Thế giới 24h: Nga-Mỹ “đối nhau chan chát” về chiến sự Syria

VOV.VN - Việc cả dự thảo nghị quyết về Syria do Nga và Pháp đệ trình đều bị Hội đồng Bảo an bác cho thấy mâu thuẫn Nga-Mỹ đã được đẩy lên cao trào.

1. Ngày 9/10, Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc đã bác bỏ hai dự thảo nghị quyết về cuộc chiến Syria do Pháp và Nga soạn thảo.

Nga-Mỹ vẫn chưa tìm được tiếng nói chung trong vấn đề Syria. Ảnh: Reuters

Dự thảo nghị quyết của Pháp, trong đó đó đề nghị ngay lập tức chấm dứt các cuộc không kích và các chuyến bay quân sự trên vùng trời thành phố Aleppo của Syria đồng thời kêu gọi lệnh ngừng bắn và tạo điều kiện cho hàng viện trợ nhân đạo đến được với mọi vùng của Syria, đã thất bại do nhận phải lá phiếu phủ quyết của Nga.

Trong hơn 5 năm xảy ra cuộc chiến Syria, đây là lần thứ năm Nga phủ quyết nghị quyết của Liên Hợp Quốc về Syria. Bốn lần phủ quyết trước đó của Nga nhận được sự ủng hộ của Trung Quốc, song lần này Trung Quốc đã bỏ phiếu trắng. Có 11 trong tổng số 15 quốc gia thành viên Hội đồng bảo an bỏ phiếu tán thành nghị quyết này. Angola bỏ phiếu trắng trong khi Venezuela bỏ phiếu chống.

Trước khi diễn ra cuộc bỏ phiếu, Nga đã bày tỏ quan điểm không đồng ý với dự thảo do có một số điểm mà Nga cho là không thể chấp nhận được vì đã chính trị hóa vấn đề viện trợ nhân đạo.Sau đó đến lượt dự thảo nghị quyết của Nga, trong đó hối thúc lệnh ngừng bắn, song không đả động đến việc chấm dứt chiến dịch oanh tạc, cũng thất bại do nhận phải 9 lá phiếu chống, trong đó có 3 phiếu phủ quyết của Anh, Pháp và Mỹ. Có 4 phiếu thuận và 2 phiếu trắng dành cho dự thảo nghị quyết của Nga.

Cuộc bỏ phiếu diễn ra trong bối cảnh căng thẳng đang gia tăng giữa Nga với các nước phương Tây, đặc biệt là Mỹ liên quan đến chiến dịch không kích của Nga và Syria nhằm vào lực lượng đối lập với Tổng thống Syria Bashar al-Assad thời gian gần đây.

Nói cách khác, sự kiện này khiến mối quan hệ vốn đang gặp sóng gió giữa Mỹ và Nga tiếp tục "lao dốc" khi Mỹ  tuyên bố chấm dứt đối thoại với Nga về vấn đề Syria.

Lý do được Mỹ viện dẫn là quân đội Chính phủ Syria không thực thi nghiêm túc thỏa thuận ngừng bắn, tiếp tục tấn công vào nhiều khu dân cư, bệnh viện, cơ sở hạ tầng thiết yếu… khiến cuộc khủng hoảng nhân đạo tại quốc gia Trung Đông này thêm trầm trọng.

2. Ít nhất 160 người, trong đó có những chỉ huy cấp cao của nhóm phiến quân Houthi tại Yemen, đã thiệt mạng và 530 người bị thương khi các máy bay tình nghi là của liên minh do Saudi Arabia đứng đầu tiến hành hàng loạt vụ không kích trúng vào một lễ tang tại thủ đô Sanaa.

Hiện trường vụ không kích tại Yemen. Ảnh: Reuters

Đây là một trong những vụ không kích có số thương vong lớn nhất kể từ khi liên minh Arab tiến hành không kích chống phiến quân Houthi ở Yemen hồi tháng 3/2015. Vụ việc đã vấp phải sự chỉ trích mạnh mẽ của cộng đồng quốc tế.

Theo Bộ Y tế Yemen, lễ tang trên ở khu vực phía Nam Sanaa. Hai vụ oanh tạc ban đầu trúng khu vực gần địa điểm tổ chức lễ tang khiến nhiều người bỏ chạy ra ngoài. Vụ không kích thứ ba sau đó đã trúng trực tiếp nơi tổ chức tang lễ khi hàng trăm người vẫn đang tụ tập.

