Đối thoại Shangri-La 2022: Mỹ thẳng thắn chỉ trích Trung Quốc

VOV.VN - Trong phát biểu làm rõ hơn chiến lược Mỹ tại Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, Bộ trưởng Quốc phòng Austin đã kêu gọi một châu Á không có “xâm lược và bắt nạt” đồng thời đưa ra tầm nhìn của Mỹ về khu vực.

Hôm nay (11/6), Đối thoại an ninh Shangri-La bắt đầu các phiên thảo luận chính thức đầu tiên tập trung vào chủ đề an ninh, ổn định ở khu vực. 

Như thông lệ, mở đầu phiên họp toàn thể là bài phát biểu của đại diện Mỹ. Với chủ đề “Các bước tiếp theo trong chiến lược Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương”, nhìn chung bài phát biểu của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin là sự tái khẳng định và tiếp nối những quan điểm, chính sách được giới chức Mỹ cam kết với khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, coi đây là trọng tâm chính trong chiến lược của Mỹ đồng thời nhấn mạnh Washington sẽ mở rộng đầu tư và sát cánh với các nước đồng minh và đối tác.

"Chúng tôi tìm kiếm một khu vực không có xâm lược và bắt nạt và một thế giới tôn trọng sự toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị và thế giới mà ở đó tất cả các quốc gia lớn và nhỏ được tự do phát triển và theo đuổi lợi ích của mình một cách hợp pháp mà không bị ép buộc và đe dọa".

Tuy nhiên, khu vực này hiện đang đối mặt với một số thách thức an ninh nghiêm trọng từ các mối đe dọa an ninh mạng cho đến phổ biến vũ khí hạt nhân, từ đại dịch đến biến đổi khí hậu, Bộ trưởng quốc phòng Mỹ cho rằng những thách thức này đòi hỏi trách nhiệm chung và hành động chung của tất cả các quốc gia. Ông cũng nhấn mạnh những khía cạnh mới trong chính sách của Mỹ như tầm quan trọng của các liên minh mới chẳng hạn nhóm Bộ Tứ Quad, cơ chế an ninh AUKUS, khuôn khổ kinh tế châu Á Thái Bình Dương…. để đối phó với những thách thức an ninh, kinh tế của khu vực.

Trong bài phát biểu của mình, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ đã hơn 2 lần nhắc lại quan điểm “bảo vệ các chuẩn mực toàn cầu và phản đối những hành động đơn phương làm thay đổi hiện trạng”. Đáng chú ý, người đứng đầu Bộ Quốc phòng Mỹ cũng thẳng thắn chỉ trích những hành động của Trung Quốc ở những khu vực làm đang dấy lên những căng thẳng an ninh.

Ông Austin nói:" Trung Quốc đang áp dụng cách tiếp cận mang tính cưỡng bức hơn đối với các yêu sách lãnh thổ của mình. Ở vùng biển phía đông Trung Quốc, việc nước này mở rộng đội tàu đánh cá đã và đang làm dấy lên căng thẳng với các nước láng giềng phía Nam. Đó là những yêu sách hàng hải bất hợp pháp. Vì vậy Bộ Quốc phòng Mỹ sẽ duy trì sự hiện diện tích cực của chúng tôi trên khắp Thái Bình Dương. Chúng tôi sẽ tiếp tục ủng hộ phán quyết của Tòa án Trọng tài thành lập theo Phụ lục 7 trong vụ Philippines kiện Trung Quốc năm 2016 và chúng tôi sẽ hoạt động ở bất cứ nơi nào luật pháp quốc tế cho phép".

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ cũng nêu bật ba định hướng chính mà Mỹ đang triển khai nhằm hướng tới tầm nhìn chung cho khu vực, đó là việc phối hợp làm việc với các đối tác và đồng minh bảo vệ lợi ích của Mỹ và những giá trị chung; mở rộng các cuộc tập trận và đào tạo quân sự, tăng khả năng tương tác trong khu vực và bảo vệ các nguyên tắc đã được Mỹ cùng các bên chia sẻ. Bộ trưởng Mỹ cũng nhắc lại cam kết coi trọng vị trí trung tâm của ASEAN và coi đó là ưu tiên hàng đầu trong cấu trúc an ninh khu vực.

Bài phát biểu đầu tiên của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin thu hút sự theo dõi đặc biệt của các đại biểu, diễn giả và các nhà quan sát quốc tế. 

