Hành trình đi tìm sự thanh thản của những người con lính Mỹ

VOV.VN - Những người con của lính Mỹ đã đến Việt Nan mong tìm lại được sự nguôi ngoai trong tâm trí, xua tan đi thù hận khi nghĩ về cái chết của người thân.

Gần một nửa thế kỷ đã trôi qua nhưng Margot Carlson Delogne (51 tuổi) vẫn chưa thể nào nguôi ngoai được về cái chết của cha- một người lính Mỹ đã thiệt mạng tại chiến trường Việt Nam năm 1966.

Bà mắc chứng nghiện rượu, đeo một chiếc vòng tay cũ của người cha đã khuất, và từng căm hận sâu sắc đối với người Việt đã bắn hạ máy bay của ông. 

VOV.VN xin giới thiệu bài viết đăng trên New York Times kể về hành trình đi tìm sự thanh thản của những người con lính Mỹ. 

Những người con của lính Mỹ đã đến thăm trung tâm phục hồi chức năng dành cho các nạn nhân của chất độc màu da cam ở thành phố Hồ Chí Minh. (ảnh: New York Times).

Bà Delogne đang đứng trước một chiếc bàn dài, phía bên kia bàn là 6 người Việt Nam- những người cũng đã mất cha mẹ trong cuộc chiến tranh năm xưa. Đây đã là cuộc gặp mặt thứ 4 của bà trong 8 ngày qua, và những cảm xúc bất chợt ùa về.

“Chúng tôi tự hỏi rằng nếu chúng tôi gặp nhau liệu có khơi dậy vết thương cũ, hay bất cứ sự tức giận, buồn đau nào”, bà Delogne nói và bật khóc. “Chúng tôi đã rất buồn nhưng không ai cảm thấy tức giân”.

Chúng tôi có chung một nỗi đau

Cuộc gặp gỡ với những người Việt Nam vào cuối tháng trước là một phần của chuyến đi mang theo niềm hy vọng và mong cứu rỗi tinh thần đối với bà Carlson Delogne, người được sinh ra tại một căn cứ quân sự ở Texas và hiện đang sống ở thành phố Walpole, bang Massachusetts, Mỹ.

Bà đến Việt Nam cùng với 5 người Mỹ khác, những người cũng có cha đã chết hoặc mất tích trong chiến tranh. Nhiệm vụ của họ khi đến Việt Nam lần này là tìm ra nơi mà cha, ông họ đã ngã xuống, và nói chuyện với các cựu chiến binh hoặc con cái của những người lính Việt Nam đã khuất.

Giới chức Việt Nam cho hay, đây là cuộc gặp chính thức đầu tiên giữa con cháu của binh sỹ Mỹ và con cháu của binh sỹ Việt Nam trong cuộc chiến. Cuộc gặp diễn ra trong bối cảnh quan hệ Việt- Mỹ đang có nhiều bước khởi sắc. Đã 4 thập kỷ trôi qua kể từ cuộc chiến cướp đi 2,5 triệu sinh mạng; hai đất nước cựu thù năm nào giờ đã trở thành bạn bè thân thiết sau 20 năm bình thường hóa quan hệ.

Thời gian gần đây, Mỹ cũng đã nới lỏng lệnh cấm vận vũ khí sát thương đối với Việt Nam. Thương mại song phương hiện nay giữa 2 nước trị giá gần 30 tỷ USD, và Việt Nam là một thành viên của Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương của Mỹ.

Hàng loạt các tập đoàn lớn của Mỹ như McDonald và Starbucks đã đầu tư vào Việt Nam với hy vọng sẽ khai thác được thị trường về tầng lớp trung lưu mới nổi ở đất nước này.

Ông Bùi Văn Nghị, Tổng Thư ký Hội Việt- Mỹ (Vietnam-U.S.A. Society), người thay mặt đất nước đứng ra sắp xếp chuyến đi, cho biết, chuyến đi này đã thể hiện một bước tiến mới trong quan hệ Việt- Mỹ.