Đội cứu hộ cho biết, quyền Bộ trưởng Nội vụ trung thành với phiến quân Houthi Jalal al-Ruwaishan và Thị trưởng Sanaa Abdul-Kadir Hilal được cho là đã thiệt mạng.

Trong khi đó, một số nhân chứng nói rằng các thủ lĩnh Houthi cấp cao và cựu Tổng thống Ali Abdullah Saleh cũng có mặt tại địa điểm tổ chức tang lễ thời điểm đó.

3. Tỷ phú Trump ngày 8/10 cam kết không từ bỏ cuộc đua vào Nhà Trắng sau những lời kêu gọi ông nên làm như vậy từ chính các thành viên đảng Cộng hòa.

Tỷ phú Mỹ Donald Trump. Ảnh: AP

Trong tuyên bố được đăng tải trên trang mạng xã hội Twitter, ông Trump cho biết sẽ vẫn theo đuổi cuộc đua vào Nhà Trắng và sẽ không để những người ủng hộ phải thất vọng.

Ông Trump đang phải đối mặt lớn với sự chỉ trích rất lớn của dư luận sau khi tờWashington Post đăng tải một đoạn băng hình được thu từ năm 2005 giữa ông Trump và người dẫn chương trình Billy Bush của chương trình Access Hollywoodtại một phim trường, trong đó, ông Trump đã dùng nhiều lời lẽ thô tục khi nói về phụ nữ.

Đoạn băng hình sau khi được công bố đã gây sốc đối với nhiều người dân Mỹ, thậm chí cả các thành viên của đảng Cộng Hòa.

Kể từ khi đoạn băng hình dược công bố có ít nhất 10 thượng nghị sĩ Cộng Hòa đã tuyên bố sẽ không bỏ phiếu cho ông Trump trong cuộc bầu cử vào tháng 11 tới, hoặc kêu gọi từ bỏ cuộc đua.

Thượng Nghị sĩ John McCain, nhấn mạnh, những ngôn từ của ông Trump trong đoạn băng hình khiến ông không thể tiếp tục ủng hộ ông Trump. Còn Chủ tịch Hạ viện Mỹ Paul Ryan đã ngay lập tức đã kêu gọi tỷ phú Trump rút lui để bạn đồng hành trong cuộc đua với ông Trump là ông Mike Pence trở thành người đại diện cho đảng Cộng Hòa chạy đua vị trí Tổng thống Mỹ năm nay.

4. Sáng 9/10, Tổng thống tạm quyền Haiti Jocelerme Privert đã đi thị sát vùng Jeremie, nơi chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của bão Matthew.

Bão Mattheư tàn phá nặng nề Haiti. Ảnh: Reuters

Bão Matthew tràn vào Haiti hôm 4/10, với sức gió 233km/h, gây mưa lớn và làm ít nhất 900 người thiệt mạng, hàng chục nghìn người phải sơ tán. Tổng thống Haiti Privert cho biết, hiện tại, cư dân vùng bão cần được hỗ trợ lương thực như gạo, đậu cùng lều bạt làm nơi ở tạm.

Quân đội Mỹ đã bắt đầu đưa hàng cứu trợ tới Haiti bằng đường hàng không và đường biển. Tàu đổ bộ Mesa Verde của Mỹ dự kiến đến Haiti trong ngày hôm nay, chở theo trực thăng cứu hộ, xe ủi đất, xe chở nước ngọt và 2 phòng mổ di động.

Chiều 8/10, các chuyến hàng cứu trợ của Cơ quan Phát triển Quốc tế Mỹ đã đến sân bay quốc tế ở thủ đô Port-au-Prince nhưng gặp khó khăn trong phân phát đồ cứu trợ do hầu hết các vùng ngoài khu vực thủ đô đều bị cô lập.

Số người chết do bão ở Haiti đã lên tới ít nhất 877 và sẽ còn tăng khi có thông tin về tình hình thiệt hại từ các vùng hẻo lánh.

5. Quá trình chuẩn bị cho cuộc tấn công quân sự quy mô lớn nhằm giải phóng thành phố chiến lược Mosul từ tay IS đã hoàn tất.

Binh sĩ Iraq sẵn sàng cho chiến dịch giải phóng thành phố Mosul từ tay IS. Ảnh: Reuters

Tuyên bố trên được Bộ Quốc phòng Iraq đưa ra ngày 9/10 và nhấn mạnh, nhiệm vụ chủ yếu còn lại lúc này là tăng cường huấn luyện các lực lượng chiến đấu dưới sự giám sát của Liên quân quốc tế chống IS do Mỹ lãnh đạo.

