Mỹ - Saudi Arabia vẫn hợp tác dù “bằng mặt nhưng không bằng lòng”

VOV.VN - Những lợi ích ràng buộc trong nhiều vấn đề đã khiến Mỹ và Saudi Arabia tiếp tục hợp tác với nhau dù “bằng mặt nhưng không bằng lòng”.

Cáo buộc Canada "can thiệp vào công việc nội bộ", Saudi Arabia triệu hồi đại sứ của mình từ Ottawa về nước đồng thời tuyên bố trục xuất Đại sứ Canada và chỉ cho người này một ngày để rời khỏi thủ đô Riyadh.

Ngoài ra, Saudi Arabia đóng băng mọi giao dịch và đầu tư với Canada. Vương quốc này cũng dừng chi trả cho 10.000 du học sinh Saudi đăng ký tại các trường đại học Canada và 5.000 bệnh nhân đang điều trị tại đây.

Tổng thống Mỹ Donald Trump và Thái tử Saudi Arabia Mohammed bin Salman gặp nhau tại Phòng Bầu dục, Nhà Trắng ngày 20/3/2018. Ảnh: Getty.

Thương mại giữa Canada và Saudi Arabia không đáng kể nhưng theo các chuyên gia, thông điệp từ những phản ứng dữ dội của Saudi Arabia muốn gửi đi không phải chỉ đến Canada mà còn đến Mỹ.

"Bất kỳ ai chỉ trích Saudi Arabia đều sẽ phải trả giá", cựu quan chức CIA kiêm chuyên gia phân tích về Trung Đông Bruce Riedel nhận định với Newsweek.

Những lợi ích ràng buộc giữa Mỹ và Saudi Arabia

Chính quyền Tổng thống Trump rõ ràng đã hiểu thông điệp này khi Bộ Ngoại giao tránh can thiệp quá sâu vào vấn đề giữa Canada và Saudi Arabia dù Canada là một trong những đồng minh thân cận nhất của Mỹ.

Washington chỉ khuyên hai quốc gia nên làm việc với nhau để tự giải quyết những căng thẳng. "Chúng tôi không thể làm gì cho họ", phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Mỹ - Heather Nauert tuyên bố trong một cuộc họp báo.

Những động thái gần đây đã cho thấy phong cách lãnh đạo cứng rắn của Thái tử Mohammad bin Salman trong việc khẳng định vai trò lãnh đạo của Saudi Arabia tại Trung Đông. Đã qua rồi những ngày Saudi Arabia thực hiện chính sách ngoại giao tránh đối đầu quân sự trực tiếp với kẻ thù và tài trợ trong thầm lặng cho những chính trị gia Hồi giáo và các hãng tin thân với Saudi.

Saudi Arabia của Thái tử Mohammed bin Salman bây giờ dùng chính sự giàu có của mình làm lợi thế để trừng phạt kẻ thù và những người chỉ trích, cả trong chính sách ngoại giao lẫn trên chiến trường Yemen.

Quyền lực và sự giàu có của Saudi Arabia tại Trung Đông đã buộc Mỹ, các đồng minh phương Tây của Mỹ và thậm chí Liên Hợp Quốc phải dè chừng. Những lợi ích chiến lược mà Saudia Arabia mang đến cho Mỹ là không thể phủ nhận từ hợp tác tình báo chống khủng bố đến việc Vương quốc Hồi giáo này cho phép máy bay quân sự Mỹ qua lại.

Ngoài ra, Saudi Arabia còn là thị trường quan trọng để Mỹ buôn bán vũ khí quân dụng hạng nặng và vương quốc này cũng đóng vai trò như một đối trọng với Iran. Chính những lý do này đã khiến Saudi Arabia thoát khỏi các lệnh trừng phạt của Mỹ. Vì vậy, các nhà ngoại giao kỳ cựu đều nhận định việc Mỹ từ chối ủng hộ Canada trong căng thẳng với Saudi Arabia là điều hoàn toàn dễ hiểu.

