Covid-19 cắt giảm tuổi thọ người dân nhiều nước châu Âu

VOV.VN - Gánh nặng chi phí y tế gia tăng, tuổi thọ con người suy giảm, sức khoẻ tinh thần bị ảnh hưởng, nhất là đối với tầng lớp thanh niên... là những hậu quả nặng nề của dịch bệnh Covid-19 kéo dài gần 3 năm đối với người dân châu Âu.

Đó là những thông tin được nhấn mạnh trong báo cáo “Tổng quan Y tế châu Âu năm 2022” của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế châu Âu (OECD) công bố hôm qua (5/12).

Báo cáo “Tổng quan Y tế châu Âu năm 2022” của OECD nhấn mạnh đại dịch Covid-19 khiến chi phí y tế tăng mạnh tại châu Âu nói chung và Pháp nói riêng. Theo số liệu thống kê, riêng tại Pháp, ngân sách dành cho y tế năm 2021 tiếp tục tăng thêm 8%, mức cao nhất trong 30 năm qua, lên hơn 360 tỷ euro, chiếm khoảng 12,4% GDP của Pháp và đứng thứ 2 châu Âu, chỉ sau Đức. Phần lớn ngân sách tăng thêm đã được sử dụng cho các chiến dịch xét nghiệm, tiêm phòng vaccine và điều trị các ca mắc Covid-19.

Tác động thứ hai của dịch Covid-19 là khiến tuổi thọ của người dân suy giảm. Tính đến tháng 10/2022, đã có hơn 1,1 triệu công dân châu Âu chết vì Covid-19, kéo tuổi thọ trung bình tại châu Âu đã giảm 1 năm so với trước đại dịch và là mức giảm mạnh nhất kể từ khi chiến tranh thế giới thứ 2 kết thúc. Mức giảm tuổi thọ trung bình cao nhất thuộc về các nước Trung và Đông Âu như Bungaria giảm 3,7 năm, Slovakia giảm 3 năm hay Romania giảm 2,7 năm.

Dù là quốc gia có nền y học tiến tiến, Pháp vẫn có số người tử vong cao thứ hai tại EU với khoảng 171.000 ca, xếp sau Italy và tuổi thọ trung bình của người dân Pháp cũng giảm 0,5 tuổi trong giai đoạn 2019 - 2021.

Một hậu quả nặng nề khác của dịch Covid-19 là khiến sức khoẻ tinh thần của người dân, đặc biệt là tầng lớp thanh niên đi xuống tại hầu hết các nước thành viên EU. Sau các đợt phong toả, tỷ lệ thanh niên Pháp trong độ tuổi từ 18-24 có các biểu hiện bị trầm cảm đã tăng gần như gấp hai. Tỷ lệ người trưởng thành bị trầm cảm có thời điểm lên đến 20% và cho đến nay vẫn đứng ở mức cao với 13,5%.

Dịch bệnh Covid-19 cũng khiến các hoạt động vận động thể chất của người dân Pháp bị ảnh hưởng. Các cuộc thăm dò trong đợt phong toả đầu tiên tại Pháp diễn ra vào tháng 3/2020 cho thấy, 40% người dân phải dừng thói quen thể dục thể thao trong khi 59% cho biết gắn liền với màn hình điện tử không có lợi cho sức khoẻ.

Ngoài ra, dịch bệnh cũng làm gián đoạn các hoạt động chăm sóc sức khoẻ thường xuyên như đi sàng lọc, phát hiện ung thư hay phẫu thuật tự nguyện. Tại Luxembourg, CH Séc, Bỉ, Pháp hay Đan Mạch, hơn 40% người dân mắc bệnh mãn tính đã phải huỷ các cuộc thăm khám định kỳ.

Báo cáo của OECD cũng bày tỏ lo ngại về tâm lý có phần chủ quan của người dân trong việc đi tiêm mũi vaccine tăng cường thứ hai và tiêm phòng cúm mùa trước nguy cơ bùng phát trở lại của các dịch bệnh liên quan đến đường hô hấp trong các kỳ nghỉ lễ cuối năm sắp tới./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Truyền thông Trung Quốc: Giai đoạn khó khăn nhất của dịch Covid-19 đã qua
Truyền thông Trung Quốc: Giai đoạn khó khăn nhất của dịch Covid-19 đã qua

VOV.VN - Một bài bình luận được đăng trên Tân Hoa xã của Trung Quốc ngày 5/12 cho rằng, giai đoạn khó khăn nhất của dịch bệnh đã qua, khả năng gây bệnh của virus Omicron đang suy yếu và khả năng ứng phó của Trung Quốc đang tăng lên.

Truyền thông Trung Quốc: Giai đoạn khó khăn nhất của dịch Covid-19 đã qua

Truyền thông Trung Quốc: Giai đoạn khó khăn nhất của dịch Covid-19 đã qua

VOV.VN - Một bài bình luận được đăng trên Tân Hoa xã của Trung Quốc ngày 5/12 cho rằng, giai đoạn khó khăn nhất của dịch bệnh đã qua, khả năng gây bệnh của virus Omicron đang suy yếu và khả năng ứng phó của Trung Quốc đang tăng lên.