Ông Nghi nói: “Nếu chúng ta muốn mối quan hệ giữa 2 nước ngày càng phát triển, chúng ta cần có sự hiểu biết lẫn nhau nhiều hơn”.

Bốn cuộc gặp mặt vào tháng trước giữa 6 người Mỹ và hơn 20 người Việt Nam đã tạo điều kiện cho bức tường ngăn cách giữa 2 bên được dỡ bỏ.

Tại thành phố Hồ Chí Minh, bà Susan Mitchell-Mattera, 51 tuổi, một y tá đến từ Carson đã chơi một bản nhạc từ chiếc harmonica mà cha bà để lại- ông James C.Michell Jr- một binh sỹ đã thiệt mạng trong chiến tranh tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long năm 1970.

Câu chuyện trên gây ảnh hưởng sâu sắc đến chị Nguyen Thi Hong Diem, 47 tuổi, đến từ thành phố Hồ Chí Minh. Cha và mẹ của chị Diem đều là những người lính trong hàng ngũ Quân đội Nhân dân Việt Nam và cũng thiệt mạng tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.

Chị Diem chia sẻ: “Tôi cảm thấy như chúng tôi có chung một nỗi đau vậy”.

Ông Vu Ngoc Xiem, 66 tuổi, chăm chú nhìn vào những người Mỹ đối diện mình, gương mặt hơi cau lại, có vẻ như tức giận. Cuối cùng, ông đứng lên kể lại câu chuyện của cuộc đời mình một cách bình tĩnh. 

Ông Xiem cho biết, vào năm ông 14 tuổi, bom Mỹ đã cướp đi mạng sống của cha. Bốn năm sau đó, lính Mỹ thả bom vào trường học của ông, và giết chết 19 học sinh.

Nhiều lần trong cuộc đời ông Xiem chỉ muốn trả thù những người Mỹ. Thế nhưng, khi đối diện với con cái của “kẻ thù”, ông Xiem lại trở nên lúng túng.

“Các bạn cần phải hiểu. Việt Nam là đất nước yêu nhân loại và hòa bình”, ông Xiem nói.

Ông Xiem cho biết thêm, mong muốn trả thù của ông giờ đã phai nhạt. “Trả thù không thể giúp chúng ta”, “Tôi hoàn toàn tin tưởng rằng chúng ta có thể làm được điều gì đó có ích hơn thế cho đất nước và nhân dân của chúng ta”.

Chuyến đi tìm kiếm sự thanh thản

Bên cạnh việc gặp gỡ thân nhân của những người lính Việt Nam, đoàn con cái của những người lính Mỹ cũng đã đến thăm nơi cha ông họ đã ngã xuống hoặc mất tích.

Ông Ronald R. Reyes, 47 tuổi, một nhà tư vấn tài chính đến từ thung lũng Simi, California, đã tới một khu vực đồn trú trên ngon đồi ở Khe Sanh, nơi binh sỹ Ronald Reyes- cha của ông- đã thiệt mạng trong một cuộc bao vây năm 1968.

Ông Reyes lật giở từng trang album ảnh mà cha ông từng mang theo bên mình và nói: “Tôi đã trở lại và đất nước này đã rất chu đáo đối với tôi”.

Tại tỉnh Quảng Ngãi, ông Mike Burkett, 49 tuổi, một người bán hàng thực phẩm và nước giải khát ở Houston, đã đến thăm một dòng sông yên bình, nơi cha của ông, binh sỹ Curtis Earl Burkett bị chết đuối vào năm 1971.

Tại bờ sông, ông Burkett đã để lại một bức ảnh của cha chụp vào năm 1968 cùng với một vài điếu xì gà. Ông Burkett cho biết: “Điều tôi hối tiếc cho đến bây giờ là tôi chưa bao giờ hút một điếu xì gà nào cùng với cha tôi”.

