VOV.VN - Dịch Covid-19 bùng phát tại nhiều địa phương, đẩy hàng triệu lao động vào "bẫy" thất nghiệp, số lượng hồ sơ đề nghị nhận bảo hiểm thất nghiệp gửi về các Trung tâm dịch vụ việc làm tăng mạnh.
VOV.VN - Từ đầu năm 2021 đến nay, dịch Covid-19 bùng phát tại nhiều tỉnh, thành phố trên cả nước, trong đó "tấn công" nhiều khu vực kinh tế trọng điểm, thị trường lao động bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
VOV.VN - Việc di chuyển lao động là một tín hiệu cho thấy nguy cơ thiếu hụt lao động với số lượng lớn trong và sau dịch, đặc biệt trong các doanh nghiệp gia công ngành da giày, dệt may, lắp ráp linh kiện điện tử…
VOV.VN - Trong tháng 7, với sự bùng phát dịch ở các tỉnh phía Nam, khiến lao động phi chính thức gặp nhiều khó khăn hơn khi không thể làm việc do phải tạm dừng các hoạt động bán buôn, bán lẻ,…
VOV.VN - Dịch Covid-19 bùng phát tại nhiều tỉnh, thành phố khiến hàng triệu lao động rơi vào cảnh thất nghiệp, mất việc, giảm giờ làm hoặc phải làm việc luân phiên... trong 7 tháng đầu năm 2021.
VOV.VN - Bộ LĐ-TB-XH vừa có công văn gửi Sở LĐ-TB-XH các tỉnh, thành phố công bố số điện thoại đường dây nóng nhằm giải đáp phản ánh, kiến nghị của người lao động, doanh nghiệp trong triển khai hỗ trợ từ gói 26.000 tỷ đồng.
VOV.VN - Ngân hàng Chính sách xã hội đã nhận được hồ sơ hoàn thiện của 13 doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Giang với nhu cầu vay 44 tỷ đồng để trả 13.000 lao động.
VOV.VN - Để đảm bảo mục tiêu kép vừa chống dịch, vừa thực hiện tốt nghiệm vụ kết nối cung cầu thị trường lao động, các Trung tâm Dịch vụ việc làm trên cả nước nỗ lực thực hiện nhiều giải pháp khác nhau.
VOV.VN - Để tránh lây lan dịch Covid-19 và đảm bảo quyền lợi cho người lao động, Trung tâm dịch vụ việc làm Hà Nội sẽ tạm dừng các giao dịch trực tiếp đối với người lao động đến làm các thủ tục hưởng trợ cấp thất nghiệp, chuyển sang giao dịch trực tuyến.
VOV.VN - Quy trình, thủ tục nhanh gọn, đảm bảo việc người dân được hưởng thụ chính sách một cách kịp thời. Đây là mục tiêu được Hà Nội đặt ra và phân quyền để các quận, huyện, thị xã…. triển khai gói hỗ trợ 26.000 tỷ đồng.
VOV.VN - "Đảm bảo cho tất cả người lao động, người sử dụng lao động bị ảnh hưởng của dịch Covid-19 đều được thụ hưởng chính sách nhân văn của Đảng và Nhà nước", đây là khẳng định của tỉnh Bắc Kạn trong việc triển khai hỗ trợ cho các đối tượng bị ảnh hưởng của Covid-19 theo Nghị quyết 68.
VOV.VN - Hiện nay, nhiều địa phương trong vùng ĐBSCL đang tích cực triển khai gói hỗ trợ 26.000 tỷ theo Nghị quyết số 68 của Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19.
VOV.VN - Bộ trưởng Bộ LĐ-TB-XH vừa có công điện gửi Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố về việc hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 và tăng cường thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19.
VOV.VN - Để đảm bảo đời sống cho người lao động đang gặp khó khăn do dịch bệnh Covid-19, UBND tỉnh An Giang thống nhất hỗ trợ người bán vé số lẻ với số tiền 1.500.000 đồng/người.
VOV.VN - Những lao động phải tạm hoãn thực hiện HĐLĐ hoặc nghỉ việc không hưởng lương, lao động nghỉ việc luân phiên do ảnh hưởng của dịch Covid-19 như: Giáo viên dục mầm non tư thực, lái xe giao thông vận tải …tại Thái Nguyên đã bắt đầu được nhận hỗ trợ từ gói 26.000 tỷ đồng.
