Ấn Độ tăng cường sức mạnh hải quân đối phó với Trung Quốc

VOV.VN - Ấn Độ đang gia tăng tốc độ hiện đại hóa hải quân nước này nhằm đối phó với sự gia tăng hoạt động của các tàu ngầm Trung Quốc tại Ấn Độ Dương.

Bên cạnh đó, Ấn Độ cũng đang mở rộng hợp tác về hải quân với nhiều nước láng giềng. 

Xây dựng thêm nhiều tàu ngầm 

Theo Reuters, chỉ vài tháng sau khi mối quan hệ giữa Ấn Độ và Trung Quốc căng thẳng liên quan đến việc phân chia biên giới tại khu vực dãy Himalaya, Trung Quốc đã điều nhiều tàu ngầm đến Sri Lanka, một quốc đảo nằm ở phía Nam Ấn Độ. Ngoài ra, Trung Quốc cũng đẩy mạnh hợp tác với Maldives, cũng nằm trong khu vực Ấn Độ Dương. 

Tàu ngầm INS Arihant của Ấn Độ tại một căn cứ hải quân ở thành phố Visakhapatnam (Ảnh Reuters)

Theo các chuyên gia, động thái này của Trung Quốc cho thấy nước này quyết tâm gia tăng sự hiện diện của mình tại Ấn Độ Dương nơi sẽ trung chuyển 4/5 lượng dầu mỏ mà Trung Quốc cần nhập khẩu. 

“Chúng ta cần phải lo ngại về việc chúng ta đang thiếu nhiều tàu ngầm trong hạm đội hải quân. Tuy nhiên, với việc Trung Quốc đang gia tăng các hoạt động trên dãy Himalaya, trên Biển Đông và trên Ấn Độ Dương, chúng ta còn phải lo lắng gấp bội”, ông Arun Prakash, cựu Tư lệnh Hải quân Ấn Độ nhấn mạnh. 

“Rất may là Chính phủ Ấn Độ đã lưu tâm đến điều này. Dù Ấn Độ sẽ cần nhiều thời gian để xây dựng hạm đội tàu ngầm của mình, chúng ta vẫn mong rằng có thể tránh được việc đối đầu với Trung Quốc”, ông Prakash nói. 

Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã ra lệnh tăng tốc việc xây dựng 6 tàu ngầm kiểu truyền thống chạy điện và diesel với chi phí khoảng 8,1 tỷ USD. Ngoài ra, Tập đoàn DCNS cũng đang đóng thêm 6 chiếc tàu ngầm tương tự tại cảng Mumbai của nước này thay thế cho những chiếc tàu ngầm đã hơn 30 năm tuổi của Ấn Độ. 

Ấn Độ cũng dự kiến sẽ đưa vào thử nghiệm chiếc tàu ngầm mang đầu đạn hạt nhân đầu tiên do nước này tự chế tạo vào tháng 12 này và sẽ đưa vào sử dụng trong hải quân vào cuối năm 2016. Hiện Ấn Độ đang đàm phán với Nga để mua một thêm một chiếc tàu ngầm hạt nhân thứ 2. 

Ngoài ra, Chính phủ Ấn Độ cũng đặt hàng Tập đoàn công nghiệp Larsen & Toubro sản xuất thêm hai chiếc tàu ngầm hạt nhân khác. 

Hiện Hải quân Ấn Độ mới chỉ có 13 tàu ngầm chạy diesel và điện đã lỗi thời và chỉ một nửa trong số này hoạt động thường xuyên và 1 trong số những tàu ngầm này đã bị chìm sau khi phát nổ và bốc cháy trong khi đang đậu tại cảng Mumbai. 

Giành lại ưu thế tại Ấn Độ Dương 

Trong khi đó, Trung Quốc hiện có tới 60 tàu ngầm kiểu truyền thống và 10 tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân, bao gồm cả 3 chiếc được trang bị vũ khí hạt nhân. 

