Vụ phá di sản văn hóa: phép vua thua lệ làng?

(VOV) - Việc "làm mới" đình, chùa không chỉ vi phạm Luật Di sản, lãng phí tiền của mà còn phá hoại giá trị văn hóa vật thể của dân tộc.

Chỉ trong vòng nửa tháng, nhiều nhà nghiên cứu văn hóa, lịch sử cùng những người dân yêu mến di sản đã phải đứng ngồi không yên khi liên tiếp nghe thông tin 2 di tích văn hóa cấp quốc gia có tuổi đời gần nghìn năm bị xâm hại một cách trắng trợn. Điều đáng nói là, đây không phải những trường hợp cá biệt. Câu chuyện ứng xử, bảo vệ di sản của ông cha thế nào cho phải, một lần nữa lại được đặt ra.

Phóng viên VOV phỏng vấn TS Nguyễn Thế Hùng - Cục trưởng cục Di sản (Bộ Văn hóa thể thao và Du lịch) về vấn đề này.

Ý thức đình chùa của làng xã ăn sâu vào tiềm thức người dân

PV: Thưa TS Nguyễn Thế Hùng, ông nhìn nhận như thế nào về 2 vụ phá hoại di tích cấp quốc gia ở chùa Trăm Gian và đình Ngu Nhuế gây chấn động dư luận những ngày qua như thế nào?

TS Nguyễn Thế Hùng: Qua kiểm tra những di tích này, tôi muốn nói rõ sự vi phạm ở chùa Trăm Gian và đình Ngu Nhuế. Đình Ngu Nhuế đã ở một vị trí mới cách vị trí cũ chừng 30m. Tất cả cấu kiện kiến trúc của đình đã được bảo vệ và lắp ở chỗ mới. Đối với chùa Trăm Gian thì có 3 hạng mục đã dỡ xuống để tu bổ là nhà Tổ, gác Khánh và bậc thềm đá. Khi kiểm tra thì chúng tôi thấy là các hạng mục này đã hư hỏng nặng. Mặc dù ý định và mục đích của người dân và nhà chùa trong việc trùng tu này là tốt, tuy nhiên, nói gì thì nói, những việc làm như vậy mà không có sự đồng ý của các cơ quan chức năng là vi phạm pháp luật, cụ thể là Luật di sản văn hóa và các cơ quan chức năng đã vào cuộc kịp thời.

Chùa Trăm gian được tái tạo mới (Ảnh: Ngọc Thành)

PV: Việt Nam có được một hệ thống văn bản quy phạm pháp luật bảo vệ di sản văn hoá khá đầy đủ và được coi là quốc gia tích cực trong khu vực về bảo vệ di sản, vậy, tại sao lại vẫn xảy ra những sự việc đau lòng như trên và đây cũng không phải lần đầu?

TS Nguyễn Thế Hùng: Đúng là chúng ta đang sở hữu một hệ thống văn bản quy phạm rất tốt trong việc bảo vệ di tích. Thế nhưng, việc chấp hành pháp luật của chúng ta nghiêm hay không lại là chuyện khác. Ở đây, ý thức chấp hành pháp luật của người dân và các cơ quan chức năng không được tốt, đặc biệt là trong lĩnh vực tu bổ di tích. Như chúng ta đã biết di tích ngàn đời qua gắn với làng xã và khi chưa có Luật di sản thì nhân dân là người đứng lên xây dựng, tu bổ, tôn tạo di tích. Tuy nhiên, khi đã có Luật rồi thì hoặc là người dân không hiểu Luật, hoặc là ý thức đình chùa là của làng xã đã ăn sâu quá trong tiềm thức của họ nên mới xảy ra tình trạng tự phát trong việc tu bổ di tích như hiện nay.


TS Nguyễn Thế Hùng, Cục trưởng Cục Di sản Văn hóa
PV: Việc phân cấp cho địa phương quản lý di tích đã được đưa ra một thời gian, nhưng điều này dường như vẫn chưa thực sự hiệu quả. Trên thực tế, ở các địa phương, việc phân cấp vẫn chưa rõ ràng và di sản vẫn tiếp tục bị xâm hại, bộc lộ nhiều dấu hiệu bất ổn, thậm chí nhiều địa phương còn tự cho mình quyền quyết định vận mệnh của di tích. Quan điểm của ông về vấn đề này?

TS Nguyễn Thế Hùng: Nếu chúng ta hiểu địa phương là chính quyền cấp xã, cấp huyện thì không có bất kỳ văn bản nào giao cho chính quyền cấp xã, cấp huyện toàn diện di tích cả mà chỉ giao quản lý từng mặt thôi. Trong luật di sản đã nói rõ: Trách nhiệm về mặt chuyên môn là giao cho Bộ trưởng Bộ VHTT & DL, sau khi có thỏa thuận của Bộ trưởng thì chủ tịch UBND tỉnh, thành phố mới có quyền phê duyệt dự án bảo quản tu bổ di tích đó. Nên ở đây, chính quyền cấp xã, huyện không thể tự cho phép tu bổ di tích và không ai giao trách nhiệm đó cho cấp xã và cấp huyện. Tôi nghĩ vẫn xuất phát từ ý thức thực thi pháp luật chưa được tốt nên nếu chúng ta tuân thủ pháp luật thì sẽ không xảy ra những tình trạng như chùa Trăm Gian và đình Ngu Nhuế.

