Hồi sinh Đội tàu Dnieper: Nga quyết xoay chuyển tình thế trên chiến trường?

VOV.VN - Bộ trưởng Quốc phòng Nga tuyên bố thành lập Đội tàu sông Dnieper và lữ đoàn tàu sông mới nhằm tăng cường khả năng chiến đấu trong cuộc xung đột ở Ukraine. Sputnik đã dẫn lời các chuyên gia tác chiến hải quân bình luận về tác động của đội tàu mới trong hoạt động chiến đấu của Nga trên chiến trường Ukraine.

Đội tàu sông Dnieper có từ khi nào?

Các tàu hải quân nhỏ của Nga lần đầu tiên tuần tra vùng biển của lưu vực sông Dnieper rộng lớn vào những năm 1720, với các đội tàu nhỏ đóng vai trò quan trọng trong các cuộc chiến tranh Nga-Thổ Nhĩ Kỳ vào thế kỷ 18, Nội chiến Nga và Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại.

Những con tàu đầu tiên của đội tàu, được đặt theo lệnh của Peter Đại đế, bao gồm những chiếc thuyền nhỏ đáy phẳng, thuyền độc mộc và tàu Cossack. Hàng chục chiếc trong số đó được đóng tại các xưởng đóng tàu ở thành phố Bryansk của Nga.

Được trang bị những con tàu này, lực lượng Nga có thể nhanh chóng vượt qua sông về phía Nam, hỗ trợ các lực lượng trên bộ trong các hoạt động phòng thủ và tấn công trên diện tích hơn 1.000km.

Trong thế kỷ 20, các đội tàu Dnieper một lần nữa đóng vai trò quyết định trong lịch sử Nga và Liên Xô, với Hồng quân, Bạch quân và các lãnh đạo địa phương sử dụng tàu rộng rãi cho các chiến dịch trên khắp khu vực, sau này trở thành Ukraine thuộc Liên Xô từ năm 1919 đến năm 1920, trong quá trình Nội chiến.

Năm 1943, trong các cuộc phản công của Liên Xô chống lại Đức Quốc xã, Đội tàu Dnieper được tái lập, đóng vai trò quan trọng trong việc giải phóng Ukraine và Belorussia (Belarus), tham gia chuyển quân, thực hiện các cuộc đổ bộ và phòng thủ trước các hoạt động phản công của đối phương.

Bị giải tán sau Chiến tranh thế giới thứ hai do biên giới giữa Liên Xô với vùng đệm của Khối phía Đông và Khối phía Tây đã di chuyển hơn 1.500 km về phía Tây tới Sông Elbe, Đội tàu Dnieper đã không hoạt động trong suốt Chiến tranh Lạnh và những thập kỷ đầu tiên của thời hậu Chiến tranh Lạnh, cho đến khi xung đột Nga – Ukraine nổ ra.

Trong cuộc họp báo ngày 20/3, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergey Shoigu cho biết: “Một quân đoàn, một sư đoàn súng trường cơ giới, Đội tàu sông Dnieper và một lữ đoàn tàu sông cho đội tàu đã được thành lập theo quyết định của tổng tư lệnh tối cao”.

Đội tàu Dnieper sẽ bao gồm những tàu nào?

Ông Shoigu không chia sẻ bất kỳ thông tin chi tiết nào về các tàu hoặc cơ cấu lực lượng của đội tàu mới. Giới quan sát đang cố tìm hiểu liệu loại thuyền nào có thể hoạt động trên sông Dnieper – nơi tạo thành đường liên lạc trên một khu vực rộng lớn của mặt trận ở Kherson và Zaporizhzhia từ Hồ chứa nước Kakhovka rộng lớn đến cửa Biển Đen.

Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, Đội tàu Dnieper bao gồm khoảng 140 pháo hạm, tàu tuần tra, tàu quét mìn trên sông và thuyền máy với nhiều kích cỡ và lượng giãn nước khác nhau, bao gồm cả các tàu sông bọc thép Dự án 1125, có lượng giãn nước 26-29 tấn, dài 22,65m, rộng 3,5m, có tốc độ hành trình 18 hải lý/giờ và có thủy thủ đoàn 10-12 người.