Ông Ma Jiali, một chuyên gia tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược thuộc Diễn đàn Cải cách Trung Quốc cho biết mối quan tâm hàng đầu của Bắc Kinh tại Ấn Độ Dương là đảm bảo an toàn cho hàng hóa của nước này vận chuyển trên tuyến đường biển này, nhất là dầu mỏ. 

“Có rất nhiều người Ấn Độ cho rằng Ấn Độ Dương là của riêng Ấn Độ và không nước nào có quyền lợi gì ở đó. Suy nghĩ này dù là phổ biến nhưng không thể cứ nghĩ như vậy. Quan điểm của chúng tôi là Trung Quốc và Ấn Độ cần phải đối thoại với nhau”, ông Jiali nói. 

Với việc Ấn Độ dự định sẽ xây dựng hạm đội Hải quân với khoảng 150 tàu, bao gồm 2 tàu sân bay và việc Trung Quốc hiện có 800 tàu hải quân, cả hai nước nhiều khả năng sẽ không đối đầu với nhau, các quan chức quân đội và chuyên gia của hai nước đều nhận định như vậy. 

Tuy nhiên, ông David Brewster, một chuyên gia về các vấn đề chiến lược tại Đại học Quốc gia Australia, tuyên bố Ấn Độ sẽ tìm mọi cách để giành lại vị thế thống trị tại Ấn Độ Dương. 

Hợp tác với nhiều quốc gia láng giềng 

Ngoài ra, Ấn Độ cũng đang tìm cách hợp tác với Nhật Bản và Australia cũng như sẽ mở rộng căn cứ quân sự của mình tại quần đảo Andaman, cách eo biển Malacca 140km. 

“Ấn Độ coi sự hiện diện của Hải quân Trung Quốc là một sự đe dọa và rõ ràng việc Trung Quốc đưa nhiều tàu đến Ấn Độ Dương là nhằm “gửi một thông điệp” đến Ấn Độ”, ông Brewster nói. 

Một tàu ngầm của Hải quân Trung Quốc

Hiện Ấn Độ cũng đang căng thẳng với Sri Lanka về sự hiện diện của tàu ngầm Trung Quốc tại Sri Lanka. Ấn Độ nhấn mạnh rằng Sri Lanka cần phải thông báo trước việc này với Ấn Độ theo đúng thỏa thuận mà cả hai nước cùng ký với Maldives hồi đầu năm nay. 

Ngoài ra, Ấn Độ cũng đang ráo riết đầu tư vào một cảng biển nước sâu trị giá 8 tỷ USD tại Vịnh Bengal thuộc Bangladesh mà Tập đoàn Adani của nước này đã đệ trình được tham gia đấu thầu từ tháng 10 vừa qua trong bối cảnh tập đoàn Xây dựng Cảng biển Trung Quốc (CHEC) đang có nhiều khả năng giành thầu. 

“Nếu Trung Quốc vẫn tiếp tục gia tăng sự hiện diện của mình tại Ấn Độ Dương, Ấn Độ sẽ cảm thấy mình phải lên tiếng”, ông Brewster nhận định./. 

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Tranh chấp biên giới cản trở quan hệ Trung Quốc- Ấn Độ
Tranh chấp biên giới cản trở quan hệ Trung Quốc- Ấn Độ

VOV.VN - Theo báo cáo của Chính phủ Ấn Độ, chỉ riêng tháng 8/2014, Trung Quốc đã có 334 lần xâm phạm biên giới nước này.

Tranh chấp biên giới cản trở quan hệ Trung Quốc- Ấn Độ

Tranh chấp biên giới cản trở quan hệ Trung Quốc- Ấn Độ

VOV.VN - Theo báo cáo của Chính phủ Ấn Độ, chỉ riêng tháng 8/2014, Trung Quốc đã có 334 lần xâm phạm biên giới nước này.

