VOV.VN - "Xo May" (tức cầu may mắn) là một trong những lễ hội độc đáo của người Tày ở xã Mường Lai, huyện Lục Yên (Yên Bái). Lễ hội này được tổ chức với ý nghĩa mong cầu một năm mưa thuận gió hòa, quốc thái dân an, mùa màng tươi tốt, bội thu...
VOV.VN - Xóm Luống Nọi (xã Ngọc Đào, huyện Hà Quảng) là địa phương duy nhất ở Cao Bằng còn lưu giữ và phát triển được nghề dệt thổ cẩm của người Tày. Có tới 48 năm trong nghề, Bà Nông Thị Thược là người dệt thổ cẩm dân tộc Tày đầu tiên ở Cao Bằng được phong tặng nghệ nhân làng nghề truyền thống.
VOV.VN - Xung phong lên “cắm bản”, giúp những đứa trẻ ở bản người Mông biết đọc biết viết, thầy giáo Hà Lô Tuấn được người dân quý mến, được các đảng viên ở bản Khuổi Hẩu (Mai Long, Nguyên Bình, Cao Bằng) tin tưởng bầu là Bí thư Chi bộ. Không phụ tấm lòng dân bản, thầy giáo Tuấn luôn phát huy vai trò một người đảng viên, đồng hành cùng đồng bào vượt khó vươn lên.
VOV.VN - Trong quan niệm của người Tày, người Nùng và một số dân tộc khác, cây mía tượng trưng cho sự sinh sôi mạnh mẽ, như nguồn nước vô tận mang lại sự sống cho cây cối, con người. Vì vậy, loại cây này thường được người Tày, người Nùng... sử dụng khi thực hành các nghi lễ tín ngưỡng với mong ước được thần linh, tổ tiên phù hộ, ban phúc.
VOV.VN - "Pay tái" - tức "Về ngoại" là một trong 2 cái tết quan trọng trong năm của đồng bào Tày, Nùng ở Lục Yên, Yên Bái. Đây là dịp để chàng rể cùng vợ tỏ lòng biết ơn, sự hiếu thảo với gia đình bên ngoại; đồng thời là dịp giáo dục, nhắc nhở con cháu luôn phải khắc ghi công ơn sinh thành, dưỡng dục của ông bà, cha mẹ dành cho mình.
VOV.VN - Tết cổ truyền ở mỗi địa phương, mỗi dân tộc đều có sự độc đáo, riêng có. Với người Tày ở huyện Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh, họ cũng có những phong tục, tập quán rất riêng, trong đó có món bánh chưng nhân cá làm vào dịp Tết Nguyên đán.
VOV.VN - Ngày xuân của người Tày ở vùng cao Bình Liêu (Quảng Ninh) là những ngày rét ngọt, người tất bật dán giấy đỏ lên cửa nhà, người quây quần gói "bánh chưng bố", "bánh chưng mẹ" hay xuống suối lấy nước... trong lời then tiếng tính mong tài lộc, bình an.
Múa chầu trong nghệ thuật diễn xướng then của người Tày tại xã Trọng Con, huyện Thạch An (Cao Bằng) có lịch sử lâu đời, không chỉ thể hiện những nét đẹp trong văn hoá ứng xử, nhân cách, mà còn là nơi hội tụ những giá trị văn hoá độc đáo, đặc sắc trong kho tàng di sản văn hoá truyền thống của người Tày.
VOV.VN - Từ bao đời nay, người Tày đã biết dùng lá cây rừng và những loại dược liệu tự nhiên làm thuốc chữa bệnh. Từ đầu làng, ngõ xóm cho đến những cánh rừng nguyên sinh, bà con đều có thể tìm được những cây thuốc, nhưng người Tày mỗi vùng lại có cách kết hợp để có những bài thuốc chữa bệnh khác nhau.
VOV.VN - Làng nghề dệt thổ cẩm Luống Nọi, xã Ngọc Đào, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng, một trong những điểm di sản văn hóa nằm trên tuyến phía Bắc Cao Bằng. Đây là điểm dừng chân để du khách hiểu thêm về văn hóa, lịch sử, tín ngưỡng và phong tục tập quán của người dân nơi đây.