Điểm danh 6 máy bay chiến đấu không người lái có thể giúp Nga đuổi kịp Mỹ

VOV.VN - Trong cuộc đua phát triển máy bay chiến đấu không người lái (UCAV), Nga đang đi sau Mỹ và một số quốc gia. Liệu 6 UCAV dưới đây có giúp Nga đảo ngược tình thế và xác lập lại vị thế của mình?

Năm 2021, Nga mới bắt đầu sản xuất hàng loạt lô máy bay chiến đấu không người lái (UCAV) đầu tiên. Do đó, hiện nay, Moscow không chỉ đi sau Mỹ và Trung Quốc mà còn cả Iran, Israel và Thổ Nhĩ Kỳ về lĩnh vực này.

Quân đội Nga đang chú ý đến việc rút ngắn chuỗi kill chain (được sử dụng như một khái niệm quân sự liên quan đến cấu trúc của một cuộc tấn công bao gồm: xác định mục tiêu, điều lực lượng đến mục tiêu, quyết định tấn công mục tiêu và cuối cùng là tiêu diệt mục tiêu) bằng cách trang bị các máy bay trinh sát không người lái nhằm tiến hành các cuộc tấn công. Trên thực tế, các nhà sản xuất vũ khí Nga đã phát triển các loại vũ khí chính xác hạng nhẹ để sử dụng cho các máy bay không người lái, đáng chú ý là bom dẫn đường KAB-20, KAB-50 và KAB-100 nặng lần lượt là 20, 50 và 100kg. Ngoài ra còn có bom lượn UPAB-50 với tầm bắn 300km và tên lửa Kh-50 nặng 50kg, tương tự tên lửa Hellfire của Mỹ.

Dưới đây là 6 UCAV tiềm năng có thể giúp Nga theo kịp Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ trong cuộc đua phát triển phương tiện này.

Kronshtadt Orion

Với mô hình tương tự như Bayraktar TB2 của Thổ Nhĩ Kỳ, máy bay chiến đấu không người lái Orion bắt đầu đi vào sản xuất năm 2021 và xuất khẩu vào năm 2022. Máy bay này có thể di chuyển hơn 250km với tải trọng gần 200 kg vũ khí ở 2 điểm cứng bên trong và 2 điểm cứng bên ngoài.

Orion, hay còn gọi là Inokodhets, là UCAV đầu tiên của Nga đã qua giai đoạn hoàn thiện để bước vào giai đoạn sản xuất hàng loạt tại một nhà máy ở Moscow vào nửa cuối năm nay. Các mẫu máy bay không người lái này từng chiến đầu thử nghiệm ở Syria năm 2018, bắt đầu được đưa vào hoạt động trong Quân đoàn UAV độc lập 216 của Hạm đội phương Bắc Nga tại Severomorsk và sau đó là một đơn vị trong Hạm đội Thái Bình Dương. Hệ thống Orion hoàn thiện gồm 3 máy bay không người lái, có thể sử dụng hoàn toàn động cơ đẩy điện và vật liệu tổng hợp truyền chân không để giảm khối lượng.

Giống như MQ-1 Predator của Mỹ, Orion là một máy bay độ cao trung bình thời gian dài (Medium-Altitude Long-Endurance - MALE) có thể bay cao tới 7.500m, trên cả hệ thống phòng không tầm ngắn, và di chuyển trong nhiều giờ. Orion có nhiều điểm tương đồng với TB2 Bayraktar của Thổ Nhĩ Kỳ, một mẫu máy bay không người lái gây tổn thất đáng kể cho các lực lượng được Nga ủng hộ ở Armenia, Libya và Syria năm 2020.

Năm 2022, Nga có kế hoạch xuất khẩu các máy bay không người lái Orion-E. Samuel Bendett, một chuyên gia về hệ thống không người lái của Nga tại Trung tâm Phân tích Hải quân và là một học giả tại tổ chức nghiên cứu CNAS cho biết: "Các nhà quan sát sự phát triển UCAV nội địa Nga về cơ bản đều thừa nhận rằng, Nga đang ở trong cuộc đua với Thổ Nhĩ Kỳ trong thị trường xuất khẩu máy bay không người lái quân sự".

