Học giả Hong Kong: NATO đã lỗi thời và cần “vứt vào thùng rác lịch sử”

VOV.VN - Liên quan đến việc Tổng thống Mỹ Trump muốn rút khỏi NATO, một học giả Hong Kong (Trung Quốc) khẳng định khối NATO đã lỗi thời và cần vứt bỏ.

Hôm 14/1/2019, tờ báo New York Times của Mỹ trích dẫn các quan chức cấp cao giấu tên trong chính quyền Mỹ nói rằng Tổng thống Donald Trump đã đặt câu hỏi về việc Mỹ còn nên tiếp tục là thành viên của khối liên minh quân sự “Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương” (NATO) nữa hay không. Theo đó, ông Trump bày tỏ mong muốn rút nước Mỹ khỏi khối quân sự này.

Đài Sputnik (Nga) nhân sự kiện này đã phỏng vấn Tiến sĩ Joseph Cheng, Giáo sư bộ môn Khoa học Chính trị tại Đại học Thành phố Hong Kong. Bài phỏng vấn được đăng trên trang tiếng Anh của Sputnik. VOV.VN xin giới thiệu với độc giả nội dung cuộc phỏng vấn này:

Binh sĩ NATO. Ảnh: EU Today.

Sputnik: Ông nghĩ sao về tin tức nói rằng Tổng thống Mỹ Trump thường xuyên bày tỏ momg muốn rút Mỹ khỏi NATO?

Tiến sĩ Joseph Cheng: Vâng, ông Trump với tư cách là doanh nhân đã tiếp cận vấn đề này từ góc độ tài chính và dĩ nhiên cho tới gần đây mới chỉ 4 nước thành viên NATO khác là đã dành 2% GDP cho chi phí quân sự, đó là các nước Anh, Ba Lan, Hy Lạp, và Estonia – và điều này, ông Trump lấy làm không hài lòng.

Nhưng tôi tin rằng có cả những lý do khác khiến NATO đã tồn tại lâu hơn cả tác dụng ban đầu của nó, nghĩa là tiếp tục tồn tại như một tổ chức phòng thủ để chống lại một Liên Xô đã không tồn tại trên thực tế nữa. Tức là, tổ chức NATO này đang được sử dụng để phát động các cuộc chiến xâm lược như là ở Libya chẳng hạn.

Và giờ tôi nghĩ rằng đã có sự xâm lấn vào các quốc gia khối phía Đông. Tổng thống Mỹ Ronald Reagan trước đó từng long trọng nhất trí với lãnh đạo Liên Xô Mikhail Gorbachev rằng sẽ không trang bị vũ khí, không Tây phương hóa các nước này, không biến họ thành các quốc gia NATO, nhưng phía Mỹ cuối cùng đã vi phạm điều này, bắt đầu từ thời Bill Clinton. Do vậy, tôi nghĩ rằng việc rút khỏi NATO và để cho NATO tan rã sẽ là điều tốt đẹp cho thế giới, cho châu Âu và cho cả Mỹ nữa.

Sputnik: Thưa Giáo sư, bài báo của New York Times nói chi tiết về những tuyên bố từ mùa hè năm 2018 của ông Trump. Tại sao tờ báo này lại nêu trở lại vấn đề này vào lúc này?

Tiến sĩ Joseph Cheng: Đây là một câu hỏi lớn. Ở Mỹ, truyền thông chủ đạo và phe Dân chủ đã tấn công ồ ạt ông Trump bởi lẽ ông ấy đã thành công hơn rất nhiều so với họ tưởng tượng. Chẳng hạn, ông ta đã làm cho nền kinh tế Mỹ mạnh lên ngay trước giữa nhiệm kỳ. Theo cuộc thăm dò Rasmussen Poll, ông Trump đạt tỷ lệ ủng hộ lên tới mức 50%, và sự ủng hộ của người Mỹ da đen cho ông Trump là 40%.

