Thế giới 7 ngày: Quốc tế bất ngờ với chiến thắng của ông Donald Trump
VOV.VN - Dư luận thế giới trong tuần qua chú ý nhiều vào cuộc bầu cử gay cấn tại siêu cường Mỹ, với thắng lợi thuộc về tỷ phú Donald Trump.
1. Những phút cuối trước ngày bầu cử Mỹ 2016, hai ứng viên Donald Trump và Hillary Clinton vẫn miệt mài tranh cử. Theo thăm dò lúc đó, bà Hillary vẫn vượt trước ông Trump.
Thế nhưng trái với dự đoán của nhiều người và nhiều hãng truyền thông, ông Trump đã giành thắng lợi trong cuộc bầu cử này, khiến nước mắt lăn dài trên gương mặt nhiều người ủng hộ bà Clinton.
Ông Donald Trump đắc cử Tổng thống Mỹ
Chùm ảnh: Phụ nữ Mỹ ủng hộ hết mình cho ông Donald Trump
Bầu cử Tổng thống Mỹ 2016: Hạ viện rơi vào tay đảng Cộng hòa
>> Xem thêm: Bà Hillary chính thức thừa nhận thất bại và chúc mừng đối thủ
Tuần hành ở Mỹ phản đối và ủng hộ Tổng thống đắc cử Donald Trump
>> Xem thêm: 3 ưu tiên hàng đầu của Tổng thống mới đắc cử Donald Trump
Ông Donald Trump sẽ làm gì trong 100 ngày đầu khi đắc cử Tổng thống?
Ông Donald Trump xem xét các vị trí chủ chốt trong chính quyền mới
2. Nhiều nước trên thế giới đã có phản ứng đầu tiên sau khi nước Mỹ tìm được vị Tổng thống thứ 45. Trong khi Thái Lan cân nhắc thay đổi chính sách quan hệ với Mỹ thì Philippines tuyên bố sẽ tiếp tục tổ chức tập trận với Mỹ. Còn báo chí châu Âu khẳng định chiến thắng của Donald Trump gây chấn động thế giới.
>> Xem thêm: Tổng thống Nga Putin và đại diện Trung Quốc chúc mừng ông Trump đắc cử
Trung Quốc hy vọng phát triển quan hệ với Mỹ sau bầu cử Tổng thống
Mexico tuyên bố không trả tiền xây bức tường biên giới với Mỹ
3. Chính trường Hàn Quốc tuần qua căng thẳng với việc nước này bắt giữ hai cựu phụ tá của Tổng thống Park Geun hye. Hàn Quốc đã phải huy động 20.000 cảnh sát trước biểu tình phản đối Tổng thống nước này.
Hàng vạn người Hàn Quốc biểu tình phản đối Tổng thống Park Geun-hye
Hình ảnh biển người Hàn Quốc xuống đường phản đối Tổng thống
Tổng thống Hàn Quốc rút lại quyết định bổ nhiệm Thủ tướng mới
4. Cuộc biểu tình do những người Hồi giáo theo đường lối cứng rắn ở Indonesia tiến hành tại thủ đô Jakarta hôm 4/11 đã biến thành bạo lực khiến hàng chục người biểu tình và cảnh sát đã bị thương.
Ít nhất 3 xe cảnh sát đã bị người biểu tình đốt cháy. Không ít người biểu tình từ chối rời đi đã bày tỏ sự thất vọng về kết quả cuộc họp giữa đại diện của người biểu tình và phó Tổng thống Jusuf Kalla về việc nhà chức trách sẽ nhanh chóng tiến hành quy trình tư pháp minh bạch đối với Thị trưởng thành phố Jakarta Basuki Tjahaja Purnama sau những bình luận được xem là báng bổ của ông này về kinh Koran.
Chùm ảnh Jakarta chìm trong hỗn loạn vì Thị trưởng báng bổ đạo Hồi
Video biểu tình bùng phát thành bạo lực ở Jakarta, Indonesia
5. Các lực lượng Chính phủ Iraq hôm 5/11 đã giành quyền kiểm soát thị trấn Hamam al-Ali, cách thành phố Mosul, miền bắc Iraq 25km về phía nam.
Tướng Abdel Amir Rashid, chỉ huy lực lượng đặc nhiệm Iraq cho biết, quân đội Iraq đã đánh đuổi các tay súng thuộc tổ thức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng ra khỏi thị trấn Hamam al-Alil và cắm cờ Iraq trên tòa nhà của chính quyền địa phương.
Bên trong thành phố Mosul, quân đội Iraq tiếp tục tiến về phía đông, tiếp cận với các khu vực Al Zahra, Al Qadesiya, Al Bakr và Al Tahrir.
Chiến dịch giải phóng Mosul chậm bước tiến để bảo vệ dân thường
IS trữ vũ khí hóa học, cố thủ ở Mosul
6. Truyền thông Anh ngày 7/11 cho biết, Chính phủ Anh đang chuẩn bị các quy chế pháp lý nhằm chuẩn bị cho tiến trình rời Liên minh châu Âu (Brexit).
Theo đó, Chính phủ Anh sẽ đưa ra một dự luật để trình lên Quốc hội Anh để làm sao cả hai viện Quốc hội đều sẽ thông qua dự luật này tạo đà cho Chính phủ Anh có thể khởi động đàm phán ra khỏi Liên minh châu Âu.
Theo Bộ trưởng phụ trách các vấn đề Brexit của Vương quốc Anh David Davis, kế hoạch rời Liên minh châu Âu (EU) của nước này (Brexit) sẽ bao gồm quá trình bỏ phiếu ở quốc hội về một đạo luật nhằm chuyển đổi luật của Liên minh châu Âu thành luật của Anh.
Thủ tướng Anh khẳng định tiếp tục Brexit bất chấp phán quyết của tòa
Công đảng Anh cảnh báo ngăn chặn Brexit
7. Thổ Nhĩ Kỳ đang có nguy cơ rơi vào khủng hoảng đối ngoại khi gây ra sự rạn nứt với hàng loạt đối tác quan trọng vì vấn đề nội bộ.
Bộ Ngoại giao Mỹ hôm 4/11 bày tỏ quan ngại sâu sắc trước việc chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ bắt các lãnh đạo của đảng đối lập chính thân cộng đồng người Kurd tại nước này Trước đó, Liên minh châu Âu (EU) và Liên Hợp Quốc cũng đồng loạt lên tiếng phản đối cuộc “thanh trừng” chính trị nội bộ đang diễn ra ở Thổ Nhĩ Kỳ.
Thổ Nhĩ Kỳ cảnh báo “mở cửa” để người tị nạn tràn vào châu Âu
Thổ Nhĩ Kỳ đóng cửa 370 tổ chức phi chính phủ liên quan tới khủng bố
8. Ngày 7/11 vừa qua tròn 99 năm ngày Cách mạng Tháng Mười Nga thành công. Những giá trị lịch sử của cuộc Cách mạng Tháng Mười vĩ đại vẫn được những người cộng sản Nga và cả người dân Nga hôm nay ghi nhớ, ôn lại bằng nhiều hoạt động ý nghĩa.
Các hoạt động kỷ niệm năm nay được những người Cộng sản Nga tổ chức rất rầm rộ, như một cuộc tập dượt lớn cho Lễ kỷ niệm tròn 100 năm sẽ diễn ra vào ngày này năm sau.
Lenin làm ngỡ ngàng nhà báo Guardian của Anh
Hình ảnh diễu hành kỷ niệm 75 năm cuộc duyệt binh lịch sử năm 1941