Gần 80 năm sau vụ thử nghiệm đầu tiên, Mỹ nối lại tham vọng đưa UAV lên tàu sân bay

VOV.VN - Hải quân Mỹ đang nỗ lực đưa máy bay không người lái (UAV) vào các phi đội trên tàu sân bay.

Các quan chức của lực lượng này cho biết, họ đang hướng tới mục tiêu đưa UAV trở thành phương tiện chính, có thể chiếm tới 60% số phi đội trên tàu sân bay, một mức tăng đáng kể so với mục tiêu 40% đề ra trước đây.

Dẫn đầu trong nỗ lực này là UAV MQ-25 Stingray của Boeing và máy bay không người lái tiếp nhiên liệu trên không mà các quan chức Hải quân cho biết có thể đảm nhận những vai trò mới chẳng hạn như thu thập thông tin tình báo. MQ-25 Stingray dự kiến sẽ được triển khai trên tàu sân bay vào năm 2026 và phục vụ cho lực lượng hải quân. Dẫu vậy đây không phải là UAV đầu tiên mà Mỹ vận hành trên tàu sân bay. Máy bay không người lái đầu tiên mà Mỹ triển khai là TDN-1. UAV này đã cất cánh từ một tàu sân bay vào ngày 10/8/1943.

Vụ thử nghiệm đầu tiên

Việc chế tạo máy bay không người lái không phải khái niệm mới trong những năm 1940. Hải quân Mỹ đã sử dụng các con tàu mục tiêu được điều khiển bằng vô tuyến điện để diễn tập bắn phá và ném bom trong hơn 1 thập kỷ. Với sự phát triển của công nghệ vô tuyến điện và radio, máy bay không người lái đã nhanh chóng ra đời.

UAV TDN-1 do Nhà máy Máy bay Hải quân (NAF) thiết kế. NAF là một doanh nghiệp thuộc sở hữu của Hải quân Mỹ, được thành lập trong Thế chiến thứ nhất chuyên sản xuất máy bay dành cho quân đội.

Vào tháng 1/1942, ngay sau khi Mỹ chính thức bước vào Thế chiến 2, NAF được giao nhiệm vụ chế tạo một máy bay không người lái có thể mang bom, ngư lôi và hoạt động trên tàu sân bay. Một tháng sau, thiết kế của NAF đã được phê duyệt để đưa vào sản xuất.

UAV TDN-1 dài hơn 11m, có sải cánh dài 14,6m, được điều khiển từ một trạm kiểm soát trên mặt đất hoặc từ một máy bay khác bay gần đó (Máy bay bay cùng này có thể điều khiển cùng lúc nhiều chiếc TDN-1). TDN-1 cũng có buồng lái để phi công có thể sử dụng trong trường hợp cần thiết.

Thân máy bay chủ yếu được làm từ gỗ. Nó có một máy ảnh gắn ở mũi và một thiết bị điều khiển vô tuyến điện trong khoang thân máy bay phía sau buồng lái. TDN-1 có thể mang một quả bom gần 100kg, ngư lôi hoặc hai quả bom nhỏ hơn.

Hải quân Mỹ đã đặt hàng 100 chiếc TDN-1, gọi là “máy bay không người lái tấn công” vào tháng 3/1942. Vào ngày 10/8/1943, 3 chiếc TDN-1 đã làm nên lịch sử khi chúng cất cánh từ tàu sân bay huấn luyện USS Sable ở Hồ Michigan. Chiếc máy bay đầu tiên cất cánh với đường bay dốc hơn bình thường, chiếc thứ 2 bị chòng chành và lao xuống nước, nhưng chiếc thứ 3 đã cất cánh thành công. UAV đầu tiên và thứ 3 có thể hạ cánh xuống một căn cứ gần đó.

Vào ngày 31/10/1944, 6 chiếc TDN-1 của lực lượng đặc nhiệm Mỹ tiếp tục làm nên lịch sử khi chúng thực hiện chuyến bay từ tàu sân bay hộ tống USS Charger. Nhưng từ thời điểm đó, Mỹ đã dừng triển khai TDN-1 trên tàu sân bay. Công nghệ chế tạo máy bay không người lái này quá đắt đỏ và phức tạp vì thế không thể đưa nó vào sản xuất hàng loạt. Dự án cuối cùng đã bị hủy bỏ. Những chiếc TDN-1 còn lại sau đó được sử dụng làm máy bay không người lái mục tiêu – sử dụng để huấn luyện các đơn vị phòng không.

UAV MQ-25 Stingray

Gần 8 thập kỷ sau, Hải quân Mỹ một lần nữa cố gắng tích hợp UAV cánh cố định vào các phi đội trên tàu sân bay của lực lượng này.

