?

VOV.VN -Khi quyền, trách nhiệm và cơ chế đảm bảo thực thi quyền của các cơ quan tiến hành tố tụng, mới có thể hạn chế những rào cản trong phòng chống tham nhũng