Trả lời phỏng vấn của phóng viên Đài TNVN tại Hội nghị về những quan điểm nêu lên trong phát biểu của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ liên quan đến các hành động của Trung Quốc ở khu vực, Tiến sĩ Lê Hồng Hiệp, nghiên cứu viên cấp cao của Viện nghiên cứu Đông Nam Á tại Singapore, nhận định: "Trong 3 năm qua, một trong những khu vực thể hiện sự cạnh tranh Mỹ - Trung rõ nhất là khu vực Biển Đông. Trong bối cảnh Trung Quốc muốn nâng cao khả năng lực hải quân, gia tăng sự kiểm soát ở Biển Đông, Mỹ muốn thách thức những hành động đó của Trung Quốc và muốn các quốc gia ở trong khu vực có thể duy trì được sự độc lập tự chủ của mình và tránh Biển Đông trở thành khu vực bị Trung Quốc kiểm soát. Vì vậy những nhận xét cứng rắn của Mỹ cũng là dễ hiểu và báo hiệu trong thời gian tới, tình hình Biển Đông sẽ tiếp tục căng thẳng và đây cũng là 1 trong những khu vực cạnh tranh ảnh hưởng mạnh mẽ nhất của Mỹ và Trung Quốc./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Đối thoại Shangri-La 2022: Hiệp ước FPDA giúp quản lý căng thẳng trong khu vực
Đối thoại Shangri-La 2022: Hiệp ước FPDA giúp quản lý căng thẳng trong khu vực

VOV.VN - Các quan chức hàng đầu của Malaysia, Singapore, Australia, New Zealand và Anh ngày 11/6 cho rằng Hiệp ước Phòng thủ Ngũ cường (FPDA) kéo dài 51 năm qua đóng vai trò rất quan trọng trong việc quản lý căng thẳng trong khu vực.

Đối thoại Shangri-La 2022: Hiệp ước FPDA giúp quản lý căng thẳng trong khu vực

Đối thoại Shangri-La 2022: Hiệp ước FPDA giúp quản lý căng thẳng trong khu vực

VOV.VN - Các quan chức hàng đầu của Malaysia, Singapore, Australia, New Zealand và Anh ngày 11/6 cho rằng Hiệp ước Phòng thủ Ngũ cường (FPDA) kéo dài 51 năm qua đóng vai trò rất quan trọng trong việc quản lý căng thẳng trong khu vực.

Dư luận về thông điệp Thủ tướng Nhật Bản gửi Đối thoại Shangri-la
Dư luận về thông điệp Thủ tướng Nhật Bản gửi Đối thoại Shangri-la

VOV.VN - Truyền thông, học giả khu vực, quốc tế đánh giá tích cực về thông điệp Thủ tướng Nhật Bản gửi đến Đối thoại Shangri-la 2022 trong phát biểu dẫn đề tại phiên khai mạc vào tối ngày 10/6.

Dư luận về thông điệp Thủ tướng Nhật Bản gửi Đối thoại Shangri-la

Dư luận về thông điệp Thủ tướng Nhật Bản gửi Đối thoại Shangri-la

VOV.VN - Truyền thông, học giả khu vực, quốc tế đánh giá tích cực về thông điệp Thủ tướng Nhật Bản gửi đến Đối thoại Shangri-la 2022 trong phát biểu dẫn đề tại phiên khai mạc vào tối ngày 10/6.

Đối thoại Shangri-La: Nhật Bản nêu thông điệp bảo vệ trật tự dựa trên luật lệ
Đối thoại Shangri-La: Nhật Bản nêu thông điệp bảo vệ trật tự dựa trên luật lệ

VOV.VN - Đối thoại Shangri-La lần thứ 19 chính thức khai mạc tối nay tại Singapore.

Đối thoại Shangri-La: Nhật Bản nêu thông điệp bảo vệ trật tự dựa trên luật lệ

Đối thoại Shangri-La: Nhật Bản nêu thông điệp bảo vệ trật tự dựa trên luật lệ

VOV.VN - Đối thoại Shangri-La lần thứ 19 chính thức khai mạc tối nay tại Singapore.

Đối thoại Shangri-La 2022: EU gặp khó khi thúc đẩy quan hệ quốc phòng với châu Á
Đối thoại Shangri-La 2022: EU gặp khó khi thúc đẩy quan hệ quốc phòng với châu Á

VOV.VN - EU đang cố gắng thuyết phục các đối tác tại Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương rằng khối này là một trong những nhân tố đảm bảo an ninh đáng tin cậy cho khu vực. Nhưng nhiệm vụ đó không hề dễ dàng.