Trung Quốc: Biên giới với Ấn Độ đã được kiểm soát
Trung Quốc: Biên giới với Ấn Độ đã được kiểm soát

VOV.VN - Các vụ đối đầu gần đây giữa bĩnh sỹ Trung Quốc và Ấn Độ tại khu vực biên giới chung giữa 2 nước đã “nằm trong tầm kiểm soát”.

Trung Quốc: Biên giới với Ấn Độ đã được kiểm soát

Trung Quốc: Biên giới với Ấn Độ đã được kiểm soát

VOV.VN - Các vụ đối đầu gần đây giữa bĩnh sỹ Trung Quốc và Ấn Độ tại khu vực biên giới chung giữa 2 nước đã “nằm trong tầm kiểm soát”.

Trung Quốc- Ấn Độ thống nhất biện pháp "giảm nhiệt" ở biên giới
Trung Quốc- Ấn Độ thống nhất biện pháp "giảm nhiệt" ở biên giới

VOV.VN -  Căng thẳng tranh chấp chủ quyền khu vực biên giới giữa Trung Quốc và Ấn Độ thời gian qua đã ảnh hưởng không nhỏ đến quan hệ giữa hai nước.

Trung Quốc- Ấn Độ thống nhất biện pháp "giảm nhiệt" ở biên giới

Trung Quốc- Ấn Độ thống nhất biện pháp "giảm nhiệt" ở biên giới

VOV.VN -  Căng thẳng tranh chấp chủ quyền khu vực biên giới giữa Trung Quốc và Ấn Độ thời gian qua đã ảnh hưởng không nhỏ đến quan hệ giữa hai nước.

Sau Trung Quốc, Ấn Độ thúc đẩy thương mại tự do với Australia
Sau Trung Quốc, Ấn Độ thúc đẩy thương mại tự do với Australia

VOV.VN - Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi có bài phát biểu hiếm hoi trước giới lập pháp Australia ở Canberra.

Sau Trung Quốc, Ấn Độ thúc đẩy thương mại tự do với Australia

Sau Trung Quốc, Ấn Độ thúc đẩy thương mại tự do với Australia

VOV.VN - Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi có bài phát biểu hiếm hoi trước giới lập pháp Australia ở Canberra.

Trung Quốc và Ấn Độ nhất trí rút quân khỏi khu vực tranh chấp
Trung Quốc và Ấn Độ nhất trí rút quân khỏi khu vực tranh chấp

VOV.VN - Trước chuyến thăm Ấn Độ của Chủ tịch Trung Quốc, 800 lính Trung Quốc đã tiến vào khu vực Chumar mà hai nước đang tranh chấp.

Trung Quốc và Ấn Độ nhất trí rút quân khỏi khu vực tranh chấp

Trung Quốc và Ấn Độ nhất trí rút quân khỏi khu vực tranh chấp

VOV.VN - Trước chuyến thăm Ấn Độ của Chủ tịch Trung Quốc, 800 lính Trung Quốc đã tiến vào khu vực Chumar mà hai nước đang tranh chấp.

Ấn Độ cáo buộc Trung Quốc xâm phạm lãnh thổ
Ấn Độ cáo buộc Trung Quốc xâm phạm lãnh thổ

VOV.VN - Theo hãng tin India Today, Trung Quốc đã chiếm đóng khu vực Aksai Chin và xâm nhập biên giới Ấn Độ ảnh hưởng tới quan hệ hữu nghị láng giềng.

Ấn Độ cáo buộc Trung Quốc xâm phạm lãnh thổ

Ấn Độ cáo buộc Trung Quốc xâm phạm lãnh thổ

VOV.VN - Theo hãng tin India Today, Trung Quốc đã chiếm đóng khu vực Aksai Chin và xâm nhập biên giới Ấn Độ ảnh hưởng tới quan hệ hữu nghị láng giềng.