Nhân quyền vốn luôn là một "chiêu bài" để Mỹ và phương Tây can thiệp vào các nước Trung Đông nhưng Saudi Arabia dường như là một ngoại lệ. Đặt chân đến thủ đô Riyadh của Saudi Arabia vào tháng 3/2017, ông Trump trở thành Tổng thống đầu tiên của Mỹ tuyên bố công khai nhân quyền không nhằm trong chương trình ngoại giao của ông.

"Chúng tôi không ở đây để rao giảng. Chúng tôi không ở đây để nói với người khác phải sống như thế nào, làm gì hay thờ phụng ai", Tổng thống Donald Trump tuyên bố với nước chủ nhà Saudi Arabia.

"Các giá trị về nhân quyền chưa bao giờ là sự gắn kết trong mối quan hệ này. Ngay từ đầu, yếu tố quyết định và điều hướng mối quan hệ chính là những lợi ích quốc gia, đối với cả chúng ta và họ", Chas Freeman, cựu đại sứ Mỹ tại Saudi Arabia nhận định.

Thực ra, những lợi ích đan xen giữa Mỹ và Saudi Arabia đã được thiết lập vào năm 1945 khi Tổng thống Mỹ Franklin D. Roosevelt gặp Quốc vương Saudi Arabia Abdulaziz bin Saud trên một chiến hạm của Mỹ thả neo ở kênh đào Suez. Cuộc gặp lịch sử này đã đặt nền móng cho mối quan hệ Mỹ - Saudi Arabia khi Quốc vương đồng ý đảm bảo Saudi Arabia cung cấp dầu mỏ cho Mỹ với giá hợp lý. Đổi lại, ông Roosevelt cam kết Mỹ sẽ bảo vệ quân đội Saudi Arabia khỏi những kẻ thù bên ngoài.

"Mỗi tổng thống Mỹ từ thời Roosevelt, D Franklin đều đặt dầu mỏ và những vấn đề chiến lược lên trước nhân quyền khi gặp gỡ các Quốc vương Saudi Arabia để tránh làm sụp đổ mối quan hệ song phương này", ông Riedel nhận định.

Trong khi nhiều nghị sĩ Mỹ lên án cuộc chiến chống tham nhũng tại Saudi Arabia cũng như sự can thiệp quân sự của cường quốc vùng vịnh tại Yemen thì vì các thỏa thuận đầu tư giữa hai nước, Tổng thống Trump không hề nhắc tới những vấn đề trên trong cuộc gặp với người kế nhiệm tương lai của Vương quốc Saudi Arabia – Thái tử Mohammed bin Salman hồi tháng 3/2018.

Câu chuyện “bằng mặt nhưng không bằng lòng”

Dù Tổng thống Trump và Saudi Arabia có mối quan hệ thân thiết với nhau thì sự liên kết giữa Mỹ và Saudi Arabia vẫn có những rạn nứt. Theo các chuyên gia, điều này bắt nguồn từ việc Mỹ đã không còn mặn mà với Trung Đông như trước nữa kể từ thời Tổng thống Obama. Ngay cả từ phía Saudi Arabia, Thái tử của vương quốc này cũng đang có những động thái để thiết lập một vị thế quyết đoán hơn cho Saudi Arabia trong khu vực.

"10 năm qua, Saudi Arabia vẫn tiếp diễn một cuộc tranh luận về việc Mỹ không muốn liên quan nhiều đến Trung Đông nữa. Thậm chí chính một quan chức cao cấp của Mỹ đã nhìn tôi và nói Mỹ sẽ không làm thêm điều gì cho chúng tôi ở Trung Đông. Điều ấy nghĩa là chúng tôi phải tự dựa vào sức mình để giải quyết các vấn đề", ông Yousef al-Otaiba - đại sứ UAE tại Mỹ chia sẻ ở Diễn đàn An ninh Aspen tại bang Colorado vào tháng 7/2018.

Thực tế thì mối quan hệ của Mỹ với Saudi Arabia hiện đang làm tổn hại đến những lợi ích của Mỹ tại khu vực này. Các cuộc không kích của Saudi Arabia khiến nhiều trẻ em và dân thường thiệt mạng ở Yemen đã gây nên sự chỉ trích trên toàn cầu. Mỹ cũng không tránh khỏi chỉ trích khi là nguồn cung cấp vũ khí và tiếp nhiên liệu trên không cho liên minh do Saudi chỉ huy.