PV: Sau khi để xảy ra sự việc trên, ông phó chủ tịch UBND xã Tiên Phương, nơi quản lý di tích quốc gia chùa Trăm Gian nói rằng: Chưa hề biết Luật di sản là gì? Cũng không có bất kỳ văn bản nào từ cấp, ngành nào gửi về xã hướng dẫn việc bảo vệ di tích quốc gia ra sao? Và kể từ khi ông này lên giữ chức vụ đến nay thì cũng chưa hề được đi học bất kỳ 1 khóa tập huấn nào về di sản nào…”. Là người làm công tác quản lý di sản, những điều vừa rồi có làm ông có ngạc nhiên không?

TS Nguyễn Thế Hùng: Chúng ta ra đường thấy rất nhiều người lái xe ô tô, xe máy vi phạm giao thông và những người vi phạm có lẽ ai cũng nói là không hiểu luật. Đối với việc tập huấn để phổ biến Luật di sản văn hóa, đến vừa rồi chúng ta có sửa đổi Luật di sản văn hóa, mỗi khi quốc hội ban hành quy định về Luật di sản văn hóa thì các địa phương đã tập huấn rất tích cực. Như tôi được biết và tham gia rất nhiều các khóa tập huấn do Sở VHTT & DL Hà Tây và Hà Nội hiện nay tổ chức rất nhiều tới đối tượng là các lãnh đạo cấp cơ sở tới các cụ là những người trực tiếp bảo vệ di tích.

Tiến sĩ Nguyễn Thế Hùng- Cục trưởng Cục Di sản văn hóa phát biểu tại Hội nghị Tập huấn ngành Di sản Văn hóa năm 2011 (Ảnh: Bộ VHTT & DL)

Xuống cấp trầm trọng nên tự ý trùng tu

PV: Một trong những nguyên nhân khiến người dân tự ý trùng tu di sản theo ý họ như ở chùa Trăm Gian và đình Ngu Nhuế là việc các di tích này đã xuống cấp quá lâu, trong khi các cơ quan chức năng đều nói rằng chưa có kinh phí. Là cơ quan đầu ngành trong việc quản lý di sản, vậy trách nhiệm của Cục như thế nào khi để các di sản quốc gia rơi tình trạng xuống cấp và hư hỏng nặng mà không xử lý kịp thời khiến nhiều di tích bị xâm hại?

TS Nguyễn Thế Hùng: Di tích Việt Nam hầu hết đều làm bằng gỗ tồn tại trong môi trường nóng ẩm. Gần như là thế kỷ 20 chúng ta không có điều kiện tu bổ di tích nên di tích xuống cấp. Chúng ta cũng biết thêm là di tích đình chùa vốn là thuộc làng xã và trước đây là làng xã chịu trách nhiệm tu bổ di tích. Rất ít di tích nhận được sự hỗ trợ của nhà nước. Trong 20 năm trở lại đây, Nhà nước đã quan tâm tu bổ rất nhiều nhưng khả năng cũng có hạn, chỉ chống xuống cấp được một phần các di tích đang yêu cầu có tu bổ tôn tạo. Trong quá trình kiểm tra và tìm hiểu ở các địa phương thì lãnh đạo Bộ VHTT & DL và Cục Di sản văn hóa thì chúng tôi cũng đề nghị địa phương tăng thêm đầu tư từ ngân sách địa phương cho công tác tu bổ di tích.

PV: Luật di sản của chúng ta đã có, nhưng dường như việc thực thi vẫn chưa tạo được sức răn đe đủ mạnh. Theo thông tin và chúng tôi được biết thì những cá nhân và tập thể thờ ơ, tắc trách với di tích chùa Trăm Gian đã nhận về mình hình thức “cảnh cáo”. Ông có đánh giá gì về mức hình phạt này?

TS Nguyễn Thế Hùng: Hiện nay, Hà Nội đang giao cho Sở VHTT & DL thanh tra và kết luận tới trách nhiệm của những tổ chức và cá nhân có liên quan tới vi phạm tại Chùa Trăm Gian. Chúng ta có quy định khá chặt chẽ về vi phạm trong lĩnh vực tu bổ di tích, quy định trong luật dân sự, quy định trong xử phạt hành chính và với chúng ta, những người làm việc trong cơ quan nhà nước còn có quy định về công chức viên chức. Tuy nhiên, chúng tôi cũng muốn nói tới vấn đề là: việc vi phạm chùa Trăm Gian ở 3 hạng mục là nhà Tổ, gác Khánh, bậc lên xuống, còn lại những hạng mục quan trọng nhất nhà tháp Chuông thì vẫn nguyên vẹn.