Hải quân hiện đại của Nga có một loạt tàu tuần tra, tàu quét mìn và tàu đổ bộ có kích thước và lượng giãn nước tương tự, từ tàu quét mìn lớp Raptor 43 tấn và tàu quét mìn lớp Korund thuộc Dự án 1258, có lượng giãn nước 91 tấn và tàu đổ bộ cao tốc BK-16 mới nặng 22 tấn.

“Tôi hy vọng đội tàu sẽ được trang bị súng máy và đại bác, đồng thời bao gồm các bệ phóng tên lửa đất đối đất không điều khiển để thực hiện các hoạt động chống lại các mục tiêu trên mặt đất, cũng như các hệ thống tên lửa phòng không để chống lại các mục tiêu trên không”, Alexander Bartosh, chuyên gia tại Học viện Khoa học Quân sự Nga và nhà nghiên cứu tại Trung tâm Phân tích và Đánh giá Quân sự-Ngoại giao, cho hay.

Ông Bartosh giải thích thêm rằng: “Việc thành lập Đội tàu sông Dnieper có liên quan đến nhu cầu tăng cường lực lượng của Nga ở hướng Tây Nam, nơi tình hình vẫn phức tạp trong bối cảnh hoạt động quân sự đang diễn ra ở Ukraine. Ngoài ra, việc đẩy nhanh quá trình thành lập căn cứ mới của NATO ở Romania làm dấy lên những lo ngại nhất định và tạo ra tình hình khó khăn ở phía Tây Biển Đen và sông Dnieper, con sông lớn quan trọng nhất chảy vào Biển Đen”.

Chuyên gia quân sự Bartosh hy vọng nhiệm vụ của đội tàu sẽ bao gồm ngăn chặn các hoạt động đổ bộ, phá hoại và trinh sát của đối phương cũng như hỗ trợ lực lượng mặt đất của Nga, đặc biệt là trong việc chống lại máy bay không người lái của đối phương.

Ông Bartosh cũng không loại trừ khả năng sử dụng đội tàu này cho các nhóm triển khai lực lượng Nga cho các hoạt động đặc biệt ở phía sau tiền tuyến trên chiến trường Ukraine, hỗ trợ hỏa lực từ bờ sông Dnieper cũng như vận chuyển đạn dược và các vật tư khác cho các đơn vị.

“Đây là một bước đi quan trọng nhằm củng cố vị thế của Nga trong hoạt động chiến đấu đường thủy”, ông Bartosh nói.

Ý tưởng hồi sinh Đội tàu sông Dnieper

Theo Dmitry Zhavoronkov, chuyên gia quân sự về Hải quân và đóng tàu quân sự Nga, ý tưởng thành lập Đội tàu sông Dnieper để đảm bảo an ninh cho các hoạt động của Nga ở các khu vực xung quanh đã xuất hiện từ mùa xuân năm 2022.

“Vào mùa xuân năm 2022, khi quân đội Nga giành quyền kiểm soát Kherson và một phần vùng Zaporizhzhia, đã xuất hiện câu hỏi về việc đảm bảo an ninh ở Dnieper và khu vực xung quanh. Ý tưởng này đã xuất hiện ngay từ khi bắt đầu chiến dịch quân sự đặc biệt, vì ở một số khu vực, đường liên lạc nằm dọc theo sông Dnieper. Có ý kiến ​​cho rằng đội tàu này phải được thành lập từ 2 năm trước, thậm chí trước cả vụ nhà máy thủy điện Khakovka bị phá hủy. Vì vậy, theo quan điểm của tôi, quyết định này là một quyết định hoàn toàn đúng đắn. Đường dây liên lạc chạy dọc theo sông Dnieper đến tận ngoại ô thành phố Zaporizhzhia”, ông Zhavoronkov bày tỏ quan điểm.