VOV.VN - Tỉnh Quảng Ninh sẽ nâng mức chuẩn trợ cấp và mở rộng đối tượng bảo trợ xã hội, hỗ trợ cho hơn 45.000 người yếu thế, khó khăn trên địa bàn tỉnh.
VOV.VN - Mới đây, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 68 nhằm hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19.
VOV.VN -Địa phương đang thực hiện giãn cách theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền, khi có nguy cơ lây nhiễm tại nơi ở và nơi làm việc, người lao động được phép đi làm khi có kết quả xét nghiệm âm tính phù hợp với yêu cầu của chính quyền địa phương.
VOV.VN - Bộ trưởng Đào Ngọc Dung nhấn mạnh, các chính sách hỗ trợ người lao động đã ban hành đã đơn giản tối đa thủ tục nên địa phương không thêm thủ tục mà chỉ bớt đi. Các địa phương lập danh sách lao động tự do bị ảnh hưởng tại địa phương và phát tiền hỗ trợ theo nơi họ đang cư trú.
VOV.VN - Lần này lao động tự do sẽ nhận hỗ trợ tại nơi mình làm nghề tự do và không cần phải xin xác nhận của chính quyền địa phương (quê quán). Tinh thần của Nghị quyết là thủ tục nào không bắt buộc thì bỏ, vừa làm vừa điều chỉnh, vướng đến đâu gỡ đến đó, linh hoạt theo thực tiễn.
VOV.VN - Nhiều tiểu thương bày tỏ, với tình hình dịch bệnh diễn biến khó lường như hiện nay, bản thân các hộ kinh doanh cũng không biết còn có thể cầm cự được bao lâu.
VOV.VN - Tại Việt Nam, tỷ lệ lao động phi chính thức trong lực lượng lao động ở mức cao (71% gồm cả khu vực nông nghiệp) đặt ra thách thức lớn khi thiết kế và thực hiện các gói hỗ trợ liên quan đến Covid-19.
VOV.VN - Nếu chúng ta giải ngân hết và hiệu quả gói hỗ trợ 26.000 tỷ đồng trong năm nay sẽ làm tăng tổng cầu của nền kinh tế Việt Nam trong 6 tháng cuối năm 2021, điều này có cả ý nghĩa về xã hội và kinh tế.
VOV.VN - Nhiều người băn khoăn, với điều kiện đơn giản hơn, dễ tiếp cận hơn gói hỗ trợ trước, liệu gói hỗ trợ 26.000 tỷ lần này có giải ngân được như kỳ vọng?
VOV.VN - Bộ trưởng Đào Ngọc Dung đề nghị các bộ ban ngành, địa phương triển khai sớm để quyền lợi đến với người lao động. Địa phương nào để tiêu cực, trục lợi là có tội với dân.
VOV.VN - Người lao động tự do bị mất việc làm do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 bao gồm: người bán hàng rong, buôn bán nhỏ lẻ trên đưởng phố, thu gom rác, xe ôm, bán vé số dạo...ở TP.HCM sẽ được hỗ trợ 50.000 đồng/ngày từ gói hỗ trợ 886 tỷ đồng.
VOV.VN - Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung cho biết, Nghị quyết 68 về việc hỗ trợ người lao động và doanh nghiệp sẽ phải rà soát, cắt bỏ 60% các thủ tục rườm rà.
VOV.VN - Gói chính sách mới sẽ bảo đảm chính sách phủ kín được những người cần hỗ trợ, trong đó bổ sung thêm đối tượng hỗ trợ là lao động tự do.
VOV.VN - Đối với khâu thực thi chính sách, cần xác định cụ thể các đối tượng, chủ thể cùng tham gia, đặc biệt là công tác giám sát của nhân dân để đảm bảo chính sách đi vào cuộc sống, sớm đến với người lao động và doanh nghiệp.
VOV.VN - Trước tác động của dịch Covid-19, nhiều doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam có hiện tượng "đóng băng" tuyển dụng, sa thải lao động phổ thông, công nhân.