Bà Carlson Delogne, hiện đang làm việc trong ngành chăm sóc sức khỏe cho biết, bà không rõ cha của bà, binh sỹ John W. Carlson đã qua đời ở đâu và khi nào. 

Bà Carlson Delogne bật khóc nức nở tại nơi cha của bà- một người lính Mỹ đã tử nạn năm xưa. (ảnh: New York Times).

Theo báo cáo, chiếc máy bay F-5C do binh sỹ Carlson lái bị rơi vào ngày 7/12/1966, tại vị trí cách thành phố Hồ Chí Minh khoảng 39 dặm. Chị gái của bà đã dành nhiều năm tìm kiếm cha nhưng không thành công.

Trước khi đến Việt Nam, Bộ Quốc phòng Mỹ cũng đã gửi cho bà Carlson Delogne một tập tài liệu xác định tọa độ máy bay rơi là ở gần làng Long Nguyen.

Bà Carlson Delogne, cùng với 2 người khác rời khách sạn, lên môt chiếc xe bus nhỏ và tìm đến địa chỉ trên. Sau khi đi được khoảng 30 dặm, người lái xe tắt máy, dừng lại ở một con đường sỏi hẹp, hai bên là hàng cây cao su.

Bà Carlson Delogne và ông Reyes bước ra khỏi xe và đi nhanh qua những hàng cây. Theo tọa độ có sẵn, phần mềm chỉ đường Google Earth dẫn họ đến trước một hố bom khổng lồ.

Vào giây phút tìm thấy nơi máy bay cha bị rơi, bà Carlson Delogne khụy xuống, và bật khóc nức nở trong vài phút. Ánh nắng lốm đốm đọng lại trên mặt bà, làn gió thổi xào xạc nhè nhẹ.

Tại nơi đây, bà Carlson Delogne đã có thể làm điều mà bà vẫn luôn mong mỏi bấy lâu nay, đó là nói chuyện với cha.

Cất giọng run run, bà nói: “Con không biết bây giờ thể xác của cha ở đâu, có thể ở đây, có thể ở nơi khác. Nhưng con luôn cảm thấy cha ở ngay cạnh con mỗi ngày, cả khi con tỉnh táo hay khi sợ hãi như lúc này đây”.

Bà tiếp tục: “Con có thể cảm nhận thấy vẻ đẹp ở nơi đây, và con người cũng vậy, con cũng đã thấy cả những hậu quả do bom đạn. Con không thể hiểu được tại sao một người tràn đầy tình yêu, tốt bụng, đẹp trai và tuyệt vời có thể tham gia cuộc chiến tranh vô nghĩa ở đất nước này”.

Cuối cùng, bà đào một lỗ nhỏ trên nền đất đen, và cẩn thận chôn chiếc vòng của cha xuống dưới- chiếc vòng đã ở cùng bà suốt hàng chục năm qua./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Cựu binh Mỹ nhận tấm huân chương sau 4 năm tranh cãi
Cựu binh Mỹ nhận tấm huân chương sau 4 năm tranh cãi

VOV.VN -Mặc dù đã giải ngũ vào năm 2011 nhưng Swenson bày tỏ mong muốn tiếp tục cống hiến cho quân đội Mỹ.

Cựu binh Mỹ nhận tấm huân chương sau 4 năm tranh cãi

Cựu binh Mỹ nhận tấm huân chương sau 4 năm tranh cãi

VOV.VN -Mặc dù đã giải ngũ vào năm 2011 nhưng Swenson bày tỏ mong muốn tiếp tục cống hiến cho quân đội Mỹ.

Trân Châu cảng: Ký ức lính Mỹ bất ngờ bị quân Nhật giội bom lên đầu
Trân Châu cảng: Ký ức lính Mỹ bất ngờ bị quân Nhật giội bom lên đầu

VOV.VN - Đúng 74 năm về trước, máy bay Nhật từ trên trời lao xuống trút bom vào các tàu hải quân của Mỹ ở Trân Châu cảng. Quân Mỹ đã hoàn toàn bị bất ngờ.

