So sánh sức mạnh vũ khí laser Tia Sắt của Israel với hệ thống Vòm Sắt

VOV.VN - Tên lửa đánh chặn của Vòm Sắt có giá lên tới 50.000 USD mỗi quả trong khi Tia Sắt chỉ tốn khoảng 1 USD cho mỗi lần bắn và có thể vận hành liên tục như một băng đạn không giới hạn.

Hệ thống laser Tia Sắt (Iron Beam) có thể đóng vai trò thay đổi cuộc chơi trong các biện pháp bảo vệ của Israel trong bối cảnh hệ thống Vòm Sắt (Iron Dome) đã phải hoạt động hết công suất để chống lại tên lửa của lực lượng Hamas ở Dải Gaza.

Các báo cáo vào đầu tuần này cho biết, hệ thống phòng thủ dựa trên tia laser mới của Israel sẽ được sử dụng trên chiến trường trong tương lai gần. Mặc dù không rõ chính xác khi nào Tia Sắt có thể được sử dụng, nhưng các cuộc tấn công của lực lượng Hamas chắc chắn đã thúc đẩy Israel nhanh chóng đưa hệ thống vũ khí laser năng lượng cao này vào vận hành.

Chi phí phải chăng, chỉ 1USD mỗi lần bắn

Theo Telegraph của Anh, hệ thống Tia Sắt ban đầu được dự kiến triển khai vào năm 2025, nhưng Bộ Quốc phòng Israel đang đẩy nhanh quá trình phát triển sau khi bùng phát xung đột với Hamas.

Các chuyên gia cho rằng, Tia Sắt có giá cả phải chăng hơn đáng kể khi chỉ tốn một khoản không đáng kể để bắn tia laser 100 kilowatt, trong khi tên lửa đánh chặn tương tự có giá lên tới 50.000 USD mỗi quả.

Tia Sắt được thiết kế để tích hợp vào lưới phòng không hiện có của Israel thay vì đóng vai trò thay thế hoàn toàn hệ thống Vòm Sắt.  

Theo chuyên gia quân sự David Hamble, trong khi Vòm Sắt được phát triển để chống lại các cuộc tấn công bằng tên lửa cỡ nhỏ thì Tia Sắt được thiết kế nhằm mục đích chống lại mối đe dọa ngày càng tăng của máy bay không người lái (UAV).

Ông Hamble nói rằng, Vòm Sắt là “hệ thống thành công nhất thuộc loại này trên thế giới”, nhưng trong các cuộc tấn công gần đây Hamas đã tìm cách áp đảo nó bằng cách bắn nhiều tên lửa hơn mức hệ thống này có thể đối phó trong một thời điểm hoặc bằng cách làm cạn kiệt nguồn tên lửa đánh chặn của Israel.

Theo ông, không giống như nguồn cung cấp tên lửa đánh chặn hạn chế của Vòm Sắt, Tia Sắt có thể bắn liên tục miễn là có nguồn điện, với chi phí cho mỗi lần bắn “có lẽ là 1 USD”.

Khi Hamas bắt đầu chiến dịch tấn công từ trên bộ, trên không và trên biển vào Israel từ Dải Gaza, lực lượng này đã duy trì các cuộc tấn công bằn súng cối và tên lửa hàng ngày về phía Israel. Khi quân đội Israel tiến hành các cuộc không kích quy mô lớn vào Gaza, tên lửa của Hamas vẫn trút xuống các ngôi làng và thành phố phía Nam Israel cũng như hướng về phía Tel Aviv và các khu vực xa hơn về phía Bắc.

Ông Hambling lưu ý rằng trong một đợt tấn công gần đây, Hamas đã bắn tới 5.000 quả tên lửa chỉ trong 20 phút, điều này sẽ khiến Israel tốn chi phí khá lớn để đánh chặn.

Ngày 19/10, đại diện của Hamas cho biết lực lượng này đã tiến hành không kích vào các địa điểm phía Bắc Dải Gaza và phía Đông, hướng tới thành phố Be'er Sheva ở phía Nam Israel.

Theo Viện Nghiên cứu Chiến tranh (ISW) có trụ sở ở Washington, Mỹ, các chiến binh Hamas đã nhắm vào 21 vị trí quân sự của Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) bằng súng cối và tên lửa ở miền Nam Israel ngày 18/10.

"Băng đạn" không giới hạn, hoạt động liên tục

Theo báo cáo, Tia Sắt có thể đánh chặn tên lửa, đạn súng cối và thậm chí cả máy bay không người lái cỡ nhỏ. Các nhà phát triển cho hay, chỉ cần khoảng 5 giây liên tục chiếu Tia Sắt có thể phá hủy các mục tiêu trên không, bao gồm gây hỏng hóc hoặc làm chúng phát nổ sớm.