Những kết quả này có tác động xấu lên phe Dân chủ vì nếu họ mất phiếu của cử tri da đen, thì họ sẽ gặp khó trong việc giành chiến thắng tại các cuộc bầu cử. Chính vì vậy mà phe Dân chủ tích cực phản đối bức tường biên giới mà ông Trump muốn xây dọc theo biên giới Mỹ-Mexico. Phe Dân chủ muốn có thêm người nhập cư đến Mỹ vì họ kỳ vọng những người này sẽ bầu cho phe Dân chủ.

Do đó tôi tin rằng đây là một phần trong nỗ lực hạ bệ hình ảnh của ông Trump, mà ở đó truyền thông chỉ phản ánh phiên bản của phe Dân chủ trình bày về các sự kiện. Chúng ta biết rằng CIA đã từ lâu xâm nhập vào giới truyền thông để thao túng họ phục vụ mục đích tuyên truyền, thông qua chiến dịch Mockingbird bắt đầu từ thập niên 1950.

Sputnik: Giáo sư có cho rằng ông Donald Trump thực sự sẽ rút được Mỹ khỏi NATO như ông ấy từng rút khỏi nhiều tổ chức khác?

Tiến sĩ Joseph Cheng: Dĩ nhiên, nếu Tổng thống Mỹ cho rằng điều này là có thể thì tôi sẽ phải nhìn vào khía cạnh pháp lý liên quan. Nhưng chắc chắn, một số quyết định của ông trong quá khứ không được tốt cho lắm, như việc rút khỏi thỏa thuận Iran là không có cơ sở.

Việc ông Trump rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran là rất gây rắc rối bởi vì điều này khiến ông trông như thể đang theo đuổi chính sách đối ngoại của Israel hơn là của Mỹ.

Ba lý do mà Tổng thống Trump đưa ra đều không ổn: Lý do hiệp ước này hết hạn vào năm 2025 là vô nghĩa vì người ta có thể thương lượng lại. Lý do thỏa thuận không bao gồm các căn cứ quân sự của Iran là không thích hợp vì thỏa thuận này chỉ liên quan đến chương trình hạt nhân Iran, và lý do thỏa thuận không động chạm tới chương trình tên lửa đạn đạo của Iran cũng không ổn nốt vì mỗi quốc gia có chủ quyền đều có quyền tự vệ. Như vậy ông ấy cố nói lấy được để rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran. Nhưng trường hợp NATO thì khác, quan điểm cá nhân của tôi là tổ chức này đã tồn tại lâu hơn tác dụng gốc của nó và giờ đây nó nên chui vào thùng rác của lịch sử.

Sputnik: Châu Âu cần đến Mỹ trong NATO như thế nào? Liệu họ có thể trở nên độc lập hơn với Mỹ không?

Tiến sĩ Joseph Cheng: Tôi cho rằng có nhiều lý do khiến châu Âu ngày càng độc lập hơn và trên thực tế tôi thấy là có nhiều sự phụ thuộc tự nhiên hơn giữa châu Âu và Nga hơn là giữa châu Âu và Mỹ tại thời điểm này, đặc biệt là trên phương diện thương mại, kinh tế.

Ví dụ, các lệnh trừng phạt nhằm vào Iran, đã đe dọa gây tổn thất cho châu Âu hàng chục tỷ USD trong hoạt động thương mại. Châu Âu không được lợi lộc gì khi theo đuổi chính sách trừng phạt Iran. Việc trừng phạt này trước hết là không có cơ sở biện minh. Ngay các cơ quan tình báo Mỹ từ hồi năm 2007 đã kết luận rằng Iran không theo đuổi chương trình vũ khí hạt nhân – điều này được họ tái khẳng định vào năm 2011./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Trump cân nhắc rút Mỹ ra khỏi NATO vì không muốn bị “bòn rút” tiền?
Trump cân nhắc rút Mỹ ra khỏi NATO vì không muốn bị “bòn rút” tiền?