Đối thoại Shangri-La 2022: EU gặp khó khi thúc đẩy quan hệ quốc phòng với châu Á

Đối thoại Shangri-La 2022: EU gặp khó khi thúc đẩy quan hệ quốc phòng với châu Á

VOV.VN - EU đang cố gắng thuyết phục các đối tác tại Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương rằng khối này là một trong những nhân tố đảm bảo an ninh đáng tin cậy cho khu vực. Nhưng nhiệm vụ đó không hề dễ dàng.

Đối thoại Shangri-La 2022: Tìm giải pháp quản trị thách thức, thúc đẩy lòng tin
Đối thoại Shangri-La 2022: Tìm giải pháp quản trị thách thức, thúc đẩy lòng tin

VOV.VN - Đối thoại Shangri-La 2022 hướng tới tìm kiếm các giải pháp hiệu quả nhằm quản trị thách thức, xung đột và thúc đẩy lòng tin giữa các quốc gia.

Đối thoại Shangri-La 2022: Tìm giải pháp quản trị thách thức, thúc đẩy lòng tin

Đối thoại Shangri-La 2022: Tìm giải pháp quản trị thách thức, thúc đẩy lòng tin

VOV.VN - Đối thoại Shangri-La 2022 hướng tới tìm kiếm các giải pháp hiệu quả nhằm quản trị thách thức, xung đột và thúc đẩy lòng tin giữa các quốc gia.

Trung Quốc đã đi trước Mỹ trong cuộc đua giành ảnh hưởng ở Nam Thái Bình Dương?
Trung Quốc đã đi trước Mỹ trong cuộc đua giành ảnh hưởng ở Nam Thái Bình Dương?

VOV.VN - Hiện nay, Mỹ được cho là đang tụt lại phía sau Trung Quốc rất nhiều trên khía cạnh tranh giành ảnh hưởng tại hàng loạt đảo quốc vùng Nam Thái Bình Dương.

Trung Quốc đã đi trước Mỹ trong cuộc đua giành ảnh hưởng ở Nam Thái Bình Dương?

Trung Quốc đã đi trước Mỹ trong cuộc đua giành ảnh hưởng ở Nam Thái Bình Dương?

VOV.VN - Hiện nay, Mỹ được cho là đang tụt lại phía sau Trung Quốc rất nhiều trên khía cạnh tranh giành ảnh hưởng tại hàng loạt đảo quốc vùng Nam Thái Bình Dương.

Cuộc tập trận hải quân lớn nhất thế giới gửi thông điệp mạnh mẽ tới Trung Quốc
Cuộc tập trận hải quân lớn nhất thế giới gửi thông điệp mạnh mẽ tới Trung Quốc

VOV.VN - Cuộc tập trận hải quân RIMPAC 2022 do Mỹ dẫn dắt có sự tham gia của 26 nước, 170 máy bay và hơn 25.000 người. Trung Quốc không được mời tham gia sự kiện này. Giới quan sát nhận định, cuộc tập trận này sẽ là thông điệp mạnh mẽ mà Mỹ và đồng minh gửi tới Trung Quốc.

Cuộc tập trận hải quân lớn nhất thế giới gửi thông điệp mạnh mẽ tới Trung Quốc

Cuộc tập trận hải quân lớn nhất thế giới gửi thông điệp mạnh mẽ tới Trung Quốc

VOV.VN - Cuộc tập trận hải quân RIMPAC 2022 do Mỹ dẫn dắt có sự tham gia của 26 nước, 170 máy bay và hơn 25.000 người. Trung Quốc không được mời tham gia sự kiện này. Giới quan sát nhận định, cuộc tập trận này sẽ là thông điệp mạnh mẽ mà Mỹ và đồng minh gửi tới Trung Quốc.

Cạnh tranh Mỹ - Trung Quốc ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương mới chỉ bắt đầu
Cạnh tranh Mỹ - Trung Quốc ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương mới chỉ bắt đầu

VOV.VN - Dưới thời Tổng thống Biden, nước Mỹ bước vào cuộc cạnh tranh quyết liệt với Trung Quốc trên “mặt trận” Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương – khu vực vừa trở thành một trong các trọng điểm nổi bật nhất đối với cả phương Tây lẫn Trung Quốc.

Cạnh tranh Mỹ - Trung Quốc ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương mới chỉ bắt đầu

Cạnh tranh Mỹ - Trung Quốc ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương mới chỉ bắt đầu

VOV.VN - Dưới thời Tổng thống Biden, nước Mỹ bước vào cuộc cạnh tranh quyết liệt với Trung Quốc trên “mặt trận” Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương – khu vực vừa trở thành một trong các trọng điểm nổi bật nhất đối với cả phương Tây lẫn Trung Quốc.