Cuộc chiến khốc liệt chống Covid-19 ở Indonesia, Ấn Độ, và Australia

VOV.VN - Trong cuộc chiến với Covid-19 giai đoạn mới, Indonesia đang phải mở rộng giới hạn khẩn cấp, Ấn Độ hối thúc người dân cẩn trọng, còn Australia vật lộn với biến thể Delta và các ca mắc thể nặng.

Indonesia mở rộng giới hạn khẩn cấp ra ngoài Java và Bali

Hôm qua (9/7), chính phủ Indonesia đã chính thức mở rộng việc Giới hạn hoạt động cộng đồng khẩn cấp ra bên ngoài Java và Bali do số ca mắc Covid-19 tiếp tục gia tăng trên cả nước.

 Ủy ban xử lý Covid-19 và Phục hồi kinh tế Quốc gia Indonesia ngày hôm qua thông báo, tổng cộng 15 khu vực bên ngoài đảo Java và Bali sẽ chính thức triển khai Giới hạn hoạt động cộng đồng khẩn cấp từ ngày 12/7 tới. Bộ trưởng Điều phối Kinh tế Indonesia, ông Airlangga Hartarto cho biết, trên phạm vi toàn quốc, sự leo thang đại dịch vẫn còn cả ở bên ngoài Java và Bali. 

Trong khi đó, người đứng đầu Lực lượng đặc nhiệm Covid-19 của Hiệp hội bác sĩ Indonesia (IDI), ông Zubairi Djoerban nhận định tỷ lệ các ca mắc Covid-19 đang hoạt động tại Indonesia chưa bao giờ giảm xuống dưới 5% cho dù đã áp dụng nhiều biện pháp giới hạn cho thấy sự lây lan của Covid-19 đã lan rộng ra bên ngoài hai hòn đảo đang áp dụng giới hạn khẩn cấp. Do đó, sau khi cân nhắc, đánh giá mức độ đại dịch dựa trên 1 số tiêu chí như tỷ lệ lấp đầy giường bệnh lớn hơn 65%, các ca mắc Covid-19 tăng đáng kể và tỷ lệ tiêm chủng dưới 50%, có 15 khu vực cần được đưa vào giới hạn khẩn cấp.

Trước đó Giới hạn hoạt động cộng đồng khẩn cấp ở đảo Java và Bali được thực hiện từ ngày 3 đến ngày 20/7. Tuy nhiên số ca mắc Covid-19 tại Indonesia vẫn tăng nhanh chóng gần 40.000 ca mỗi ngày. Tính đến thời điểm hiện tại, hơn 2,4 triệu người Indonesia đã mắc Covid-19, trong đó có hơn 64.000 trường hợp đã tử vong.

Indonesia dùng vaccine Moderna để tiêm liều thứ 3 cho nhân viên y tế

Quốc gia vạn đảo này cũng đang lên kế hoạc tiêm liều thứ 3 vaccine Covid-19 cho nhân viên y tế để bảo vệ tuyến đầu trước sự gia tăng các bệnh nhân Covid-19.

Bộ trưởng Y tế Indonesia, ông Budi Gunadi Sadikin ngày hôm qua (9/7) cho biết, do điều kiện tiêm chủng của Indonesia còn hạn chế, do đó, mũi tiêm thứ 3 này chỉ dành cho các nhân viên y tế là những người phải tiếp xúc với nguồn lây bệnh hàng ngày, cần nhận được sự bảo vệ tối đa để yên tâm làm việc.

Indonesia sẽ sử dụng vaccine Moderna của Mỹ để tiêm liều thứ ba cho 1,47 triệu nhân viên y tế. Loại vaccine này được kỳ vọng sẽ cung cấp khả năng miễn dịch tối đa đối với các biến thể đột biến của virus hiện có. Dự kiến ngày 11/7, Indonesia sẽ nhận được ba triệu liều vắc xin Moderna của Mỹ thông qua cơ chế Covax. Chương trình tiêm chủng lần 3 tăng cường cho nhân viên y tế sẽ được thực hiện bắt đầu từ tuần tới.

Bộ trưởng Y tế Budi cho biết kế hoạch tiêm liều vaccine thứ ba cho nhân viên y tế là khuyến nghị của Cơ quan Giám sát Thực phẩm và Dược phẩm cùng Nhóm Cố vấn Kỹ thuật Indonesia về Tiêm chủng.

Làn sóng Covid-19 thứ hai tại Indonesia đã tấn công cả vào lực lượng nhân viên y tế. Trang LaporCovid-19 của Indonesia báo cáo có 1.026 nhân viên y tế ở Indonesia tử vong do Covid-19 cho đến 28/6/2021. Riêng những ngày đầu tháng 7 này đã có 50 nhân viên y tế tử vong. Trước đó, 100% nhân viên y tế Indonesia đã tiêm đủ 2 liều vaccine Sinovac.

