Khủng hoảng môi trường ở Trung Quốc

VOV.VN - Cuộc khủng hoảng môi trường đã làm giảm sự phát triển của đất nước và hình ảnh Trung Quốc trong mắt bạn bè quốc tế.

Cuộc khủng hoảng môi trường của Trung Quốc là một trong thách thức lớn nhất xuất phát từ nền công nghiệp hóa nhanh chóng của đất nước này. Trung Quốc là quốc gia có lượng khí thải carbon lớn nhất thế giới. Trung Quốc có tới 16 trong 20 thành phố ô nhiễm nhất trên thế giới.

Tuổi thọ trung bình của người dân ở miền Bắc Trung Quốc đã giảm đi 5,5 năm do môi trường bị ô nhiễm. Theo Ngân hàng Thế giới, suy thoái môi trường ở Trung Quốc đã làm suy giảm đi 9% tổng thu nhập quốc gia năm 2008, đồng nghĩa với việc làm giảm sự phát triển của đất nước và hình ảnh Trung Quốc trong mắt bạn bè quốc tế. 

 

Khủng hoảng môi trường là vấn đề lớn ở Trung Quốc (ảnh: Reuters)

Tăng trưởng nóng-gốc rễ môi trường bị tàn phá

Báo Economy cho biết, cú nhảy vọt của nền kinh tế Trung Quốc kéo theo sự tàn phá tài nguyên đất nước- đây chính là gốc rễ của cuộc khủng hoảng môi trường ở nước này kéo dài trong nhiều năm qua. Tờ báo này cũng nhận định, khủng hoảng môi trường hiện nay của Trung Quốc không chỉ là kết quả của chính sách mà còn do thái độ, lối tiếp cận, thể chế đã ăn sâu vào tư tưởng của người Trung Quốc từ xa xưa.

Công cuộc hiện đại hóa của Trung Quốc đã đưa hàng trăm triệu người dân thoát khỏi đói nghèo. Tuy nhiên, các chuyên gia chỉ ra rằng tốc độ tăng trưởng kinh tế Trung Quốc cũng tỷ lệ thuận với tốc độ tàn phá môi trường lớn hơn nhiều so với bất kỳ quốc gia nào khác.

Mức tiêu thụ năng lượng của Trung Quốc đã tăng lên khoảng 130% trong giai đoạn 2000-2010. Tháng 1/2013, Bắc Kinh đối mặt với hiện tượng khói bụi nhiều ngày. Hiện tượng này người dân gọi là hiện tượng airpocalypse.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới, nồng độ khí độc hại trong lớp sương khói bao phủ Bắc Kinh đã vượt xa mức trong giới hạn an toàn. Cuối năm đó, ô nhiễm đã khiến tầm nhìn ở thành phố Cáp Nhĩ Tân, tỉnh Hắc Long Giang giảm xuống dưới 50m.

Than đá là thủ phạm chính khiến chất lượng không khí xuống thấp. Trung Quốc là nước sản xuất than lớn nhất thế giới và chiếm gần một nửa số lượng than tiêu thụ trên toàn cầu. Than đá cũng là nguồn gốc của khí thải sulfur dioxide.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia, cạn kiệt nước và tài nguyên khoáng sản mới là mối đe dọa lớn nhất của đất nước này. Sử dụng quá mức tài nguyên đã khiến ngành sản xuất bị thiếu hụt nghiêm trọng; khoảng 2/3 các thành phố của Trung Quốc không có đủ nước sạch để dùng. Các nguồn nước lớn của Trung Quốc cũng đã bị ô nhiễm vì chất thải không được kiểm soát chặt chẽ trước khi đổ ra sông suối; trong năm 2005, một nhà máy bị nổ đã làm rò rỉ 100 tấn hóa chất độc hại vào sông Tùng Hoa.

Việc loại bỏ chất thải và xử lý chưa thích hợp đã làm trầm trọng thêm vấn đề ô nhiễm môi trường. Gần 90% lượng nước ngầm ở các thành phố và 70% của các con sông và hồ của Trung Quốc hiện đang bị ô nhiễm.

Bên cạnh đó, tập quán canh tác cẩu thả đã biến đất canh tác của Trung Quốc thành sa mạc. Khoảng 400 triệu người Trung Quốc đang bị ảnh hưởng bởi sa mạc hóa. Theo số liệu của Chính quyền Trung Quốc và Ngân hàng Thế giới, ước tính chi phí tổng thể gây ra bởi sự khan hiếm nước liên quan đến ô nhiễm môi trường là khoảng 147 tỷ nhân dân tệ (chiếm khoảng 1% GDP Trung Quốc).