Với hình dáng giống như cá đuối, MQ-25 được thiết kế để tiếp nhiên liệu cho một loạt tiêm kích, bao gồm Boeing F /A-18 Super Hornet, BoeingEA-18G Growler và Lockheed Martin F-35C. UAV này có thể mang gần 7 tấn nhiên liệu, với tầm hoạt động khoảng 800km, cho phép hỗ trợ các máy bay kể trên mở rộng phạm vi hoạt động.

UAV MQ-25 đã chứng tỏ khả năng tiếp nhiên liệu một cách hiệu quả, tiến hành các cuộc thử nghiệm phối hợp có người lái và không người lái, trải qua các bài kiểm tra, xử lý kỹ thuật trên tàu sân bay USS George H.W. Bush, mặc dù nó vẫn chưa hạ cánh hoặc cất cánh từ tàu sân bay.

Vào tháng 9, Boeing thông báo rằng MQ-25 và trạm kiểm soát mặt đất của UAV này đã chứng tỏ khả năng phối hợp với máy bay chiến đấu F /A-18, máy bay tuần tra hàng hải P-8A, máy bay chỉ huy và kiểm soát E-2D để thực hiện nhiệm vụ giám sát trong một cuộc diễn tập trực tuyến vào mùa Xuân.

Các cuộc thử nghiệm của MQ-25 cũng giúp Hải quân Mỹ hiểu cách thức các UAV trong tương lai sẽ hoạt động cùng với máy bay chiến đấu và triển khai trên tàu sân bay./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Tổ hợp phòng không Nga OSA 9K33: “Sát thủ” diệt UAV trên chiến trường
Tổ hợp phòng không Nga OSA 9K33: “Sát thủ” diệt UAV trên chiến trường

VOV.VN - Trong quân đội Nga, tổ hợp tên lửa phòng không OSA 9K33 được sử dụng ở tuyến đầu nhằm bảo vệ quân đội và các thành phố của Nga trước các cuộc không kích của lực lượng vũ trang Ukraine.

Tổ hợp phòng không Nga OSA 9K33: “Sát thủ” diệt UAV trên chiến trường

Tổ hợp phòng không Nga OSA 9K33: “Sát thủ” diệt UAV trên chiến trường

VOV.VN - Trong quân đội Nga, tổ hợp tên lửa phòng không OSA 9K33 được sử dụng ở tuyến đầu nhằm bảo vệ quân đội và các thành phố của Nga trước các cuộc không kích của lực lượng vũ trang Ukraine.

Nga phát triển UAV chiến đấu dựa trên tiêm kích “độc nhất vô nhị” Su-47
Nga phát triển UAV chiến đấu dựa trên tiêm kích “độc nhất vô nhị” Su-47

VOV.VN - Nga đang có kế hoạch chế tạo một dòng UAV hoạt động trên tàu sân bay dựa trên nguyên mẫu tiêm kích nổi tiếng thời Liên Xô Su-47 "Berkut" hay còn gọi là “Đại bàng vàng cánh ngược”.

Nga phát triển UAV chiến đấu dựa trên tiêm kích “độc nhất vô nhị” Su-47

Nga phát triển UAV chiến đấu dựa trên tiêm kích “độc nhất vô nhị” Su-47

VOV.VN - Nga đang có kế hoạch chế tạo một dòng UAV hoạt động trên tàu sân bay dựa trên nguyên mẫu tiêm kích nổi tiếng thời Liên Xô Su-47 "Berkut" hay còn gọi là “Đại bàng vàng cánh ngược”.

Ukraine tìm cách đối phó với UAV Shahed-136 của Nga trên chiến trường
Ukraine tìm cách đối phó với UAV Shahed-136 của Nga trên chiến trường

VOV.VN - Tờ Forbes của Mỹ cho biết, sau 6 tháng giao tranh, Nga cuối cùng đã triển khai một loại vũ khí gây ra nhiều thách thức đối với Ukraine trên chiến trường, buộc Kiev phải tìm kiếm các biện pháp khẩn cấp để đối phó.   

Ukraine tìm cách đối phó với UAV Shahed-136 của Nga trên chiến trường

Ukraine tìm cách đối phó với UAV Shahed-136 của Nga trên chiến trường

VOV.VN - Tờ Forbes của Mỹ cho biết, sau 6 tháng giao tranh, Nga cuối cùng đã triển khai một loại vũ khí gây ra nhiều thách thức đối với Ukraine trên chiến trường, buộc Kiev phải tìm kiếm các biện pháp khẩn cấp để đối phó.