Sức mạnh kinh hoàng của siêu ngư lôi hạt nhân Poseidon của Nga

VOV.VN - Poseidon là thứ vũ khí kết hợp giữa ngư lôi và thiết bị không người lái. Nó có thể mang đầu đạn hạt nhân và phóng đi từ tàu ngầm hạt nhân. Giới chuyên gia đánh giá, Poseidon có thể hủy diệt các thành phố ven biển, khiến cả một vùng rộng lớn trở nên hoang tàn.

Quyết tâm của Nga

Hãng thông tấn TASS cho hay, Nga đang lên kế hoạch thành lập một sư đoàn tàu ngầm Thái Bình Dương được trang bị các ngư lôi sát thủ Poseidon có khả năng mang đầu đạn hạt nhân.

Hạm đội tàu ngầm này dự kiến sẽ đi vào hoạt động vào cuối năm 2024 hoặc nửa đầu năm 2025. Tháng 1 vừa rồi, Nga công bố họ đã chế tạo những quả ngư lôi Poseidon đầu tiên.

Tin tức trước đây cho thấy việc xây dựng cơ sở hạ tầng ven biển cho các tàu ngầm mang ngư lôi Poseidon dự kiến hoàn thành vào đầu năm 2024.

Hãng tin TASS trích dẫn một nguồn tin quốc phòng giấu tên cho hay: “Quyết định lập một sư đoàn tàu ngầm ở Kamchatka đã được đưa ra. Việc này sẽ diễn ra vào tháng 12/2024 hoặc nửa đầu năm 2025”.

Đơn vị tàu ngầm mới của Hạm đội Thái Bình Dương sẽ bao gồm cả các tàu ngầm khác ngoài tàu ngầm Belgorod và Khabarovsk. Tin của TASS lưu ý rằng các tàu ngầm có mục đích đặc biệt này sẽ tập trung vào răn đe chiến lược bên cạnh các nhiệm vụ khác.

Tàu ngầm Belgorod chạy bằng năng lượng hạt nhân sẽ phục vụ Hạm đội Thái Bình Dương của Nga và được trang bị các siêu ngư lôi Poseidon có năng lực tấn công hạt nhân và chạy bằng năng lượng hạt nhân.

Tàu ngầm này đã được bàn giao cho hạm đội Nga nói trên vào ngày 8/7/2022 mà chưa được nhận vũ khí cơ bản của mình. Tàu hiện đang trải qua quá trình đánh giá về vận hành tại Hạm đội phương Bắc của Nga.

Trong khi đó, tàu ngầm Khabarovsk (chạy bằng năng lượng hạt nhân) trong khuôn khổ Dự án 09851 đang trong giai đoạn chế tạo cuối cùng tại xưởng tàu Sevmash thuộc tập đoàn đóng tàu United.

Hiện công chúng mới chỉ được tiếp cận một số lượng hạn chế các thông tin đã được xác nhận về vũ khí Poseidon. Tuy nhiên, giới phân tích quân sự cho rằng vũ khí này cơ bản là sự kết hợp giữa ngư lôi và thiết bị không người lái có thể phóng từ tàu ngầm.

Sức mạnh và mục đích của Poseidon

Sau khi Nga phát động “chiến dịch quân sự đặc biệt” ở Ukraine, giới bình luận của Nga đã đều đặn đưa ra các hăm dọa nhằm vào phương Tây. Họ tuyên bố rằng các ngư lôi Poseidon có thể gây ra các con sóng thần phóng xạ lên tới độ cao 304m.

Giới chuyên gia quân sự bác bỏ các tuyên bố trên nhưng thừa nhận rằng các ngư lôi Poseidon có khả năng tàn phá các thành phố duyên hải của đối phương.

Một khi được phóng khỏi tàu ngầm, ngư lôi Poseidon có thể vận hành như một thiết bị không người lái dưới nước (UUV), cho phép nó có thể được điều khiển từ xa để tiến tới mục tiêu.