Trân Châu cảng: Ký ức lính Mỹ bất ngờ bị quân Nhật giội bom lên đầu

Trân Châu cảng: Ký ức lính Mỹ bất ngờ bị quân Nhật giội bom lên đầu

VOV.VN - Đúng 74 năm về trước, máy bay Nhật từ trên trời lao xuống trút bom vào các tàu hải quân của Mỹ ở Trân Châu cảng. Quân Mỹ đã hoàn toàn bị bất ngờ.

Huyền thoại về nữ Anh hùng tiêu diệt trên 100 lính Mỹ- Ngụy
Huyền thoại về nữ Anh hùng tiêu diệt trên 100 lính Mỹ- Ngụy

VOV.VN - Nữ Anh hùng Nguyễn Thị Ánh Thu như là huyền thoại, đã tiêu diệt trên 100 tên lính Mỹ- Ngụy làm khiếp vía quân thù.

Huyền thoại về nữ Anh hùng tiêu diệt trên 100 lính Mỹ- Ngụy

Huyền thoại về nữ Anh hùng tiêu diệt trên 100 lính Mỹ- Ngụy

VOV.VN - Nữ Anh hùng Nguyễn Thị Ánh Thu như là huyền thoại, đã tiêu diệt trên 100 tên lính Mỹ- Ngụy làm khiếp vía quân thù.

Khoảnh khắc Chiến tranh Việt Nam và nỗi ám ảnh đối với cựu binh Mỹ
Khoảnh khắc Chiến tranh Việt Nam và nỗi ám ảnh đối với cựu binh Mỹ

VOV.VN - Người cựu binh Mỹ từng trải qua những khoảnh khắc ám ảnh trong Chiến tranh Việt Nam không ngờ có dịp được gặp lại người bên kia chiến tuyến.

Khoảnh khắc Chiến tranh Việt Nam và nỗi ám ảnh đối với cựu binh Mỹ

Khoảnh khắc Chiến tranh Việt Nam và nỗi ám ảnh đối với cựu binh Mỹ

VOV.VN - Người cựu binh Mỹ từng trải qua những khoảnh khắc ám ảnh trong Chiến tranh Việt Nam không ngờ có dịp được gặp lại người bên kia chiến tuyến.

Cựu binh Mỹ: "Tôi tôn trọng người lính Việt Nam"
Cựu binh Mỹ: "Tôi tôn trọng người lính Việt Nam"

VOV.VN -"Chiến tranh, chết chóc, nhưng người lính, bên nào cũng vậy, cũng là con người, ai cũng có gia đình..." 

Cựu binh Mỹ: "Tôi tôn trọng người lính Việt Nam"

Cựu binh Mỹ: "Tôi tôn trọng người lính Việt Nam"

VOV.VN -"Chiến tranh, chết chóc, nhưng người lính, bên nào cũng vậy, cũng là con người, ai cũng có gia đình..." 

Cựu binh Mỹ đến Việt Nam mong chuộc lại lỗi lầm và tìm một mái ấm
Cựu binh Mỹ đến Việt Nam mong chuộc lại lỗi lầm và tìm một mái ấm

VOV.VN- Dù dằn vặt rất nhiều trước khi quay lại Việt Nam, nhiều cựu binh Mỹ đã ngỡ ngàng vì được chào đón một cách chân thành và quyết định ở lại đây.

Cựu binh Mỹ đến Việt Nam mong chuộc lại lỗi lầm và tìm một mái ấm

Cựu binh Mỹ đến Việt Nam mong chuộc lại lỗi lầm và tìm một mái ấm

VOV.VN- Dù dằn vặt rất nhiều trước khi quay lại Việt Nam, nhiều cựu binh Mỹ đã ngỡ ngàng vì được chào đón một cách chân thành và quyết định ở lại đây.