Altius-RU

Với mô hình tương tự như các máy bay không người lái RQ-4 Global Hawk và MQ-9 Reaper của Mỹ, Altius-RU hiện có 3 mô hình và dự kiến sẽ đi vào sản xuất vào năm 2024. Máy bay chiến đấu không người lái này có thể di chuyển từ 9.000 - 10.000 km với bán kính chiến đấu khi mang đầy đủ tải trọng là 3.500 km. Tải trọng của Altius-RU có thể lên tới gần 2 tấn.

Altius có thể bay cao tới 12.000m trong 48 tiếng, đồng thời có thể quan sát chi tiết mọi thứ bên dưới tháp pháo điện quang và radar bên sườn. Không giống như RQ-4 của Mỹ, Altius có thể mang các loại vũ khí khác nhau, từ những quả bom dẫn đường nhỏ cho tới các tên lửa Grom với tầm bắn khoảng 120 km. Hệ thống Altius hoàn chỉnh gồm 2 máy bay không người lái được trang bị liên kết vệ tinh để kiểm soát tầm xa mặc dù chúng cũng có chức năng tự động trong thời gian dài.

Altius có thể đóng vai trò tuần tra và giám sát, cũng như tấn công tầm xa và thực hiện các sứ mệnh trinh sát ở những nơi không có hệ thống phòng không tầm cao. Trong khi Nga đang thúc đẩy việc phát triển Altius thì Không quân Mỹ có kế hoạch dừng sử dụng các chiến đấu cơ RQ-4 do chúng dễ bị tổn thương trước những hệ thống phòng thủ như vậy.

Kronshtadt Sirius

Máy bay chiến đấu không người lái này vẫn chỉ là ý tưởng với 1 mô mình đang được phát triển. Bán kính chiến đấu của Kronshtadt Sirius ở khoảng 1.000 km với tải trọng khoảng trên 450 kg.

Công ty Kronshtadt đang phát triển một phiên bản Orion mở rộng 2,5 tấn với kết nối liên lạc vệ tinh, cho phép nó có thể được kiểm soát từ mọi nơi trên toàn cầu. So với Orion, Sirius (hay Inokhodets-RU) di chuyển với vận tốc khoảng 180km/h, mang được gấp đôi tải trọng và đi xa hơn 4 lần với thời gian giảm xuống 20 tiếng thay vì 24. Nó cũng có thể kết nối với các máy bay có người lái.

Kronshtadt Helios

Tình trạng của máy bay chiến đấu không người lái này vẫn là một bí mật. Helios di chuyển được gần 3.000 km và có tải trọng là gần 1 tấn.

Công ty Kronshtadt đã tiết lộ về phiên bản mô hình của Helios với sải cánh là 30 mét. Máy bay không người lái này có thể bay cao tới hơn 1.800 mét trong 30 tiếng, được trang bị hệ thống radar đa chế độ bên sườn với khả năng cảnh báo sớm, cũng như có thể mang theo các loại vũ khí khác nhau.

Kronshtadt Grom

Cũng trong tình trạng bí mật, tuy nhiên bán kính chiến đấu của Grom được cho là khoảng 700 km và tải trọng từ 1 - 2 tấn, bao gồm có bom laser dẫn đường và tên lửa Kh-38ML trên 2 điểm cứng bên trong và 2 điểm cứng dưới cánh.

Với chi phí không quá đắt đỏ, máy bay không người lái này có thể đồng hành cùng các chiến đấu cơ có người lái và tiến hành các nhiệm vụ rủi ro cao.

Mặc dù Nga cũng quan tâm đến máy bay này nhưng theo ông Bendett, ý tưởng Grom 7 tấn bí mật của Kronstadt cho đến nay vẫn chỉ dừng lại ở một dự án.

Một chiến đấu cơ Su-35 hoặc Su-37 có thể kiểm soát 3 - 4 máy bay không người lái Grom đang bay với vận tốc 1.062 km/h ở độ cao hơn 12.000m.

Trong một cuộc trả lời phỏng vấn, nhà thiết kế Vladimir Vorno của Kronshtadt cho biết, Grom có thể được sử dụng trong làn sóng tấn công đầu tiên để xâm nhập vào hệ thống phòng thủ nghiêm ngặt của kẻ thù. Mặc dù một số máy bay sẽ bị phá hủy nhưng sẽ không bị tổn thất về người. Cùng lúc đó, chúng sẽ buộc hệ thống phòng không của đối phương phải kích hoạt, giúp phát hiện và phá hủy radar bằng những tên lửa tự hành.