Trả giá đắt…

Khủng hoảng môi trường ở Trung Quốc đặt ra một mối đe dọa nghiêm trọng đối với sự tăng trưởng kinh tế. Theo số liệu gần đây nhất của Ngân hàng Thế giới, thiệt hại do ô nhiễm nguồn nước gây ra chiếm khoảng 9% GNI (Tổng thu nhập quốc gia)"

Thêm vào đó, Bộ Bảo vệ Môi trường Trung Quốc cũng ước tính chi phí chung cho ô nhiễm môi trường ở mức khoảng 1.500 tỷ Nhân dân tệ (chiếm khoảng 3,5% GDP của đất nước) theo số liệu năm 2010.

Khủng hoảng môi trường khiến Trung Quốc phải trả giá đắt. Bên cạnh thiệt hại lớn về kinh tế mà cuộc khủng hoảng này mang lại, Trung Quốc phải chịu thiệt hại về con người.  

Ô nhiễm không khí cũng đã khiến 1,2 triệu người dân Trung Quốc chết sớm trong năm 2010. Cuối năm 2013, 1 cô bé 8 tuổi ở tỉnh Giang Tô đã trở thành bệnh nhân ung thư phổi trẻ nhất của Trung Quốc vì ô nhiễm không khí.

Nghiên cứu dịch tễ tiến hành từ những năm 1980 ở miền Bắc Trung Quốc cũng đã chỉ ra rằng không khí ở thành thị Trung Quốc gây ra những biến chứng sức khỏe nghiêm trọng như: bệnh về hô hấp, tim mạch, mạch máu não. Tình trạng ô nhiễm gia tăng kéo theo sự gia tăng các bệnh cấp và mãn tính. Những con số cho thấy khoảng 11% bệnh nhân mắc bệnh ung thư hệ tiêu hóa ở Trung Quốc có thể xuất phát từ việc dùng nguồn nước uống không an toàn.

Bên cạnh đó, các cuộc biểu tình đã tăng lên nhanh chóng khi người dân nhận thức được các mối đe dọa về sức khỏe lên chính bản thân và gia đình. Trong tháng 10/2012, các cuộc biểu tình chống lại việc mở rộng nhà máy hóa dầu tại thành phố Ninh Ba đã buộc Chính quyền phải đình chỉ dự án.

Vài tháng sau, ở tỉnh Sơn Tây, 1 nhà máy đổ 39 tấn hóa chất độc hại vào nguồn nước địa phương đã phải hứng chịu sự giận giữ trong dư luận. Tháng 5/2013, hàng ngàn người biểu tình tập trung tại thành phố Côn Minh để phản đối việc xây dựng một nhà máy hóa chất gần đó, nơi sẽ tạo ra nửa triệu tấn hóa chất gây ung thư.

Mặt khác, vị thế trên quốc tế của Trung Quốc cũng đã giảm đi ít nhiều vì ô nhiễm môi trường. Nước láng giềng của Trung Quốc, bao gồm cả Nhật Bản và Hàn Quốc, cũng đã bày tỏ lo ngại về mưa axit và sương khói ảnh hưởng đến người dân bản xứ của họ. Tháng 5/2013, các Chính quyền của 3 nước trên đã thống nhất thêm vấn đề ô nhiễm vào danh sách các vấn đề trong khu vực. Trung Quốc cũng thường xuyên phải chịu sự quan tâm chặt chẽ từ các lực lượng truyền thông trên khắp thế giới. Chủ đề môi trường ở Trung Quốc liên tục được nhắc đi nhắc lại ở nhiều hội thảo, hội nghị.

Những mục tiêu giảm ô nhiễm môi trường

Chính phủ Trung Quốc đã vạch ra các sáng kiến ​​môi trường đầy tham vọng trong kế hoạch năm năm gần đây. Trong tháng 12/2013, Ủy ban Cải cách Quốc gia của Trung Quốc, cơ quan hoạch định kinh tế hàng đầu của đất nước, ban hành bản kế hoạch chi tiết đầu tiên về biến đổi khí hậu, phác thảo một danh sách đầy đủ các mục tiêu về môi trường vào năm 2020.

Kể từ tháng 1/2014, Chính quyền Trung ương đã yêu cầu 15.000 nhà máy, bao gồm cả doanh nghiệp lớn của nhà nước, công khai báo cáo số liệu thực về lượng khí thải và nước thải. Chính phủ cũng đã cam kết sẽ dành 275 tỷ USD trong năm năm tiếp theo để làm sạch không khí. Gần đây, cơ quan lập pháp của Trung Quốc đã sửa đổi bộ luật bảo vệ môi trường, thêm vào luật những hình phạt nghiêm khắc hơn đối với các công ty, cá nhân gây ô nhiễm.