Hội đồng tư vấn phục hồi nguyên trạng nhà Tổ và gác Khánh làm việc tại chùa Trăm Gian sáng 12/9 (Ảnh: Ngọc Thành)

PV: Liệu chúng ta có nên nghĩ tới một hình thức xử lý thật nghiêm khắc, như áp dụng Luật hình sự để ngăn chặn những việc này không, thưa ông?

TS Nguyễn Thế Hùng: Trong soạn thảo quy định về vi phạm trong hành vi vi phạm thì đều tăng lên rất nhiều. Chúng tôi sẽ kiến nghị sẽ có hình thức xử lý kiên quyết đối với những trường hợp này.

Nếu trường hợp nào vi phạm vào quy định của Luật hình sự thì các cơ quan trách nhiệm sẽ xử lý, nhưng còn việc di tích xuống cấp, nhân dân và trụ trì ở địa phương muốn tu sửa di tích chứ không phải phá di tích, chiếm đoạt di tích làm của riêng thì sẽ xử lý khác. Ở đình Ngu Nhuế cũng vậy, một bộ phận nhân dân mong muốn di dời vào 1 vị trí mới khang trang hơn, đẹp hơn chứ không phải hủy hoại ngôi đình đó vì mục đích cá nhân.

PV: Nhiều người lo lắng về việc có một thị trường buôn ván cổ vật đằng sau sự việc phá đình chùa, ông nghĩ sao?

TS Nguyễn Thế Hùng: Cũng có nhiều người nói về thị trường buôn bán cổ vật ngầm và chúng tôi cũng sẽ đề nghị cơ quan có chức năng tiếp tục điều tra và xử lý đối với những việc buôn bán cổ vật. Từ trước tới nay chúng ta cũng đã thu giữ nhiều cổ vật từ các cơ quan công an, cảnh sát giao lại cho ngành Văn hóa.

PV: Xin cảm ơn ông./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Phục hồi chùa Trăm Gian: “Phải giữ tiếng nói của Tổ tiên”
Phục hồi chùa Trăm Gian: “Phải giữ tiếng nói của Tổ tiên”

(VOV) - Theo GS.TS Trần Lâm Biền, phải cố gắng giữ lại những viên đá, hoa văn cũ, vì người xưa đã gửi biết bao tình cảm trong đó.

Phục hồi chùa Trăm Gian: “Phải giữ tiếng nói của Tổ tiên”

Phục hồi chùa Trăm Gian: “Phải giữ tiếng nói của Tổ tiên”

(VOV) - Theo GS.TS Trần Lâm Biền, phải cố gắng giữ lại những viên đá, hoa văn cũ, vì người xưa đã gửi biết bao tình cảm trong đó.

Phá di sản văn hóa, ai chịu nhận trách nhiệm?
Phá di sản văn hóa, ai chịu nhận trách nhiệm?

(VOV) - Đình Ngu Nhuế, chùa Trăm Gian bị dỡ bỏ và xây mới nhưng khi xét trách nhiệm thuộc về ai thì lại...rất khó quy kết! 

Phá di sản văn hóa, ai chịu nhận trách nhiệm?

Phá di sản văn hóa, ai chịu nhận trách nhiệm?

(VOV) - Đình Ngu Nhuế, chùa Trăm Gian bị dỡ bỏ và xây mới nhưng khi xét trách nhiệm thuộc về ai thì lại...rất khó quy kết! 

Kỷ luật lãnh đạo xã Tiên Phương về việc chùa Trăm Gian
Kỷ luật lãnh đạo xã Tiên Phương về việc chùa Trăm Gian

(VOV) - Chiều nay (12/9), huyện Chương Mỹ (Hà Nội) tổ chức họp kiểm điểm tập thể và cá nhận liên quan đến vi phạm chùa Trăm Gian.

Kỷ luật lãnh đạo xã Tiên Phương về việc chùa Trăm Gian

Kỷ luật lãnh đạo xã Tiên Phương về việc chùa Trăm Gian

(VOV) - Chiều nay (12/9), huyện Chương Mỹ (Hà Nội) tổ chức họp kiểm điểm tập thể và cá nhận liên quan đến vi phạm chùa Trăm Gian.

Vụ vi phạm tại chùa Trăm Gian: Mức phạt cao nhất là cảnh cáo
Vụ vi phạm tại chùa Trăm Gian: Mức phạt cao nhất là cảnh cáo

Đối với Ni sư Thích Đàm Khoa, UBND huyện có văn bản báo cáo các cơ quan chức năng làm rõ sai phạm và xử lý theo quy định của pháp luật.

Vụ vi phạm tại chùa Trăm Gian: Mức phạt cao nhất là cảnh cáo

Vụ vi phạm tại chùa Trăm Gian: Mức phạt cao nhất là cảnh cáo

Đối với Ni sư Thích Đàm Khoa, UBND huyện có văn bản báo cáo các cơ quan chức năng làm rõ sai phạm và xử lý theo quy định của pháp luật.