Lệnh cấm vận dầu mỏ Nga tác động ra sao tới thế giới?

VOV.VN - Khả năng Mỹ cấm nhập khẩu dầu mỏ của Nga đã khiến giá dầu thô Brent tăng lên mức gần 140USD/thùng, mức cao nhất kể từ năm 2008.

Nga là nhà sản xuất và xuất khẩu dầu thô hàng đầu thế giới, với sản lượng khoảng 7 triệu thùng/ngày, chiếm 7% nguồn cung toàn cầu. Nếu lệnh cấm nhập khẩu dầu mỏ Nga được thực hiện, đây sẽ là động thái chưa từng có tiền lệ, khiến giá cả nhiều mặt hàng tăng chóng mặt, đồng thời có nguy cơ tạo ra cú sốc lạm phát.

Giá cả tăng cao kỷ lục

Chính phủ các nước phương Tây vẫn chưa trực tiếp trừng phạt lĩnh vực năng lượng của Nga, nhưng nhiều khách hàng đã tìm cách dừng mua dầu mỏ của Nga để tránh vướng vào những rắc rối pháp lý sau này.

JP Morgan dự báo giá dầu có thể lên mức kỷ lục 185USD/thùng vào cuối năm 2022 nếu xuất khẩu dầu mỏ của Nga bị gián đoạn nhiều tháng.

Lần gần đây nhất dầu mỏ ở mức giá trên 100 USD là năm 2014 và các mức giá trong ngày 7/3 cũng cách không quá xa mức đỉnh trên 147USD vào tháng 7/2008. Tuy nhiên, giá dầu hiện nay đang leo dốc so với cách đây 2 năm, khi nhu cầu giảm do dịch Covid-19 khiến một thùng dầu thô Tây Texas có giá dưới 0 USD.

“Một cuộc chiến kéo dài gây gián đoạn nguồn cung hàng hóa trên diện rộng có thể khiến dầu thô Brent vượt mốc 150 USD/thùng”, ông Giovanni Staunovo, nhà phân tích hàng hóa tại ngân hàng UBS cho biết.

Cú sốc lạm phát

Với giá khí đốt tự nhiên đã lên tới mức cao nhất từ trước tới nay, chi phí năng lượng tăng cao dự báo sẽ khiến lạm phát ở mức trên 7% ở cả 2 bờ Đại Tây Dương trong những tháng tới và tác động rõ rệt tới sức mua của các hộ gia đình.

Theo quy luật thông thường, giá dầu theo đồng euro cứ tăng 10% sẽ làm tăng lạm phát của khu vực đồng tiền chung châu Âu thêm 0,1-0,2 điểm phần trăm. Kể từ ngày 1/1/2022, giá dầu thô Brent tăng khoảng 80% tính theo đồng euro.

Còn ở Mỹ, giá dầu tăng thêm 10USD/thùng sẽ làm lạm phát tăng 0,2 điểm phần trăm.

Không chỉ là nhà cung cấp dầu mỏ và khí đốt lớn trên thế giới, Nga còn là nhà xuất khẩu ngũ cốc và phân bón lớn nhất thế giới, nhà sản xuất paladi, nickel, than đá và thép hàng đầu thế giới. Việc loại nền kinh tế Nga khỏi hệ thống thương mại sẽ tác động tới nhiều ngành công nghiệp và làm gia tăng mối đe dọa đối với an ninh lương thực toàn cầu.

Làm chậm đà phục hồi kinh tế sau đại dịch Covid-19

Một lệnh cấm vận đối với dầu mỏ Nga cũng sẽ làm chậm lại đà phục hồi kinh tế sau đại dịch Covid-19.

Các tính toán sơ bộ của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) cho thấy, chiến tranh có thể khiến tốc độ tăng trưởng của Khu vực đồng euro giảm 0,3-0,4 điểm phần trăm trong năm nay, thậm chí có thể 1 điểm phần trăm nếu tình hình xấu hơn.

Ở Mỹ, Cục dự trữ liên bang (FED) ước tính, giá dầu tăng thêm 10 USD/thùng sẽ làm tốc độ tăng trưởng giảm 0,1 điểm phần trăm, mặc dù các nhà dự báo tư nhân cho rằng tác động này sẽ nhẹ hơn.

Do tác động của lạm phát khá lớn, Chủ tịch FED Jerome Powell nói rằng, cần phải nâng các tỷ lệ lãi suất trong tháng này. Điều này sẽ làm gia tăng sức ép đối với những người đi vay.

Ở Nga, thiệt hại dự kiến nghiêm trọng hơn và tức thì hơn. JP Morgan ước tính, nền kinh tế Nga sẽ suy giảm 12,5%.

Giải pháp thay thế?

Các cuộc đàm phán nhằm gỡ bỏ trừng phạt quốc tế đối với Iran đang trong giai đoạn tiến triển và giá dầu cao dự kiến sẽ kích thích đầu tư vào dầu đá phiến của Mỹ. Tuy nhiên, các nguồn cung này sẽ khó có thể kịp thời thay thế sản lượng của Nga.

“Tác động của nguồn cung tiềm năng quá lớn nên không có cách nào để thay thế nhanh chóng trong trung hạn”, Alex Collins, nhà phân tích cấp cao của công ty tại BlueBay Asset Management cho biết.

Sự bế tắc giữa Nga và phương Tây có thể củng cố mối quan hệ giữa Moscow và Bắc Kinh, nhưng cơ sở hạ tầng năng lượng giữa hai nước còn hạn chế.