Thêm nữa, việc Saudi Arabia bao vây Qatar - một trong những địa điểm đặt căn cứ không quân lớn nhất của Mỹ tại Trung Đông đã phá vỡ sự thống nhất của Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh vốn là nguồn ủng hộ chính trị đáng kể cho các chính sách của Mỹ tại khu vực.

Thậm chí sự hợp tác về mặt năng lượng giữa Mỹ và Saudi Arabia cũng đối mặt với những căng thẳng. Saudi trong một thời gian từng đồng ý tăng cường sản xuất dầu mỏ theo yêu cầu của Mỹ nếu giá nhiên liệu ở phương Tây lên quá cao. Tháng 6/2018, Trump áp các lệnh trừng phạt nhằm khiến dầu mỏ Iran biến mất khỏi thị trường. Thái tử Saudi Arabia đồng ý yêu cầu cung cấp thêm dầu mỏ của Tổng thống Mỹ Donald Trump khi tăng cường sản xuất thêm 500.000 thùng dầu/ngày. Nhưng kể từ đó, số lượng các thùng dầu của Saudi Arabia không tăng thêm nữa. Đây là một"cú đánh" với ông Trump khi Tổng thống Mỹ đang phải phụ thuộc nhiều hơn vào dầu mỏ từ Saudi để giữ giá xăng dầu trong nước không tăng.

Washington từng dựa vào nguồn hỗ trợ tài chính từ Saudi Arabia cho các sáng kiến về chính sách đối ngoại của mình nhưng dưới thời Thái tử Mohammed bin Salman, đất nước vùng vịnh này không còn hào phóng như trước nữa. Đầu năm 2018, Tổng thống Trump yêu cầu Saudi Arabia điều động quân đội và cung cấp 4 tỷ USD để giúp tái thiết miền bắc Syria nhưng Riyadh chỉ đồng ý đóng góp 100 triệu USD và không điều động quân đội. Các quan chức của Saudi phản hồi trước động thái này rằng họ đang dành sự ưu tiên cho cuộc chiến ở Yemen.

"Saudi Arabia đã không còn coi chúng ta là một người bảo vệ đáng tin nữa. Cấu trúc của mối quan hệ này đang bị rạn nứt", ông Freeman nhận định.

Ngay cả trong lĩnh vực thương mại, những rạn nứt trong mối quan hệ giữa hai quốc gia cũng dần hiện rõ. Trong hàng thập kỷ, Saudi Arabia là thị trường quan trọng để Mỹ cung cấp các vũ khí quân dụng hạng nặng. Chỉ riêng thời Tổng thống Obama, Saudi đã chi hơn 100 tỷ USD để mua vũ khí từ Mỹ. Tổng thống Trump cho biết ông muốn Thái tử Saudi Arabia mua thêm vũ khí quân dụng hạng nặng của Mỹ với giá 110 tỷ USD để chống lại Iran.

Tuy nhiên, vì không tin tưởng ông Obama do đã ký và sau đó rút khỏi thỏa thuận hạt nhân với Iran và càng thận trọng hơn với sự khó đoán của Tổng thống Trump nên Saudi Arabia đã đa dạng hóa nguồn cung cấp vũ khí của mình bằng cách trong 4 năm qua, Vương quốc này đã mua vũ khí cả từ Anh, Nga, Trung Quốc, Phần Lan, Thổ Nhĩ Kỳ và các quốc gia khác.

Một nhà ngoại giao Saudi Arabia đề nghị giấu tên đã chia sẻ với trang Newsweek rằng Thái tử Mohammed bin Salman "cảm thấy buồn cười" khi ông Trump công khai tuyên bố ở Riyadh năm 2017 rằng Saudi Arabia đã đồng ý chi 110 tỷ USD mua vũ khí của Mỹ trong khi thực tế là chẳng có hợp đồng nào được ký kết cả.

