Trung Quốc cam kết viện trợ 500 triệu USD cho các quốc gia Trung Á

VOV.VN - Phát biểu tại Hội nghị thượng đỉnh kỷ niệm 30 năm quan hệ ngoại giao giữa Trung Quốc và 5 nước Trung Á theo hình thức trực tuyến, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cam kết viện trợ 500 triệu USD cho các nước Trung Á nhằm hỗ trợ họ bảo vệ chủ quyền và tự đi trên con đường phát triển riêng. 

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình chiều 25/1 đã công bố khoản viện trợ trên trong hội nghị thượng đỉnh trực tuyến với các nhà lãnh đạo của 5 quốc gia Trung Á, gồm Kazakhstan, Uzbekistan, Turkmenistan, Kyrgyzstan và Tajikistan.

Ông tuyên bố, “trong 3 năm tới, Trung Quốc sẽ viện trợ không hoàn lại 500 triệu USD cho các nước Trung Á để xây dựng các dự án dân sinh”. Ông khẳng định, “Trung Quốc kiên quyết ủng hộ các nước Trung Á đi theo con đường phát triển phù hợp với tình hình của đất nước mình”, kiên quyết hỗ trợ các nước này bảo vệ chủ quyền, độc lập, toàn vẹn lãnh thổ, theo đuổi sự chấn hưng dân tộc và đoàn kết tự cường, cũng như đóng những vai trò lớn hơn trên trường quốc tế.

Ông Tập cũng bày tỏ sự kiên quyết phản đối các thế lực bên ngoài tiến hành “cách mạng màu” ở Trung Á, cũng như “kiên quyết phản đối việc sử dụng nhân quyền như một cái cớ để can thiệp vào công việc nội bộ của quốc gia khác”.

Chủ tịch Tập Cận Bình ca ngợi mối quan hệ giữa Trung Quốc và 5 nước Trung Á sau 30 năm đã “trở thành hình mẫu xây dựng quan hệ quốc tế kiểu mới”. Ông nhấn mạnh, dù tình hình quốc tế biến động ra sao và dù Trung Quốc phát triển mức nào, nước này sẽ luôn là “láng giềng tốt, đối tác tốt, bạn bè tốt, anh em tốt đáng tin cậy và có thể dựa vào của các nước Trung Á”.

Chủ tịch Trung Quốc kêu gọi 6 nước tăng cường giao lưu cấp cao và liên lạc chiến lược để không ngừng xây dựng lòng tin và sự đoàn kết trong khu vực, hướng tới mục tiêu “cùng phát triển, cùng thịnh vượng”.

Ngoài hỗ trợ tài chính, ông Tập Cận Bình còn cho biết sẽ cung cấp 50 triệu liều vaccine Covid-19 cho 5 quốc gia trong năm nay và sẵn sàng chuyển giao công nghệ sản xuất vaccine.

Ông cam kết mở cửa “thị trường siêu lớn” của nước này cho xuất khẩu nông sản từ Trung Á, phấn đấu nâng kim ngạch thương mại giữa hai bên lên 70 tỷ USD vào năm 2030; thúc đẩy dự án đường sắt Trung Quốc-Kyrgyzstan-Uzbekistan, cũng như mở rộng hợp tác về năng lượng và công nghệ trong các lĩnh vực như trí tuệ nhân tạo (AI), dữ liệu lớn và điện toán đám mây...

Cũng tại hội nghị, Chủ tịch Trung Quốc đã kêu gọi đi sâu hợp tác khu vực trong việc kiểm soát biên giới và chống lại “ba thế lực” gồm chủ nghĩa khủng bố, cực đoan và ly khai, nhằm thiết lập mạng lưới an ninh khu vực.

Về Thế vận hội mùa Đông sẽ bắt đầu vào tuần tới, cả 5 nhà lãnh đạo Trung Á xác nhận sẽ tham dự lễ khai mạc ngày 4/2. Họ sẽ là một trong số các nhà lãnh đạo ​​trực tiếp tham dự sự kiện này trong bối cảnh đại dịch Covid-19 và sự “tẩy chay ngoại giao” của các quốc gia như Mỹ, Anh, Canada và Australia./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Cạnh tranh với Trung Quốc, Mỹ mải đầu tư cho quân sự mà bỏ quên mặt trận kinh tế
Cạnh tranh với Trung Quốc, Mỹ mải đầu tư cho quân sự mà bỏ quên mặt trận kinh tế

VOV.VN - Hiện nay Mỹ đang nhấn mạnh quá nhiều tới khía quân sự-an ninh trong cuộc cạnh tranh chiến lược với Trung Quốc. Điều này khiến Mỹ theo đuổi một chiến lược ngày càng không tương thích với nền tảng kinh tế của cuộc cạnh tranh Mỹ-Trung đó.

Cạnh tranh với Trung Quốc, Mỹ mải đầu tư cho quân sự mà bỏ quên mặt trận kinh tế

Cạnh tranh với Trung Quốc, Mỹ mải đầu tư cho quân sự mà bỏ quên mặt trận kinh tế

VOV.VN - Hiện nay Mỹ đang nhấn mạnh quá nhiều tới khía quân sự-an ninh trong cuộc cạnh tranh chiến lược với Trung Quốc. Điều này khiến Mỹ theo đuổi một chiến lược ngày càng không tương thích với nền tảng kinh tế của cuộc cạnh tranh Mỹ-Trung đó.