Do mỗi lần chiếu tia laser chỉ cần sử dụng điện năng nên giá thành rẻ hơn. Ông Hambling cho đánh giá, với đặc điểm này, Tia Sắt có thể cung cấp cho quân đội Israel một “băng đạn không giới hạn và hiệu quả”.

“Nó có thể nhanh chóng chuyển từ mục tiêu này sang mục tiêu tiếp theo, tấn công với tốc độ ánh sáng, nhanh chóng hạ gục tên lửa chừng nào chúng còn bay tới”, ông Hambling nói.

Tuy nhiên, vẫn còn một số câu hỏi về phạm vi và sức mạnh của Tia Sắt.

Theo nhà sản xuất, nó có thể nhắm mục tiêu vào các mối đe dọa đang bay đên từ khoảng cách vài trăm mét đến vài km. Tuy nhiên có rất ít thông tin chi tiết về khoảng cách mà Tia Sắt có thể bao phủ.

“Mỗi hệ thống Vòm Sắt có diện tích bao phủ khoảng 90km2. Chúng tôi không biết phạm vi hoạt động của Tia Sắt, nhưng điều quan trọng là nó phải có phạm vi đủ lớn để bao phủ một khu vực tương tự thay vì chỉ vài km2”, ông Hambling nhận định.

Năm 2022, nhà sản xuất của Tia Sắt, tập đoàn Rafael và các quan chức quốc phòng Israel “đã hoàn thành thành công một loạt cuộc thử nghiệm đột phá trên thực địa” nhằm đánh chặn tên lửa, máy bay không người lái và rocket cùng nhiều mối đe dọa khác trong “các kịch bản khác nhau”.

Trong khi đó, ông Uzi Rubin, cựu Giám đốc Tổ chức Phòng thủ Tên lửa Israel thuộc Bộ Quốc phòng Israel, nói rằng tia laser sẽ không hoạt động trong điều kiện thời tiết xấu.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Hệ thống Vòm sắt Israel hoạt động ra sao trong cuộc tấn công của Hamas?
Hệ thống Vòm sắt Israel hoạt động ra sao trong cuộc tấn công của Hamas?

VOV.VN - Cuộc tấn công do lực lượng Hamas tiến hành nhắm vào Israel ngày 7/10 đi kèm với một loạt vụ phóng tên lửa. Nhiều quả trong số đó đã lọt qua hệ thống phòng thủ Vòm Sắt của Israel và đánh trúng mục tiêu.

Hệ thống Vòm sắt Israel hoạt động ra sao trong cuộc tấn công của Hamas?

Hệ thống Vòm sắt Israel hoạt động ra sao trong cuộc tấn công của Hamas?

VOV.VN - Cuộc tấn công do lực lượng Hamas tiến hành nhắm vào Israel ngày 7/10 đi kèm với một loạt vụ phóng tên lửa. Nhiều quả trong số đó đã lọt qua hệ thống phòng thủ Vòm Sắt của Israel và đánh trúng mục tiêu.

Thủ tướng Israel nói gì về khả năng cung cấp hệ thống Vòm Sắt cho Ukraine?
Thủ tướng Israel nói gì về khả năng cung cấp hệ thống Vòm Sắt cho Ukraine?

VOV.VN - Israel sẽ nghiên cứu cẩn thận khả năng cung cấp vũ khí phòng không cho Ukraine, trong đó có hệ thống Vòm Sắt, Thủ tướng Benjamin Netanyahu cho hay. Ông cũng nói rằng Israel không muốn một cuộc đối đầu quân sự với Nga ở Syria.

Thủ tướng Israel nói gì về khả năng cung cấp hệ thống Vòm Sắt cho Ukraine?

Thủ tướng Israel nói gì về khả năng cung cấp hệ thống Vòm Sắt cho Ukraine?

VOV.VN - Israel sẽ nghiên cứu cẩn thận khả năng cung cấp vũ khí phòng không cho Ukraine, trong đó có hệ thống Vòm Sắt, Thủ tướng Benjamin Netanyahu cho hay. Ông cũng nói rằng Israel không muốn một cuộc đối đầu quân sự với Nga ở Syria.

Nga cảnh báo Israel về ý định gửi hệ thống Vòm Sắt cho Ukraine
Nga cảnh báo Israel về ý định gửi hệ thống Vòm Sắt cho Ukraine

VOV.VN - Nga đã đưa ra phản ứng trước thông tin Israel đang xem xét gửi hệ thống phòng không Vòm Sắt (Iron Dome) cho Ukraine.

Nga cảnh báo Israel về ý định gửi hệ thống Vòm Sắt cho Ukraine

Nga cảnh báo Israel về ý định gửi hệ thống Vòm Sắt cho Ukraine

VOV.VN - Nga đã đưa ra phản ứng trước thông tin Israel đang xem xét gửi hệ thống phòng không Vòm Sắt (Iron Dome) cho Ukraine.