Chuyên gia hải quân nhấn mạnh rằng trong bối cảnh cuộc chiến UAV diễn ra rất khốc liệt, Nga phải dành những nguồn lực đáng kể để bảo vệ bất kỳ tàu nào trong đội tàu và thành lập hạm đội tàu không người lái của riêng Nga.

“Cần chú ý đặc biệt đến nhiều loại tàu không người lái khác nhau, bao gồm tàu không người lái và tàu tấn công cảm tử, tàu phòng không và tàu sử dụng tác chiến điện tử”, ông Zhavoronkov nói.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

“Vật liệu máy bay” khiến Mỹ và phương Tây phụ thuộc vào Nga
“Vật liệu máy bay” khiến Mỹ và phương Tây phụ thuộc vào Nga

VOV.VN - Sự phụ thuộc của Mỹ và phương Tây vào các đối thủ trong các nguyên liệu chủ chốt trong ngành công nghiệp quốc phòng đang làm dấy lên lo ngại về an ninh quốc gia, nhưng loại “vật liệu máy bay” này khiến họ không thể cắt đứt hoàn toàn với Moscow.

“Vật liệu máy bay” khiến Mỹ và phương Tây phụ thuộc vào Nga

“Vật liệu máy bay” khiến Mỹ và phương Tây phụ thuộc vào Nga

VOV.VN - Sự phụ thuộc của Mỹ và phương Tây vào các đối thủ trong các nguyên liệu chủ chốt trong ngành công nghiệp quốc phòng đang làm dấy lên lo ngại về an ninh quốc gia, nhưng loại “vật liệu máy bay” này khiến họ không thể cắt đứt hoàn toàn với Moscow.

Phương Tây yếu thế trước Nga trên chiến trường Ukraine như thế nào?
Phương Tây yếu thế trước Nga trên chiến trường Ukraine như thế nào?

VOV.VN - NATO đang gặp nhiều khó khăn trong việc giúp Ukraine trụ vững trước đòn tiến công của Nga. Ban lãnh đạo EU thậm chí sợ rằng kịch bản tương tự sẽ xảy ra với họ. Phương Tây đang cho thấy họ yếu thế hơn Nga nhiều mặt trong cuộc xung đột tại Ukraine.

Phương Tây yếu thế trước Nga trên chiến trường Ukraine như thế nào?

Phương Tây yếu thế trước Nga trên chiến trường Ukraine như thế nào?

VOV.VN - NATO đang gặp nhiều khó khăn trong việc giúp Ukraine trụ vững trước đòn tiến công của Nga. Ban lãnh đạo EU thậm chí sợ rằng kịch bản tương tự sẽ xảy ra với họ. Phương Tây đang cho thấy họ yếu thế hơn Nga nhiều mặt trong cuộc xung đột tại Ukraine.

Đằng sau việc Mỹ hối thúc Ukraine dừng tấn công cơ sở năng lượng của Nga
Đằng sau việc Mỹ hối thúc Ukraine dừng tấn công cơ sở năng lượng của Nga

VOV.VN - Mỹ hối thúc Ukraine dừng tấn công các cơ sở năng lượng của Nga, đồng thời cảnh báo các cuộc tấn công như vậy có nguy cơ đẩy giá dầu tăng cao và khiêu khích các hành động đáp trả, 3 nguồn tin có liên hệ với các cuộc thảo luận cho hay.

Đằng sau việc Mỹ hối thúc Ukraine dừng tấn công cơ sở năng lượng của Nga

Đằng sau việc Mỹ hối thúc Ukraine dừng tấn công cơ sở năng lượng của Nga

VOV.VN - Mỹ hối thúc Ukraine dừng tấn công các cơ sở năng lượng của Nga, đồng thời cảnh báo các cuộc tấn công như vậy có nguy cơ đẩy giá dầu tăng cao và khiêu khích các hành động đáp trả, 3 nguồn tin có liên hệ với các cuộc thảo luận cho hay.