Cuộc sống bên trong Tây An - nơi Trung Quốc siết chặt phong tỏa để chặn Covid-19
Cuộc sống bên trong Tây An - nơi Trung Quốc siết chặt phong tỏa để chặn Covid-19

VOV.VN - Những biện pháp chống dịch Covid-19 ở Trung Quốc có thể nói là khắc nghiệt nhất thế giới. Tại Tây An – điểm nóng dịch bệnh mới đây, người ta đã tiến hành phong tỏa gắt gao và cư dân thành phố phải bước qua chuỗi ngày gian khó. Bù lại, Covid-19 từng bước bị đẩy lùi.

Cuộc sống bên trong Tây An - nơi Trung Quốc siết chặt phong tỏa để chặn Covid-19

Cuộc sống bên trong Tây An - nơi Trung Quốc siết chặt phong tỏa để chặn Covid-19

VOV.VN - Những biện pháp chống dịch Covid-19 ở Trung Quốc có thể nói là khắc nghiệt nhất thế giới. Tại Tây An – điểm nóng dịch bệnh mới đây, người ta đã tiến hành phong tỏa gắt gao và cư dân thành phố phải bước qua chuỗi ngày gian khó. Bù lại, Covid-19 từng bước bị đẩy lùi.

Nga có thể giúp Trung Quốc và Ấn Độ “làm lành” trở lại
Nga có thể giúp Trung Quốc và Ấn Độ “làm lành” trở lại

VOV.VN - Cả Trung Quốc và Ấn Độ đều tin tưởng và thân thiết với Nga. Trong tình hình mới hiện nay, Nga có thể là xúc tác hàn gắn quan hệ giữa 2 cường quốc châu Á láng giềng cùng sở hữu vũ khí hạt nhân này.

Nga có thể giúp Trung Quốc và Ấn Độ “làm lành” trở lại

Nga có thể giúp Trung Quốc và Ấn Độ “làm lành” trở lại

VOV.VN - Cả Trung Quốc và Ấn Độ đều tin tưởng và thân thiết với Nga. Trong tình hình mới hiện nay, Nga có thể là xúc tác hàn gắn quan hệ giữa 2 cường quốc châu Á láng giềng cùng sở hữu vũ khí hạt nhân này.

Lợi thế đất hiếm của Trung Quốc đe dọa an ninh nước Mỹ về lâu dài
Lợi thế đất hiếm của Trung Quốc đe dọa an ninh nước Mỹ về lâu dài

VOV.VN - Trong cuộc cạnh tranh toàn diện Mỹ-Trung Quốc hiện nay, phía Trung Quốc đang sở hữu lợi thế vô cùng lớn mà Mỹ khó lòng vượt qua, đó là đất hiếm - nguyên liệu thiết yếu cho các ngành công nghệ hiện đại, bao gồm cả công nghệ quân sự. Lợi thế này có thể chuyển hóa thành lợi thế về kinh tế.

Lợi thế đất hiếm của Trung Quốc đe dọa an ninh nước Mỹ về lâu dài

Lợi thế đất hiếm của Trung Quốc đe dọa an ninh nước Mỹ về lâu dài

VOV.VN - Trong cuộc cạnh tranh toàn diện Mỹ-Trung Quốc hiện nay, phía Trung Quốc đang sở hữu lợi thế vô cùng lớn mà Mỹ khó lòng vượt qua, đó là đất hiếm - nguyên liệu thiết yếu cho các ngành công nghệ hiện đại, bao gồm cả công nghệ quân sự. Lợi thế này có thể chuyển hóa thành lợi thế về kinh tế.

Trung Quốc đang làm gì với các dự án ở châu Mỹ Latin và vùng Caribe?
Trung Quốc đang làm gì với các dự án ở châu Mỹ Latin và vùng Caribe?

VOV.VN - Hàng loạt dự án của Trung Quốc ở châu Mỹ Latin và vùng Caribe đã và đang bộc lộ nhiều vấn đề khiến các nước ở khu vực này không khỏi lo ngại.

Trung Quốc đang làm gì với các dự án ở châu Mỹ Latin và vùng Caribe?

Trung Quốc đang làm gì với các dự án ở châu Mỹ Latin và vùng Caribe?

VOV.VN - Hàng loạt dự án của Trung Quốc ở châu Mỹ Latin và vùng Caribe đã và đang bộc lộ nhiều vấn đề khiến các nước ở khu vực này không khỏi lo ngại.

Vì sao Trung Quốc điều chỉnh chính sách Vành đai và Con đường ở Trung Á?
Vì sao Trung Quốc điều chỉnh chính sách Vành đai và Con đường ở Trung Á?

VOV.VN - Trung Quốc đang thay đổi chính sách đầu tư vào Trung Á trong khuôn khổ sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI). Các công ty Trung Quốc đang phải thích nghi với các đòi hỏi của chính phủ và công dân các nước sở tại muốn có thêm việc làm, hàng xuất khẩu và đào tạo kỹ năng nghề...

Vì sao Trung Quốc điều chỉnh chính sách Vành đai và Con đường ở Trung Á?

Vì sao Trung Quốc điều chỉnh chính sách Vành đai và Con đường ở Trung Á?

VOV.VN - Trung Quốc đang thay đổi chính sách đầu tư vào Trung Á trong khuôn khổ sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI). Các công ty Trung Quốc đang phải thích nghi với các đòi hỏi của chính phủ và công dân các nước sở tại muốn có thêm việc làm, hàng xuất khẩu và đào tạo kỹ năng nghề...