Ấn Độ nhận định làn sóng Covid-19 thứ hai còn lâu mới kết thúc

Hiện quốc gia Nam Á này vẫn chưa vượt qua được làn sóng lây nhiễm SARS-CoV-2 thứ hai vốn tàn phá nặng nề đất nước trong tháng Tư và tháng Năm. 

Trong tuần qua, hai bang Kerala và Maharashtra vẫn có số ca nhiễm mới ở mức cao, chiếm tới hơn một nửa tổng số người mắc Covid-19 trong ngày của Ấn Độ. Đây là thông báo của một quan chức Bộ Y tế và Phúc lợi gia đình Ấn Độ ngày 9/7.

Giới chức Ấn Độ cảnh báo tình trạng đang đáng quan ngại hơn khi người dân vẫn đổ xô tới các địa điểm du lịch với số lượng lớn mà không tuân thủ các biện pháp phòng dịch Covid-19. Trong vài tuần qua, người dân Ấn Độ bắt đầu đi tới các điểm du lịch trong cả nước để nghỉ ngơi sau đợt phong tỏa dài vì Covid-19. Tuy nhiên, việc tụ tập đông người cùng thái độ coi thường dịch bệnh, không áp dụng các biện pháp giãn cách và đeo khẩu trang khiến Chính phủ Ấn Độ lo ngại. Thủ tướng Narendra Modi ngày 8/7 đã phải tuyên bố hiện tại người dân Ấn Độ không được bất cẩn hoặc tự mãn và rằng một sai lầm nhỏ sẽ có tác động sâu rộng và có thể làm suy yếu cuộc chiến chống lại đại dịch.

Các số liệu tuần qua cho thấy, 80% số ca nhiễm SARS-CoV-2 mới tại Ấn Độ được báo cáo tại 90 quận thuộc 15 bang và vùng lãnh thổ liên bang, trong đó tình hình vẫn rất đáng ngại ở các bang như Maharashtra, Kerala, Tamil Nadu, Odisha, Andhra Pradesh và Karnataka. 66 quận thuộc 17 bang và vùng lãnh thổ liên bang có tỷ lệ dương tính với Covid-19 ở trên mức 10% trong tuần này. Còn chuyên gia y tế V K Paul của Cơ quan Cải cách Thể chế Quốc gia Ấn Độ (Niti Aayog) cho biết, số lượng ca nhiễm giảm mạnh trong thời gian qua nhưng tốc độ giảm đã chậm lại. Điều đó chứng tỏ tình huống xấu có dấu hiệu trở lại.

Australia chăm sóc đặc biệt cho thiếu niên mắc Covid-19

Số ca mắc Covid-19 biến thể Delta đang tiếp tục gia tăng tại bang New South Wales của Australia và cùng với đà lây nhiễm thì số ca bệnh phải nằm điều trị đặc biệt cũng đang được trẻ hóa. 

Ngày hôm nay (10/7), bang New South Wales của Australia ghi nhận số ca mắc Covid-19 mới trong một ngày cao nhất từ đầu năm đến nay với 50 ca mắc mới trong 24 giờ qua, trong đó có 37 trường hợp đi ra ngoài cộng đồng trong thời gian mang virus.

Giám đốc Y tế bang New South Wales Kerry Chant cho biết, trên toàn bang hiện có 47 trường hợp mắc Covid-19 đang nằm viện điều trị, 16 bệnh nhân được chăm sóc đặc biệt (ICU), trong đó đáng chú ý có một thiếu niên 16 tuổi và 2 người khác trong độ tuổi 20 và 30 đang được điều trị tích cực. Tiến sĩ Chant cũng cho biết, trong số các bệnh nhân đang được điều trị biến thể Delta trong bệnh viện không có ai được tiêm đầy đủ 2 mũi vaccine ngừa Covid-19.

Hôm nay, bà Gladys Berejiklian, Thủ hiến bang New South Wales cũng cảnh báo, những người trẻ tuổi mắc Covid-19 thể nặng là một hiện tượng chưa từng thấy tại Australia kể từ đầu dịch đến nay. Vì vậy bà Berejiklian kêu gọi người dân tuân thủ nghiêm các quy định phòng dịch, không ra khỏi nhà ngoại trừ các lý do thiết yếu và cần trung thực khai báo y tế.