VOV.VN - Tổng thống Trump từng nói rằng ông không nhận thấy giá trị của NATO và cho rằng các đồng minh chỉ muốn "bòn rút" tiền của Mỹ.

Trump cân nhắc rút Mỹ ra khỏi NATO vì không muốn bị “bòn rút” tiền?

Trump cân nhắc rút Mỹ ra khỏi NATO vì không muốn bị “bòn rút” tiền?

VOV.VN - Tổng thống Trump từng nói rằng ông không nhận thấy giá trị của NATO và cho rằng các đồng minh chỉ muốn "bòn rút" tiền của Mỹ.

Quân đội các nước phương Tây can thiệp quân sự vào Nga 100 năm trước
Quân đội các nước phương Tây can thiệp quân sự vào Nga 100 năm trước

VOV.VN - Việc phương Tây can thiệp vào nước Nga rộng lớn có một lịch sử dài lâu. Vào năm 1918, đã có một cuộc can thiệp quân sự quy mô lớn như thế.

Quân đội các nước phương Tây can thiệp quân sự vào Nga 100 năm trước

Quân đội các nước phương Tây can thiệp quân sự vào Nga 100 năm trước

VOV.VN - Việc phương Tây can thiệp vào nước Nga rộng lớn có một lịch sử dài lâu. Vào năm 1918, đã có một cuộc can thiệp quân sự quy mô lớn như thế.

Mỹ và Hàn Quốc không đạt thỏa thuận về chia sẻ chi phí quân sự
Mỹ và Hàn Quốc không đạt thỏa thuận về chia sẻ chi phí quân sự

VOV.VN - Hàn Quốc và Mỹ lại không đạt được một thỏa thuận trong vòng đàm phán mới nhất về chia sẻ chi phí để duy trì các binh sĩ Mỹ đồn trú tại Hàn Quốc.

Mỹ và Hàn Quốc không đạt thỏa thuận về chia sẻ chi phí quân sự

Mỹ và Hàn Quốc không đạt thỏa thuận về chia sẻ chi phí quân sự

VOV.VN - Hàn Quốc và Mỹ lại không đạt được một thỏa thuận trong vòng đàm phán mới nhất về chia sẻ chi phí để duy trì các binh sĩ Mỹ đồn trú tại Hàn Quốc.

Tổng thống Trump đang xem xét rút Mỹ khỏi NATO?
Tổng thống Trump đang xem xét rút Mỹ khỏi NATO?

VOV.VN - Tổng thống Mỹ Trump từng nhiều lần bóng gió rằng sẽ rút khỏi khối quân sự NATO. Gần đây mối “lo ngại” về một động thái như thế đang gia tăng.

Tổng thống Trump đang xem xét rút Mỹ khỏi NATO?

Tổng thống Trump đang xem xét rút Mỹ khỏi NATO?

VOV.VN - Tổng thống Mỹ Trump từng nhiều lần bóng gió rằng sẽ rút khỏi khối quân sự NATO. Gần đây mối “lo ngại” về một động thái như thế đang gia tăng.

Hội chứng sợ Nga từ xưa là gốc gác Chiến tranh Lạnh hiện đại chống Nga
Hội chứng sợ Nga từ xưa là gốc gác Chiến tranh Lạnh hiện đại chống Nga

VOV.VN - Chiến tranh Lạnh cổ điển chống Nga không phải bắt đầu sau năm 1945. Hội chứng sợ Nga cũng không phải đến năm 1917 mới có. Nỗi sợ đó đã có từ rất lâu.

Hội chứng sợ Nga từ xưa là gốc gác Chiến tranh Lạnh hiện đại chống Nga

Hội chứng sợ Nga từ xưa là gốc gác Chiến tranh Lạnh hiện đại chống Nga

VOV.VN - Chiến tranh Lạnh cổ điển chống Nga không phải bắt đầu sau năm 1945. Hội chứng sợ Nga cũng không phải đến năm 1917 mới có. Nỗi sợ đó đã có từ rất lâu.