Trung Quốc cũng là 1 trong những nhà đầu tư lớn nhất trong lĩnh vực năng lượng tái tạo; mức chi phí tổng tổng cộng lên tới 1.800 tỷ Nhân dân tệ ( khoảng 300 tỷ USD) trong năm năm kể năm 2015 như một phần trong lời cam kết cắt giảm nồng độ khí carbon. Trung tâm Turner Wilson cho biết, Trung Quốc cũng đang tiếp cận và hợp tác với các công ty quốc tế khác để cùng nhau tạo ra các công nghệ xanh dành cho môi trường.

Trung Quốc sẽ thực hiện được những mục tiêu đầy tham vọng này đến đâu là câu hỏi chưa có lời đáp. Nhưng sự quan tâm của toàn thế giới nói chung và sự quan tâm của Chính quyền hiện tại nói riêng có lẽ sẽ khiến chúng ta có thể tạm an tâm và hy vọng về một tương lai xanh, sạch đẹp hơn./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Nổ ống dẫn dầu ở Trung Quốc gây ô nhiễm môi trường biển
Nổ ống dẫn dầu ở Trung Quốc gây ô nhiễm môi trường biển

Vụ nổ ống dẫn dầu tại một cảng dầu khí ở Đại Liên ngày 16/7 vừa qua đã làm một lượng lớn dầu tràn xuống biển, gây ô nhiễm môi trường biển nghiêm trọng.

Nổ ống dẫn dầu ở Trung Quốc gây ô nhiễm môi trường biển

Nổ ống dẫn dầu ở Trung Quốc gây ô nhiễm môi trường biển

Vụ nổ ống dẫn dầu tại một cảng dầu khí ở Đại Liên ngày 16/7 vừa qua đã làm một lượng lớn dầu tràn xuống biển, gây ô nhiễm môi trường biển nghiêm trọng.

Trung Quốc ra lệnh đóng cửa các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường
Trung Quốc ra lệnh đóng cửa các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường

Các doanh nghiệp có trong danh sách phải thực hiện ngay quyết định này, muộn nhất phải hoàn thành vào cuối tháng 9/2010

Trung Quốc ra lệnh đóng cửa các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường

Trung Quốc ra lệnh đóng cửa các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường

Các doanh nghiệp có trong danh sách phải thực hiện ngay quyết định này, muộn nhất phải hoàn thành vào cuối tháng 9/2010

Trung Quốc: Tập đoàn dược phẩm gây ô nhiễm môi trường
Trung Quốc: Tập đoàn dược phẩm gây ô nhiễm môi trường

Nhà máy sản xuất thuốc kháng sinh đã xả thải cao hơn 20 lần mức cho phép trong khi hệ thống xử lý lại không đạt yêu cầu.

Trung Quốc: Tập đoàn dược phẩm gây ô nhiễm môi trường

Trung Quốc: Tập đoàn dược phẩm gây ô nhiễm môi trường

Nhà máy sản xuất thuốc kháng sinh đã xả thải cao hơn 20 lần mức cho phép trong khi hệ thống xử lý lại không đạt yêu cầu.

New Zealand: Tàu Rena bị vỡ đôi, gây ô nhiễm môi trường
New Zealand: Tàu Rena bị vỡ đôi, gây ô nhiễm môi trường

Tính đến nay, có khoảng 350 tấn dầu từ con tàu này tràn ra biển và gây ô nhiễm nặng nề bãi biển

New Zealand: Tàu Rena bị vỡ đôi, gây ô nhiễm môi trường

New Zealand: Tàu Rena bị vỡ đôi, gây ô nhiễm môi trường

Tính đến nay, có khoảng 350 tấn dầu từ con tàu này tràn ra biển và gây ô nhiễm nặng nề bãi biển

Nhật -Trung phối hợp kiểm soát ô nhiễm môi trường
Nhật -Trung phối hợp kiểm soát ô nhiễm môi trường

(VOV) - Nhật Bản sẽ chia sẻ kinh nghiệm và công nghệ kiểm soát môi trường cho Trung Quốc.

Nhật -Trung phối hợp kiểm soát ô nhiễm môi trường

Nhật -Trung phối hợp kiểm soát ô nhiễm môi trường

(VOV) - Nhật Bản sẽ chia sẻ kinh nghiệm và công nghệ kiểm soát môi trường cho Trung Quốc.