Đợt bùng phát dịch lần này tại thành phố Sydney và các khu vực lân cận thuộc bang New South Wales trong gần một tháng nay đã lây nhiễm cho 489 người. Khu vực Sydney mở rộng và vùng lân cận đang bị phong tỏa trong thời gian 3 tuần, cho đến thứ Sáu tới (16/7). Tuy nhiên, với tình hình dịch bệnh chưa có dấu hiệu ngừng lây lan như hiện nay, không loại trừ khả năng lệnh phong tỏa có thể tiếp tục được kéo dài./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Anh đẩy mạnh biện pháp ngừa Covid-19 trước trận chung kết EURO 2020 với Italy
Anh đẩy mạnh biện pháp ngừa Covid-19 trước trận chung kết EURO 2020 với Italy

VOV.VN - Để chuẩn bị cho trận chung kết sắp diễn ra, Liên đoàn bóng đá Anh (FA) đã yêu cầu nhân viên kiểm tra kỹ giấy phép tiêm chủng hoặc kết quả xét nghiệm âm tính với Covid-19 của cổ động viên.

Anh đẩy mạnh biện pháp ngừa Covid-19 trước trận chung kết EURO 2020 với Italy

Anh đẩy mạnh biện pháp ngừa Covid-19 trước trận chung kết EURO 2020 với Italy

VOV.VN - Để chuẩn bị cho trận chung kết sắp diễn ra, Liên đoàn bóng đá Anh (FA) đã yêu cầu nhân viên kiểm tra kỹ giấy phép tiêm chủng hoặc kết quả xét nghiệm âm tính với Covid-19 của cổ động viên.

Ấn Độ chật vật kiểm soát Covid-19, lại thêm cảnh báo đỏ chủng đột biến kép Kappa
Ấn Độ chật vật kiểm soát Covid-19, lại thêm cảnh báo đỏ chủng đột biến kép Kappa

VOV.VN - Ấn Độ vẫn đang “chật vật” kiểm soát sự bùng phát nghiêm trọng của dịch Covid-19 tại nước này. Các chuyên gia y tế bang Uttar Pradesh đang theo dõi sát những ảnh hưởng của biến thể Delta Plus thì lại thêm lo ngại chủng đột biến kép Kappa có thể nguy hiểm ngang biến thể Delta.

Ấn Độ chật vật kiểm soát Covid-19, lại thêm cảnh báo đỏ chủng đột biến kép Kappa

Ấn Độ chật vật kiểm soát Covid-19, lại thêm cảnh báo đỏ chủng đột biến kép Kappa

VOV.VN - Ấn Độ vẫn đang “chật vật” kiểm soát sự bùng phát nghiêm trọng của dịch Covid-19 tại nước này. Các chuyên gia y tế bang Uttar Pradesh đang theo dõi sát những ảnh hưởng của biến thể Delta Plus thì lại thêm lo ngại chủng đột biến kép Kappa có thể nguy hiểm ngang biến thể Delta.

Covid-19 vẫn tăng chóng mặt, giới hạn khẩn cấp ở Indonesia có hiệu quả?
Covid-19 vẫn tăng chóng mặt, giới hạn khẩn cấp ở Indonesia có hiệu quả?

VOV.VN - Mặc dù đã thực hiện các biện pháp giới hạn khẩn cấp được 1 tuần, song số ca mắc Covid-19 tại Indonesia mỗi ngày vẫn tăng ở mức trên 38.000 trường hợp trong vài ngày qua. 

Covid-19 vẫn tăng chóng mặt, giới hạn khẩn cấp ở Indonesia có hiệu quả?

Covid-19 vẫn tăng chóng mặt, giới hạn khẩn cấp ở Indonesia có hiệu quả?

VOV.VN - Mặc dù đã thực hiện các biện pháp giới hạn khẩn cấp được 1 tuần, song số ca mắc Covid-19 tại Indonesia mỗi ngày vẫn tăng ở mức trên 38.000 trường hợp trong vài ngày qua. 

Campuchia nhận thêm 4 triệu liều vaccine từ Trung Quốc, gần nửa dân số đã được tiêm phòng
Campuchia nhận thêm 4 triệu liều vaccine từ Trung Quốc, gần nửa dân số đã được tiêm phòng

VOV.VN - Sáng nay (10/7), Chính phủ Campuchia đã tổ chức lễ tiếp nhận thêm 4 triệu liều vaccine ngừa Covid-19 từ Trung Quốc để phục vụ cho chiến dịch tiêm phòng đang triển khai rộng rãi khắp cả nước.