Thời gian sẽ trả lời cho câu hỏi liệu Grom có được phát triển như những triển vọng hứa hẹn của nó hay không và liệu Bộ Quốc phòng Nga có cấp ngân sách cho dự án này hay không.

Sukhoi S-70 Okhotnik-B

Máy bay chiến đấu không người lái này nằm trong dự án quân sự của Nga với 1 mô hình đang bay thử nghiệm, 3 mô hình đang trong quá trình xây dựng. Việc phân phối chúng dự kiến sẽ diễn ra vào năm 2024 và kế hoạch sản xuất hàng loạt sẽ bắt đầu vào năm 2025.

Máy bay này có bán kính chiến đấu là 4.000 km và di chuyển được tối đa 6.000 km. S-70 “Hunter-B” nặng 22 tấn về cơ bản là một máy bay tàng hình cánh bay không người lái. Được cho là một phương tiện quan trọng trong những cuộc tấn công thâm nhập sử dụng vũ khí chính xác và vũ khí hạt nhân, S-70 có thể phối hợp với tiêm kích tàng hình Su-57 và thậm chí từng được thử nghiệm để mang tên lửa không đối không. Máy bay này cũng có thể tiến hành các nhiệm vụ hoàn toàn tự động nếu ngắt liên kết chỉ huy./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

UAV tiếp nhiên liệu MQ-25 thử nghiệm kéo dài thời gian hoạt động
UAV tiếp nhiên liệu MQ-25 thử nghiệm kéo dài thời gian hoạt động

VOV.VN - Với khả năng chở gần 7 tấn nhiên liệu, UAV MQ-25 có thể giúp kéo dài tầm hoạt động cho các máy bay của Hải quân như F/A-18E/F, F-35C... thêm gần 700km.

UAV tiếp nhiên liệu MQ-25 thử nghiệm kéo dài thời gian hoạt động

UAV tiếp nhiên liệu MQ-25 thử nghiệm kéo dài thời gian hoạt động

VOV.VN - Với khả năng chở gần 7 tấn nhiên liệu, UAV MQ-25 có thể giúp kéo dài tầm hoạt động cho các máy bay của Hải quân như F/A-18E/F, F-35C... thêm gần 700km.

Mỹ điều chỉnh việc sử dụng UAV ở Afghanistan, Syria và Iraq
Mỹ điều chỉnh việc sử dụng UAV ở Afghanistan, Syria và Iraq

VOV.VN - Tổng thống Mỹ Joe Biden đã đình chỉ các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái ở ngoài các vùng chiến sự có binh sỹ Mỹ đang hoạt động, đảo ngược chính sách của người tiền nhiệm Donald Trump.

Mỹ điều chỉnh việc sử dụng UAV ở Afghanistan, Syria và Iraq

Mỹ điều chỉnh việc sử dụng UAV ở Afghanistan, Syria và Iraq

VOV.VN - Tổng thống Mỹ Joe Biden đã đình chỉ các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái ở ngoài các vùng chiến sự có binh sỹ Mỹ đang hoạt động, đảo ngược chính sách của người tiền nhiệm Donald Trump.

UAV sẽ giúp thay đổi “cuộc chơi” của tàu ngầm như thế nào?
UAV sẽ giúp thay đổi “cuộc chơi” của tàu ngầm như thế nào?

VOV.VN - Việc sử dụng máy bay không người lái có thể giúp mở rộng tầm quan sát của tàu ngầm cũng như cải tiến cách thức chúng tiếp nhận các loại hàng hóa quan trọng.

UAV sẽ giúp thay đổi “cuộc chơi” của tàu ngầm như thế nào?

UAV sẽ giúp thay đổi “cuộc chơi” của tàu ngầm như thế nào?

VOV.VN - Việc sử dụng máy bay không người lái có thể giúp mở rộng tầm quan sát của tàu ngầm cũng như cải tiến cách thức chúng tiếp nhận các loại hàng hóa quan trọng.