Dù có nhiều vấn đề "bằng mặt nhưng không bằng lòng" nhưng mối quan hệ giữa Mỹ và Saudi Arabia vẫn được gắn kết bởi những lợi ích đan xen. Trước tiên là về an ninh, các cơ quan tình báo Mỹ và Saudi Arabia vẫn hợp tác chặt chẽ với nhau để chống khủng bố. Ngoài ra, Saudi Arabia cũng tiếp tục cho các máy bay quân sự Mỹ bay qua đây khi đi lại giữa châu Âu và Nam Á. Đây là một đặc quyền quan trọng giúp Mỹ nâng cao vị thế của mình trên toàn cầu.

Và dĩ nhiên, đổi lại, Mỹ vẫn sẽ ngần ngại trong việc chỉ trích hay lên án Saudi Arabia./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Mỹ nữ Saudi Arabia chinh phục đường đua F1 mừng chị em được tự lái xe
Mỹ nữ Saudi Arabia chinh phục đường đua F1 mừng chị em được tự lái xe

VOV.VN - Vào đúng ngày phụ nữ Saudi Arabia chính thức được phép tự lái xe ô tô, một mỹ nữ nước này đã ăn mừng bằng việc tham gia vào giải đua công thức 1.

Mỹ nữ Saudi Arabia chinh phục đường đua F1 mừng chị em được tự lái xe

Mỹ nữ Saudi Arabia chinh phục đường đua F1 mừng chị em được tự lái xe

VOV.VN - Vào đúng ngày phụ nữ Saudi Arabia chính thức được phép tự lái xe ô tô, một mỹ nữ nước này đã ăn mừng bằng việc tham gia vào giải đua công thức 1.

Yemen bắn hạ một máy bay chiến đấu của Saudi Arabia
Yemen bắn hạ một máy bay chiến đấu của Saudi Arabia

VOV.VN - Theo các quan chức quân sự Yemen, chiếc máy bay đã tham gia vào các cuộc không kích nhằm vào các khu vực dân cư của nước này.

Yemen bắn hạ một máy bay chiến đấu của Saudi Arabia

Yemen bắn hạ một máy bay chiến đấu của Saudi Arabia

VOV.VN - Theo các quan chức quân sự Yemen, chiếc máy bay đã tham gia vào các cuộc không kích nhằm vào các khu vực dân cư của nước này.

Saudi Arabia liên tục “tung đòn” cứng rắn với Canada
Saudi Arabia liên tục “tung đòn” cứng rắn với Canada

VOV.VN - Saudi Arabia tiếp tục có nhiều động thái cứng rắn nhằm vào Canada sau khi bị Canada chỉ trích về vấn đề nhân quyền.

Saudi Arabia liên tục “tung đòn” cứng rắn với Canada

Saudi Arabia liên tục “tung đòn” cứng rắn với Canada

VOV.VN - Saudi Arabia tiếp tục có nhiều động thái cứng rắn nhằm vào Canada sau khi bị Canada chỉ trích về vấn đề nhân quyền.

Saudi Arabia quyết biến đối thủ Qatar thành “quốc đảo”
Saudi Arabia quyết biến đối thủ Qatar thành “quốc đảo”

VOV.VN - Saudi Arabia đang xúc tiến kế hoạch đào một con kênh dài hơn 60km dọc biên giới với Qatar, biến đối thủ láng giềng thành “quốc đảo”.

Saudi Arabia quyết biến đối thủ Qatar thành “quốc đảo”

Saudi Arabia quyết biến đối thủ Qatar thành “quốc đảo”

VOV.VN - Saudi Arabia đang xúc tiến kế hoạch đào một con kênh dài hơn 60km dọc biên giới với Qatar, biến đối thủ láng giềng thành “quốc đảo”.

Căng thẳng ngoại giao Saudi Arabia – Canada leo thang
Căng thẳng ngoại giao Saudi Arabia – Canada leo thang

VOV.VN - Saudi Arabia đã đóng băng mọi giao dịch mới về thương mại và đầu tư với Canada. Mỹ đã kêu gọi 2 đồng minh hạn chế căng thẳng.

Căng thẳng ngoại giao Saudi Arabia – Canada leo thang

Căng thẳng ngoại giao Saudi Arabia – Canada leo thang

VOV.VN - Saudi Arabia đã đóng băng mọi giao dịch mới về thương mại và đầu tư với Canada. Mỹ đã kêu gọi 2 đồng minh hạn chế căng thẳng.