Campuchia nhận thêm 4 triệu liều vaccine từ Trung Quốc, gần nửa dân số đã được tiêm phòng

Campuchia nhận thêm 4 triệu liều vaccine từ Trung Quốc, gần nửa dân số đã được tiêm phòng

VOV.VN - Sáng nay (10/7), Chính phủ Campuchia đã tổ chức lễ tiếp nhận thêm 4 triệu liều vaccine ngừa Covid-19 từ Trung Quốc để phục vụ cho chiến dịch tiêm phòng đang triển khai rộng rãi khắp cả nước.

WHO: Lợi ích của vaccine công nghệ mRNA vượt xa nguy cơ biến chứng tim hiếm gặp
WHO: Lợi ích của vaccine công nghệ mRNA vượt xa nguy cơ biến chứng tim hiếm gặp

VOV.VN - Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) vừa khẳng định lợi ích của vaccine dùng công nghệ mRNA vượt xa nguy cơ xảy ra các biến chứng tim rất hiếm gặp sau tiêm.

WHO: Lợi ích của vaccine công nghệ mRNA vượt xa nguy cơ biến chứng tim hiếm gặp

WHO: Lợi ích của vaccine công nghệ mRNA vượt xa nguy cơ biến chứng tim hiếm gặp

VOV.VN - Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) vừa khẳng định lợi ích của vaccine dùng công nghệ mRNA vượt xa nguy cơ xảy ra các biến chứng tim rất hiếm gặp sau tiêm.

Nguyên nhân khiến Đài Loan lún vào khủng hoảng dù từng là hình mẫu chống Covid-19?
Nguyên nhân khiến Đài Loan lún vào khủng hoảng dù từng là hình mẫu chống Covid-19?

VOV.VN - Đài Loan từng được ca ngợi là một câu chuyện thành công trong khống chế virus SARS-CoV-2 gây bệnh Covid-19. Nhưng vào tháng 5 vừa qua, hòn đảo này đã chứng kiến sự gia tăng mạnh và đột ngột các ca mắc Covid-19 và đã phải thực hiện giới hạn xã hội ở cấp độ cao.

Nguyên nhân khiến Đài Loan lún vào khủng hoảng dù từng là hình mẫu chống Covid-19?

Nguyên nhân khiến Đài Loan lún vào khủng hoảng dù từng là hình mẫu chống Covid-19?

VOV.VN - Đài Loan từng được ca ngợi là một câu chuyện thành công trong khống chế virus SARS-CoV-2 gây bệnh Covid-19. Nhưng vào tháng 5 vừa qua, hòn đảo này đã chứng kiến sự gia tăng mạnh và đột ngột các ca mắc Covid-19 và đã phải thực hiện giới hạn xã hội ở cấp độ cao.

Người đàn ông tiêm đủ 2 liều vaccine AstraZeneca vẫn tử vong do Covid-19
Người đàn ông tiêm đủ 2 liều vaccine AstraZeneca vẫn tử vong do Covid-19

VOV.VN - Một người đàn ông ở đảo quốc Seychelles vừa tử vong hôm 10/6 do bệnh viêm đường hô hấp cấp Covid-19 dù người này đã tiêm đủ 2 liều vaccine AstraZeneca.

Người đàn ông tiêm đủ 2 liều vaccine AstraZeneca vẫn tử vong do Covid-19

Người đàn ông tiêm đủ 2 liều vaccine AstraZeneca vẫn tử vong do Covid-19

VOV.VN - Một người đàn ông ở đảo quốc Seychelles vừa tử vong hôm 10/6 do bệnh viêm đường hô hấp cấp Covid-19 dù người này đã tiêm đủ 2 liều vaccine AstraZeneca.

Lý do Mỹ cần đi tiên phong trong cung cấp vaccine Covid-19
Lý do Mỹ cần đi tiên phong trong cung cấp vaccine Covid-19

VOV.VN - Dẫu bên trong nước Mỹ vẫn có sự khác biệt về tỷ lệ tiêm phòng Covid-19 giữa các vùng, tình hình trên thế giới còn chênh lệch hơn nữa và sự tiên phong của Mỹ trong hỗ trợ các nước về vaccine này là rất đáng hoan nghênh, có lợi cho cả Mỹ và thế giới...

Lý do Mỹ cần đi tiên phong trong cung cấp vaccine Covid-19

Lý do Mỹ cần đi tiên phong trong cung cấp vaccine Covid-19

VOV.VN - Dẫu bên trong nước Mỹ vẫn có sự khác biệt về tỷ lệ tiêm phòng Covid-19 giữa các vùng, tình hình trên thế giới còn chênh lệch hơn nữa và sự tiên phong của Mỹ trong hỗ trợ các nước về vaccine này là rất đáng hoan nghênh, có lợi cho cả Mỹ và thế giới...