Một viên chỉ huy về hưu của Nga, Yevgeny Buzhinsky, gần đây cổ xúy sử dụng Poseidon để chống lại London. Ông này tuyên bố rằng nước Anh sẽ ngừng tồn tại nếu Nga triển khai Poseidon để đánh vào Anh.

Vijainder K. Thakur - một chuyên gia quân sự và quân nhân kỳ cựu trong lực lượng không quân Ấn Độ, nói với Eurasian Times: “Poseidon là một vũ khí ngày tận thế. Đây là một vũ khí hạt nhân. Nó chỉ có thể sử dụng làm phương tiện răn đe. Nó không có giá trị chiến đấu. Không thể sử dụng thứ này trong chiến tranh. Ngư lôi đó chỉ để ngăn ngừa chiến tranh”.

Tương tự, Giáo sư Andrew Futter - chuyên gia vũ khí hạt nhân tại Đại học Leicester, nói với Eurasian Times: “Poseidon không thay đổi bức tranh chiến lược. Nó chỉ là một cách thức khác để tung ra đòn hạt nhân”.

Futter tin rằng Poseidon có tiềm năng được tận dụng cho cả “một số chức năng và nhiệm vụ phi hạt nhân”.

Mục đích phát triển ngư lôi Poseidon là gây ra các thiệt hại nghiêm trọng cho cơ sở hạ tầng ven biển của một quốc gia đối phương, khiến một tỷ lệ đáng kể diện tích của nước đó không thể sinh sống được do ô nhiễm phóng xạ, từ đó ngăn ngừa họ thực hiện các hoạt động quân sự, kinh tế và những việc khác trong một thời gian tương đối dài.

Hiện thông tin về năng lực đầy đủ của Poseidon vẫn còn ít. Tuy nhiên, người ta tin rằng ngư lôi sở hữu một số điểm mạnh đáng kể. Một trong số đó là khả năng vận hành ở độ sâu lớn với tốc độ cao, khiến ngư lôi khó bị phát hiện và đánh chặn.

Nga mong muốn phô diễn khả năng phát triển các vũ khí có thể lẩn tránh hệ thống phòng thủ của Mỹ và điều này đã thúc đẩy phần nào nỗ lực của Nga phát triển UUV Poseidon. Đây được xem như phản ứng của Nga trước việc Mỹ triển khai các hệ thống phòng thủ tên lửa ở châu Âu - điều bị Nga coi là đe dọa an ninh quốc gia của Nga.

Chính phủ Nga cũng đã đạt được các bước tiến đáng kể trong việc tạo ra và triển khai các vũ khí siêu thanh - đây lại là một thách thức khác nữa đối với các hệ thống phòng thủ hiện tại bởi chúng có tốc độ và sự linh hoạt đặc biệt lớn.

Từ góc nhìn quân sự, các hệ thống vũ khí Poseidon và siêu thanh này có tầm quan trọng rõ ràng.

Chuyên gia quân sự Ấn Độ Thakur nhận định: “Người ta có thể sử dụng vũ khí siêu thanh, nhất là khi chúng không mang đầu đạn hạt nhân. Tác động của 2 loại vũ khí nói trên đối với việc hoạch định của đối phương là hoàn toàn khác nhau. Nếu đối phương của Nga không có ý đồ sử dụng đòn hạt nhân thì Poseidon có thể bị phớt lờ”.

Tuy nhiên, thông báo mới nhất của Nga đồng nghĩa với việc Nga sẽ sớm tạo ra một vũ khí răn đe đe mới mà nếu được sử dụng sẽ có năng lực tàn phá các thành phố duyên hải của Mỹ./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Nga giăng bẫy tử thần để phục kích máy bay tiêm kích Ukraine
Nga giăng bẫy tử thần để phục kích máy bay tiêm kích Ukraine

VOV.VN - Chính các phi công Ukraine xác nhận, lực lượng không quân Nga thường xuyên thay đổi chiến thuật và giăng nhiều bẫy nguy hiểm trên bầu trời để đón đánh máy bay của Ukraine.