Chuyên gia: Điều kiện để Trung Quốc hạ bậc quản lý Covid-19 đã chín muồi
Chuyên gia: Điều kiện để Trung Quốc hạ bậc quản lý Covid-19 đã chín muồi

VOV.VN - Truyền thông Trung Quốc dẫn lời chuyên gia nước này nhấn mạnh, các điều kiện để Trung Quốc hạ cấp quản lý Covid-19 đã dần chín muồi khi SARS-CoV-2 đang yếu đi. Đây là lần đầu tiên truyền thông Trung Quốc đề cập đến vấn đề này.

Chuyên gia: Điều kiện để Trung Quốc hạ bậc quản lý Covid-19 đã chín muồi

Chuyên gia: Điều kiện để Trung Quốc hạ bậc quản lý Covid-19 đã chín muồi

VOV.VN - Truyền thông Trung Quốc dẫn lời chuyên gia nước này nhấn mạnh, các điều kiện để Trung Quốc hạ cấp quản lý Covid-19 đã dần chín muồi khi SARS-CoV-2 đang yếu đi. Đây là lần đầu tiên truyền thông Trung Quốc đề cập đến vấn đề này.

Pháp kêu gọi người dân tăng cường phòng dịch và tiêm vaccine ngừa Covid-19
Pháp kêu gọi người dân tăng cường phòng dịch và tiêm vaccine ngừa Covid-19

VOV.VN - Dịch bệnh Covid-19 tiếp tục xu hướng tăng cao tại Pháp khi số ca mắc mới và phải nhập viện điều trị tăng lần lượt hơn 40% và 20% so với tuần trước.

Pháp kêu gọi người dân tăng cường phòng dịch và tiêm vaccine ngừa Covid-19

Pháp kêu gọi người dân tăng cường phòng dịch và tiêm vaccine ngừa Covid-19

VOV.VN - Dịch bệnh Covid-19 tiếp tục xu hướng tăng cao tại Pháp khi số ca mắc mới và phải nhập viện điều trị tăng lần lượt hơn 40% và 20% so với tuần trước.

Tổng thống Mỹ Biden mắc Covid-19, sẽ cách ly tại Nhà Trắng
Tổng thống Mỹ Biden mắc Covid-19, sẽ cách ly tại Nhà Trắng

VOV.VN - Đương kim Tổng thống Mỹ Joe Biden vừa dương tính với virus SARS-CoV-2 gây bệnh Covid-19, theo xác nhận từ Nhà Trắng hôm nay (21/7).

Tổng thống Mỹ Biden mắc Covid-19, sẽ cách ly tại Nhà Trắng

Tổng thống Mỹ Biden mắc Covid-19, sẽ cách ly tại Nhà Trắng

VOV.VN - Đương kim Tổng thống Mỹ Joe Biden vừa dương tính với virus SARS-CoV-2 gây bệnh Covid-19, theo xác nhận từ Nhà Trắng hôm nay (21/7).

Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un chỉ đạo cuộc họp về chống Covid-19
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un chỉ đạo cuộc họp về chống Covid-19

VOV.VN - KCTV mới đây công bố video ghi cảnh nhà lãnh đạo Kim Jong Un đang chỉ đạo trong một cuộc họp về chống dịch bệnh Covid-19. Ông Kim đã phê phán các quan chức là non yếu và buông lỏng trong việc xử lý sớm đợt bùng phát căn bệnh này.

Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un chỉ đạo cuộc họp về chống Covid-19

Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un chỉ đạo cuộc họp về chống Covid-19

VOV.VN - KCTV mới đây công bố video ghi cảnh nhà lãnh đạo Kim Jong Un đang chỉ đạo trong một cuộc họp về chống dịch bệnh Covid-19. Ông Kim đã phê phán các quan chức là non yếu và buông lỏng trong việc xử lý sớm đợt bùng phát căn bệnh này.

Giáo sư Oxford: Thuật ngữ “đặc hữu” có thể gây tâm lý chủ quan khi nói về Covid-19
Giáo sư Oxford: Thuật ngữ “đặc hữu” có thể gây tâm lý chủ quan khi nói về Covid-19

VOV.VN - Một nhà virus học làm giáo sư tại Đại học Oxford (Anh) cho rằng việc gắn tên bệnh đặc hữu cho đại dich Covid-19 có thể gây ra tâm lý chủ quan trong bối cảnh bệnh này vẫn có sức lây lan mạnh và gây tử vong cho nhiều người.

Giáo sư Oxford: Thuật ngữ “đặc hữu” có thể gây tâm lý chủ quan khi nói về Covid-19

Giáo sư Oxford: Thuật ngữ “đặc hữu” có thể gây tâm lý chủ quan khi nói về Covid-19

VOV.VN - Một nhà virus học làm giáo sư tại Đại học Oxford (Anh) cho rằng việc gắn tên bệnh đặc hữu cho đại dich Covid-19 có thể gây ra tâm lý chủ quan trong bối cảnh bệnh này vẫn có sức lây lan mạnh và gây tử vong cho nhiều người.