Theo Bộ Quốc phòng Iraq, các quân nhân cần được huấn luyện để tiến hành các phương thức chiến đấu phù hợp với địa hình khu vực như chiến tranh đường phố, giao tranh trong khu độ thị và vùng nông thôn.  

Cho đến ngày 8/10, hàng trăm binh sỹ, sỹ quan, cố vấn quân sự cùng hàng chục xe thiết giáp và xe chở lính đã được tập kết về khu vực phía Nam Mosul, sẵn sàng cho cuộc tấn công.

Cùng ngày, chỉ huy lực lượng Huy động Nhân dân của cộng đồng người Hồi giáo dòng Shiite tại Iraq Abou Mahdi Mohandis khẳng định, sự tham gia lực lượng Huy động Nhân dân vào chiến dịch tấn công giải phóng Mosul là cần thiết nhằm đảo bảo việc tạo lập hòa bình và ngăn chặn các âm mưu gây chia rẽ đất nước Iraq của quân đội Thổ Nhỹ Kỳ./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Nga: Lệnh ngừng bắn ở Syria là cơ hội để khủng bố tập trung lực lượng
Nga: Lệnh ngừng bắn ở Syria là cơ hội để khủng bố tập trung lực lượng

VOV.VN - Nhóm khủng bố Jabhat Fatah al Sham ở Syria đã tận dụng lệnh ngừng bắn theo thỏa thuận Nga-Mỹ để tập hợp lực lượng gần Aleppo.

Nga: Lệnh ngừng bắn ở Syria là cơ hội để khủng bố tập trung lực lượng

Nga: Lệnh ngừng bắn ở Syria là cơ hội để khủng bố tập trung lực lượng

VOV.VN - Nhóm khủng bố Jabhat Fatah al Sham ở Syria đã tận dụng lệnh ngừng bắn theo thỏa thuận Nga-Mỹ để tập hợp lực lượng gần Aleppo.

Nga nhắc Mỹ “tính kỹ” nếu muốn tấn công quân Chính phủ Syria
Nga nhắc Mỹ “tính kỹ” nếu muốn tấn công quân Chính phủ Syria

VOV.VN - Theo Bộ Quốc phòng Nga, mọi cuộc tấn công vào vùng lãnh thổ do lực lượng Chính phủ Syria kiểm soát đều gây nguy hiểm cho lực lượng Nga tại Syria.

Nga nhắc Mỹ “tính kỹ” nếu muốn tấn công quân Chính phủ Syria

Nga nhắc Mỹ “tính kỹ” nếu muốn tấn công quân Chính phủ Syria

VOV.VN - Theo Bộ Quốc phòng Nga, mọi cuộc tấn công vào vùng lãnh thổ do lực lượng Chính phủ Syria kiểm soát đều gây nguy hiểm cho lực lượng Nga tại Syria.

Hội đồng bảo an LHQ chuẩn bị bỏ phiếu 2 nghị quyết riêng rẽ về Syria
Hội đồng bảo an LHQ chuẩn bị bỏ phiếu 2 nghị quyết riêng rẽ về Syria

VOV.VN - Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc hôm nay (8/10) sẽ bỏ phiếu đối với 2 nghị quyết khác nhau về Syria.

Hội đồng bảo an LHQ chuẩn bị bỏ phiếu 2 nghị quyết riêng rẽ về Syria

Hội đồng bảo an LHQ chuẩn bị bỏ phiếu 2 nghị quyết riêng rẽ về Syria

VOV.VN - Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc hôm nay (8/10) sẽ bỏ phiếu đối với 2 nghị quyết khác nhau về Syria.

Dự thảo nghị quyết của Pháp, Nga bị bác, tương lai Syria thêm mịt mờ
Dự thảo nghị quyết của Pháp, Nga bị bác, tương lai Syria thêm mịt mờ

VOV.VN - Ngày 9/10, Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc đã bác bỏ hai dự thảo nghị quyết về cuộc chiến Syria do Pháp và Nga soạn thảo.

Dự thảo nghị quyết của Pháp, Nga bị bác, tương lai Syria thêm mịt mờ

Dự thảo nghị quyết của Pháp, Nga bị bác, tương lai Syria thêm mịt mờ

VOV.VN - Ngày 9/10, Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc đã bác bỏ hai dự thảo nghị quyết về cuộc chiến Syria do Pháp và Nga soạn thảo.