Ông Kaho Yu, nhà phân tích về châu Á của Công ty tư vấn rủi ro Verisk Maplecroft cho biết: “Mặc dù việc Nga xoay trục sang phía Đông đã thúc đẩy mạnh hợp tác khí đốt với Trung Quốc, nhưng cơ sở hạ tầng vẫn chưa phát triển như với với các thị trường châu Âu.

Theo ông Wolfgang Ketter, giáo sư tại Trường Rotterdam về Quản lý thuộc Đại học Eramus của Hà Lan, năng lượng tái tạo có thể được thúc đẩy trong trung và dài hạn khi các quốc gia phương Tây tìm cách loại bỏ năng lượng của Nga.

“Chúng ta nên dùng các khoản trợ cấp mà hiện dành cho khí đốt tự nhiên, than đá và dầu mỏ và chuyển sang sản xuất năng lượng tái tạo. Bất cứ giải pháp nào dẫn tới an ninh năng lượng lâu dài đều xuất phát từ việc giảm sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch”, ông Ketter cho biết./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Tổng thống Mỹ và lãnh đạo các nước châu Âu khẳng định ủng hộ gia tăng trừng phạt Nga
Tổng thống Mỹ và lãnh đạo các nước châu Âu khẳng định ủng hộ gia tăng trừng phạt Nga

VOV.VN - Tổng thống Mỹ Joe Biden ngày 7/3 đã điện đàm với Tổng thống Pháp, Thủ tướng Đức và Thủ tướng Anh. Lãnh đạo các nước đã khẳng định ủng hộ gia tăng trừng phạt Nga.

Tổng thống Mỹ và lãnh đạo các nước châu Âu khẳng định ủng hộ gia tăng trừng phạt Nga

Tổng thống Mỹ và lãnh đạo các nước châu Âu khẳng định ủng hộ gia tăng trừng phạt Nga

VOV.VN - Tổng thống Mỹ Joe Biden ngày 7/3 đã điện đàm với Tổng thống Pháp, Thủ tướng Đức và Thủ tướng Anh. Lãnh đạo các nước đã khẳng định ủng hộ gia tăng trừng phạt Nga.

Các nước phương Tây chịu tác động từ đòn trừng phạt Nga
Các nước phương Tây chịu tác động từ đòn trừng phạt Nga

VOV.VN - Trong đánh giá đầu tiên về tác động kinh tế của cuộc xung đột Ukraine, các chuyên gia dự báo kinh tế Nga suy giảm sâu 2 con số, trong khi Mỹ cũng sẽ tăng trưởng chậm hơn và châu Âu sẽ tiến gần tới suy thoái.

Các nước phương Tây chịu tác động từ đòn trừng phạt Nga

Các nước phương Tây chịu tác động từ đòn trừng phạt Nga

VOV.VN - Trong đánh giá đầu tiên về tác động kinh tế của cuộc xung đột Ukraine, các chuyên gia dự báo kinh tế Nga suy giảm sâu 2 con số, trong khi Mỹ cũng sẽ tăng trưởng chậm hơn và châu Âu sẽ tiến gần tới suy thoái.

Châu Âu cần làm gì để giảm phụ thuộc năng lượng Nga nếu chiến sự Ukraine tiếp diễn?
Châu Âu cần làm gì để giảm phụ thuộc năng lượng Nga nếu chiến sự Ukraine tiếp diễn?

VOV.VN - Châu Âu đang chật vật để giảm sự phụ thuộc vào năng lượng Nga và chấp nhận việc gián đoạn nguồn cung khí tự nhiên khi cuộc chiến ở Ukraine liên tục đẩy giá năng lượng lên những mức cao mới.

Châu Âu cần làm gì để giảm phụ thuộc năng lượng Nga nếu chiến sự Ukraine tiếp diễn?

Châu Âu cần làm gì để giảm phụ thuộc năng lượng Nga nếu chiến sự Ukraine tiếp diễn?

VOV.VN - Châu Âu đang chật vật để giảm sự phụ thuộc vào năng lượng Nga và chấp nhận việc gián đoạn nguồn cung khí tự nhiên khi cuộc chiến ở Ukraine liên tục đẩy giá năng lượng lên những mức cao mới.

Chiến dịch của Nga ở Ukraine phơi bày điểm yếu của thị trường năng lượng châu Âu
Chiến dịch của Nga ở Ukraine phơi bày điểm yếu của thị trường năng lượng châu Âu

VOV.VN - Châu Âu có đủ nguồn cung năng lượng để vượt qua mùa đông này nhưng chiến dịch quân sự của Nga vào Ukraine đã cho thấy những hạn chế cần khắc phục của thị trường năng lượng châu Âu, Ủy viên châu Âu phụ trách năng lượng, bà Kadri Simson nhận định.

Chiến dịch của Nga ở Ukraine phơi bày điểm yếu của thị trường năng lượng châu Âu

Chiến dịch của Nga ở Ukraine phơi bày điểm yếu của thị trường năng lượng châu Âu

VOV.VN - Châu Âu có đủ nguồn cung năng lượng để vượt qua mùa đông này nhưng chiến dịch quân sự của Nga vào Ukraine đã cho thấy những hạn chế cần khắc phục của thị trường năng lượng châu Âu, Ủy viên châu Âu phụ trách năng lượng, bà Kadri Simson nhận định.