Nga giăng bẫy tử thần để phục kích máy bay tiêm kích Ukraine

Nga giăng bẫy tử thần để phục kích máy bay tiêm kích Ukraine

VOV.VN - Chính các phi công Ukraine xác nhận, lực lượng không quân Nga thường xuyên thay đổi chiến thuật và giăng nhiều bẫy nguy hiểm trên bầu trời để đón đánh máy bay của Ukraine.

Sức mạnh khủng khiếp của hỏa thần Solntsepyok vừa được trao cho lính dù Nga
Sức mạnh khủng khiếp của hỏa thần Solntsepyok vừa được trao cho lính dù Nga

VOV.VN - Lực lượng lính dù Nga đã tiếp nhận vũ khí lợi hại - hỏa thần nhiệt áp Solntsepyok, với hỏa lực cực mạnh để triển khai trong “chiến dịch quân sự đặc biệt” của Nga tại Ukraine. Khi vũ khí này khai hỏa dồn dập, khói lửa trùm kín mục tiêu.

Sức mạnh khủng khiếp của hỏa thần Solntsepyok vừa được trao cho lính dù Nga

Sức mạnh khủng khiếp của hỏa thần Solntsepyok vừa được trao cho lính dù Nga

VOV.VN - Lực lượng lính dù Nga đã tiếp nhận vũ khí lợi hại - hỏa thần nhiệt áp Solntsepyok, với hỏa lực cực mạnh để triển khai trong “chiến dịch quân sự đặc biệt” của Nga tại Ukraine. Khi vũ khí này khai hỏa dồn dập, khói lửa trùm kín mục tiêu.

Điện Kremlin: Nga có quyền sử dụng quân đội vào mục đích phòng ngừa
Điện Kremlin: Nga có quyền sử dụng quân đội vào mục đích phòng ngừa

VOV.VN - Phát ngôn viên điện Kremlin, Dmitry Peskov, hôm 3/4 nói với báo giới rằng những diễn biến dữ dội quanh Nga đã khiến nước này cần phải sử dụng quân đội vào mục đích phòng ngừa.

Điện Kremlin: Nga có quyền sử dụng quân đội vào mục đích phòng ngừa

Điện Kremlin: Nga có quyền sử dụng quân đội vào mục đích phòng ngừa

VOV.VN - Phát ngôn viên điện Kremlin, Dmitry Peskov, hôm 3/4 nói với báo giới rằng những diễn biến dữ dội quanh Nga đã khiến nước này cần phải sử dụng quân đội vào mục đích phòng ngừa.

Xung đột Ukraine là đụng độ quân sự “công nghệ cao” nhất lịch sử
Xung đột Ukraine là đụng độ quân sự “công nghệ cao” nhất lịch sử

VOV.VN - Trước đó chưa có cuộc chiến nào sử dụng và thử nghiệm nhiều công nghệ tiên tiến như cuộc xung đột quân sự hiện nay giữa Ukraine và Nga.

Xung đột Ukraine là đụng độ quân sự “công nghệ cao” nhất lịch sử

Xung đột Ukraine là đụng độ quân sự “công nghệ cao” nhất lịch sử

VOV.VN - Trước đó chưa có cuộc chiến nào sử dụng và thử nghiệm nhiều công nghệ tiên tiến như cuộc xung đột quân sự hiện nay giữa Ukraine và Nga.

Phương Tây đau đầu phân tích ý đồ của Nga về sử dụng vũ khí hạt nhân
Phương Tây đau đầu phân tích ý đồ của Nga về sử dụng vũ khí hạt nhân

VOV.VN - Trong cả năm 2022 và đầu năm 2023, Nga đã thường xuyên ám chỉ khả năng sử dụng vũ khí hạt nhân để bảo vệ lợi ích quốc gia - điều này khiến giới học giả phương Tây phải đau đầu phân tích ý đồ thực sự của Nga và vạch ra các kịch bản ứng phó.

Phương Tây đau đầu phân tích ý đồ của Nga về sử dụng vũ khí hạt nhân

Phương Tây đau đầu phân tích ý đồ của Nga về sử dụng vũ khí hạt nhân

VOV.VN - Trong cả năm 2022 và đầu năm 2023, Nga đã thường xuyên ám chỉ khả năng sử dụng vũ khí hạt nhân để bảo vệ lợi ích quốc gia - điều này khiến giới học giả phương Tây phải đau đầu phân tích ý đồ thực sự của Nga và vạch ra các kịch bản ứng phó.

Công nghệ dò tìm có thể vô hiệu hóa tàu ngầm vào năm 2050
Công nghệ dò tìm có thể vô hiệu hóa tàu ngầm vào năm 2050

VOV.VN - Sức mạnh của tàu ngầm nằm ở sự bí mật và khả năng tàng hình. Nhưng công nghệ dò tìm trong tương lai có thể khiến đại dương trở nên trong suốt và tàu ngầm dễ dàng bị phát hiện, khiến sức mạnh răn đe của vũ khí này không còn nhiều.

Công nghệ dò tìm có thể vô hiệu hóa tàu ngầm vào năm 2050

Công nghệ dò tìm có thể vô hiệu hóa tàu ngầm vào năm 2050

VOV.VN - Sức mạnh của tàu ngầm nằm ở sự bí mật và khả năng tàng hình. Nhưng công nghệ dò tìm trong tương lai có thể khiến đại dương trở nên trong suốt và tàu ngầm dễ dàng bị phát hiện, khiến sức mạnh răn đe của vũ khí này không còn nhiều.

Tàu ngầm Liên Xô suýt phóng ngư lôi hạt nhân vào Mỹ trong Sự kiện Cuba 1962
Tàu ngầm Liên Xô suýt phóng ngư lôi hạt nhân vào Mỹ trong Sự kiện Cuba 1962

VOV.VN - Trong Chiến tranh Lạnh, Mỹ và Liên Xô đã nhiều lần đứng bên bờ vực chiến tranh hạt nhân. Tháng 10/1962, một tàu ngầm Liên Xô giữa vòng vây của hải quân Mỹ đã suýt khai hỏa ngư lôi hạt nhân, tạo ra nguy cơ kích hoạt chiến tranh hủy diệt.

Tàu ngầm Liên Xô suýt phóng ngư lôi hạt nhân vào Mỹ trong Sự kiện Cuba 1962

Tàu ngầm Liên Xô suýt phóng ngư lôi hạt nhân vào Mỹ trong Sự kiện Cuba 1962

VOV.VN - Trong Chiến tranh Lạnh, Mỹ và Liên Xô đã nhiều lần đứng bên bờ vực chiến tranh hạt nhân. Tháng 10/1962, một tàu ngầm Liên Xô giữa vòng vây của hải quân Mỹ đã suýt khai hỏa ngư lôi hạt nhân, tạo ra nguy cơ kích hoạt chiến tranh hủy diệt.

Thỏa thuận tàu ngầm hạt nhân Mỹ-Australia khiến NATO và Pháp rúng động
Thỏa thuận tàu ngầm hạt nhân Mỹ-Australia khiến NATO và Pháp rúng động

VOV.VN - Các động thái ngầm của Mỹ với Australia trong nỗ lực kiềm chế Trung Quốc, cụ thể là thỏa thuận về chuyển giao công nghệ tàu ngầm hạt nhân vừa qua, khiến EU và NATO cảm thấy bị phớt lờ. Riêng Pháp cảm thấy bị sốc nặng.

Thỏa thuận tàu ngầm hạt nhân Mỹ-Australia khiến NATO và Pháp rúng động

Thỏa thuận tàu ngầm hạt nhân Mỹ-Australia khiến NATO và Pháp rúng động

VOV.VN - Các động thái ngầm của Mỹ với Australia trong nỗ lực kiềm chế Trung Quốc, cụ thể là thỏa thuận về chuyển giao công nghệ tàu ngầm hạt nhân vừa qua, khiến EU và NATO cảm thấy bị phớt lờ. Riêng Pháp cảm thấy bị sốc nặng.